Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1 - Năm học 2005-2006

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1 - Năm học 2005-2006

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Sau khi học xong, học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức:

ã Nêu được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng.

ã Vẽ được sơ đồ cấu tạo của nền văn học Việt Nam

ã Nêu được sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và lịch sử xã hội.

2. Về kỹ năng:

ã Hiểu được các thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam và đặc điểm của mỗi thời kỳ

ã Hiểu được những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam.

3. Về thái độ:

ã Bồi dưỡng nhân cách đạo đức, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ cho học sinh.

ã Giáo dục cho học sinh biết trân trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có những thành tựu mà văn học đã đạt được.

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. ỔN ĐỊNH LỚP : Thời gian 3 phút

ã Kiểm tra sĩ số (gọi lớp trưởng hoặc lớp phó)

ã Nội dung nhắc nhở: Đây là buổi học đầu tiên của năm học, cũng là buổi học đầu tiên của môn Ngữ Văn lớp 10. Trong không khí ngày khai trường, học sinh cần phải có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ đầu để đạt được kết quả thật tốt.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III . GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian 80 phút (bài hai tiết)

Đồ dùng dạy học:

Nội dung phương pháp:

MỞ BÀI: 2 phút

Nước ta có một nền văn học phát triển khá sớm. Trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử, đặc biệt là nạn ngoại xâm, nền văn học Việt Nam vẫn giữ được những bản sắc riêng và ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó.

Từ thuở lập nước cho đến nay, nước ta luôn bao gồm nhiều dân tộc anh em chung sống thuận hoà, gắn bó với nhau như ruột thịt. Và dĩ nhiên, dân tộc nào cũng có văn học riêng của dân tộc ấy, hoặc thành văn hoặc chưa thành văn, tất cả góp chung lại tạo nên một nền văn học Việt nam phong phú như hiện nay.

Một số dân tộc thiểu số đã có văn học viết, nhất là giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, nhưng thành tựu đáng kể nhất của văn học các dân tộc thiểu số vẫn là những sáng tác dân gian. Về văn học viết, đóng góp của người Việt dồi dào và tiêu biểu hơn cả. Vì thế, trừ văn học dân gian, lịch sử văn học lấy sáng tác của người Việt làm bộ phận chủ đạo.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 1 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện Từ Liêm
Giáo án lý thuyết
Tuần I
Giáo án số: 1 (Văn học)	 Số tiết: 2 Tổng số tiết đã giảng: 0
	Thực hiện ngày.tháng 8 năm 2005
Tên bài học:
BàI mở đầu 
“nhìn chung về văn học việt nam qua các thời kỳ lịch sử”
Mục tiêu học tập:
Sau khi học xong, học sinh cần đạt được:
Về kiến thức: 
Nêu được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng. 
Vẽ được sơ đồ cấu tạo của nền văn học Việt Nam
Nêu được sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và lịch sử xã hội.
Về kỹ năng:
Hiểu được các thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam và đặc điểm của mỗi thời kỳ
Hiểu được những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam. 
Về thái độ:
Bồi dưỡng nhân cách đạo đức, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ cho học sinh.
Giáo dục cho học sinh biết trân trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có những thành tựu mà văn học đã đạt được. 
Tiến trình lên lớp:
ổn định lớp : Thời gian 3 phút
Kiểm tra sĩ số (gọi lớp trưởng hoặc lớp phó)
Nội dung nhắc nhở: Đây là buổi học đầu tiên của năm học, cũng là buổi học đầu tiên của môn Ngữ Văn lớp 10. Trong không khí ngày khai trường, học sinh cần phải có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ đầu để đạt được kết quả thật tốt.
II. Kiểm tra bài cũ: 
. Giảng bài mới: Thời gian 80 phút (bài hai tiết)
Đồ dùng dạy học:
Nội dung phương pháp:
Mở bài: 2 phút
Nước ta có một nền văn học phát triển khá sớm. Trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử, đặc biệt là nạn ngoại xâm, nền văn học Việt Nam vẫn giữ được những bản sắc riêng và ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó.
Từ thuở lập nước cho đến nay, nước ta luôn bao gồm nhiều dân tộc anh em chung sống thuận hoà, gắn bó với nhau như ruột thịt. Và dĩ nhiên, dân tộc nào cũng có văn học riêng của dân tộc ấy, hoặc thành văn hoặc chưa thành văn, tất cả góp chung lại tạo nên một nền văn học Việt nam phong phú như hiện nay. 
Một số dân tộc thiểu số đã có văn học viết, nhất là giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, nhưng thành tựu đáng kể nhất của văn học các dân tộc thiểu số vẫn là những sáng tác dân gian. Về văn học viết, đóng góp của người Việt dồi dào và tiêu biểu hơn cả. Vì thế, trừ văn học dân gian, lịch sử văn học lấy sáng tác của người Việt làm bộ phận chủ đạo.
Tt
HĐ
Nội dung giảng dạy
Thời gian
(phút)
1
2
3
1.
I. Các thành phần cấu tạo của văn học việt nam:
Văn học dân gian
Văn học viết
Sự tác động qua lại giữa hai thể loại
20
7
7
6
2.
II. Các thời kỳ phát triển của văn học việt nam:
Thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám1945
Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
30
10
10
10
3.
III. Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học việt nam:
Phản ánh lòng yêu nước và tự hào dân tộc
Tiếng cười nhiều cung bậc
Phong phú về thể loại
Có chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông – Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt.
30
10
5
7
8
Trước hết cần phải phân biệt đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và lịch sử xã hội:
LSVH: nghiên cứu sự ra đời và phát triển của văn học dân tộc thông qua các tác phẩm văn học. Đôi khi các tác phẩm văn học tái hiện lại sự thật cuộc sống theo mốc lịch sử nhưng có hư cấu.
LSXH: nghiên cứu sự ra đời và phát triển, những bước thăng trầm, những sự kiện lịch sử có thật của một quốc gia, dân tộc.
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động của trò
HĐ 1
I. Các thành phần cấu tạo của văn học việt nam:
1. GV hỏi: Nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử được cấu thành bởi những bộ phận nào? 
Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào, có những đặc trưng gì?
(VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Nó phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân).
Văn học viết ra đời vào thời gian nào? Tính đến đầu thế kỷ 20 nó bao gồm những thành phần nào?
4. Quan hệ giữa các bộ phần trên ra sao?
5. Vẽ sơ đồ các bộ phận cấu thành VHVN?
Hs làm việc độc lập, trả lời câu hỏi (đứng tại chỗ). Lớp nhận xét.
Yêu cầu: 
- Văn học dân gian và văn học viết.
HS trả lời tại chỗ. 
Yêu cầu: 
-12 thể loại gồm: sử thi, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ dân gian, truyện cười, truyện ngụ ngôn, câu đố, tục ngữ, ca dao- dân ca, vè- tuồng, chèo dân gian.
- Có 3 đặc trưng cơ bản: tính truyền miệng, tính dị bản và tính tập thể (không xác định được tác giả).
HS trả lời tại chỗ: 
- Từ thế kỷ thứ 10 
- Bao gồm: Văn học chữ Hán xuất hiện từ thế kỷ 10, bao gồm 3 thể loại chính: Văn xuôi, biền ngẫu, thơ; Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ 13, thường chỉ có thơ và truyện thơ. Hai loại trên cùng tồn tại song song và có quan hệ mật thiết với nhau, đầu thế kỷ 20 xuất hiện VH sáng tác bằng chữ quốc ngữ (thơ (Mối tình già, Con ve sầu..) của Phan Khôi, truyện ngắn của Hồ Biểu Chánh (Cha con nghĩa nặng, Sống chết mặc bay), tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm).với ba thể loại chính (tự sự, trữ tình và kịch).
- Việc thay thế Vh Hán Nôm bằng CQN là một hiện tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử VHVN, nó là điều kiện quan trọng để dân chủ hoá VH.
HS trả lời:
VHDG là ngọn nguồn của VH dân tộc, là nơi hút nhuỵ của VH viết. Sau khi VH viết ra đời, VHDG được lưu giữ bằng văn bản (Truyện tiếu lâm Việt nam, các tác phẩm học ở cấp II). Nhiều tác phẩm VH viết có ảnh hưởng từ VHDG như Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo. [thậm chí có trường hợp trở thành nguồn tư liệu để một số tác giả sau này phỏng tác theo (Cáo và cò)]Nhưng cũng có nhiểu tác phẩm VHDG chịu ảnh hưởng từ văn học viết, đặc biệt là của Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
VHDG
Hán
VH viết
Nôm
Q.ngữ
Văn học Việt Nam
HĐ 2
II. Các thời kỳ phát triển của VHVN: Đây là quá trình diễn biến từ khi có VH viết, trước đó chỉ có VHDG.
1. Thời kỳ từ thế kỷ 10 đến hết 19 (tạm gọi là văn học trung đại): VH được sáng tác bằng chữ Hán và Nôm. Bên cạnh đó, văn học dân gian vẫn tồn tại song song. 
Văn học Hán và Nôm có lúc hoà hợp (X- XV), có lúc phân hoá (XVI – XIX) dựa trên chặng đường suy thịnh của chế độ phong kiến. 
Gv giải thích:
- Chữ Hán
- Chữ Nôm
Chú ý: càng về các giai đoạn sau thì văn học chữ Nôm càng được đề cao hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn.
- Cảm hứng chủ đạo của VH thời kỳ này là gì?
- Lực lượng sáng tác chủ đạo?
- Tư tưởng chủ đạo trong sáng tác thời kỳ này?
- Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Vh thời kỳ này?
2. Thời kỳ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:
- Đây là thời kỳ chứng kiến sự đổi thay lớn lao về mặt xã hội và ý thức trên đất nước ta. Chứng minh?
- Sự phát triển của Vh thể hiện qua những mặt nào?
Tóm lại: VH thời kỳ này phát triển phức tạp nhưng có nhiều thành tựu lớn lao.
3. Sau CMT8 đến nay:
- Tình hình XHVN?
- Tình hình văn học thời kỳ này?
Chú ý: VH thời kỳ này có thể chia làm 4 giai đoạn:
- 1945- 1946
- 1946 – 1954
- 1955- 1964
- 1965- 1975
Tóm lại: Văn học thời kỳ này phát triển mạnh và có ý nghĩa giáo dục cao. Nó gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Học sinh nghe và ghi chép
- Chữ Hán: được triều đình phong kiến dùng làm văn tự chính thức của nhà nước từ thế kỷ 10. Đây là chữ khó học, ít người biết nên khi văn học được sáng tác bằng chữ Hán không phổ biến được trong nhân dân. Văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tam giáo đồng nguyên là Phật, Lão, Nho.
Một số tác phẩm tiêu biểu như: Thánh Tông di thảo, Thượng kinh ký sự, Vũ trung tuỳ bút, Thơ Nguyễn Trãi
- Chữ Nôm: vay mượn từ yếu tố Hán, sự ra đời của nó minh chứng cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập.
Thời kỳ này, văn học chữ Nôm đã góp phần làm cho các thể thơ dân tộc phong phú hơn: 6/8, 7/7/6/8, ngâm khúc.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Sơ kính tân trang, Truyện Kiều, Tống Trân Cúc Hoa, Thơ HXH, .
HS trả lời tại chỗ:
Lòng yêu nước
Tinh thần nhân bản
Văn học viết là Vh của trí thức sáng tạo nên, nó bao gồm: nhà sư, vua quan, tướng lĩnh và nhiều nhất là nho sĩ- những người được giáo dục theo Tứ thư, ngũ kinh và chế độ khoa cử của triều đình phong kiến.
Đó là:
Văn dĩ tải đạo
Thi dĩ ngôn chí
Trung quân ái quốc.
Đó là: nửa sau Tk 18 và nửa đầu 19
HS trả lời:
- Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta lần 1 theo phương thức TBCN. Nước ta từ một nước phong kiến trở thành nước thực dân nửa phong kiến.
- Cơ cấu KT, VH, XH ở nước ta có nhiều thay đổi.
- Nhiều tầng lớp xã hội mới ra đời với những nhu cầu mới về văn nghệ, đặc biệt là tầng lớp trí thức Tây học.
- Nghề in theo kỹ thuật hiện đại được du nhập và các nhà xuất bản ra đời.
- Hoạt động báo chí ngày càng sôi nổi
- Chữ quốc ngữ, thứ chữ dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt được phổ cập rộng rãi. 
HS trả lời:
- Văn học cũng phát triển mạnh mẽ, có sự cách tân về thể loại, nội dung và hình thức nghệ thuật, tuy nó chưa hẳn đoạn tuyệt với quá khứ nhưng đã khác (bình cũ, rượu mới).
- Thời kỳ này xuất hiện nhiểu cuộc tranh luận sôi nổi như: Thơ mới>< thơ cũ, Truyện Kiều.
- Nhiều trường phái mới xuất hiện: lãng mạn (TLVĐ), hiện thực phê phán (tiếp tục phát triển rực rỡ), văn học cách mạng .
- VH đã được coi là một nghề (Tản Đà)...có nhà in, NXB hẳn hoi.
- VH chịu ảnh hưởng nhiều của VH châu Âu
- Nhiều thể loại mới ra đời: truyện, thơ mới, truyện ký, ký..
- Trải qua công cuộc cải cách ruộng đất
- Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, đất nước bị chia cắt làm hai miền sau 1954
- Sau 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất
- Từ 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường.
- VH phát triển dựa trên sự lãnh đạo của Đảng
- Nền VH trở nên thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về phía nhân dân lao động bởi họ vừa là công chúng, lại là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác.
- Văn nghệ đặt nhiệm vụ phục vụ chiến đấu lên hàng đầu: ca ngợi hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, ca ngợi lòng yêu nước và tình quân dân
- VH trong vùng tạm chiếm cũng phát triển
- Từ sau 1975, Vh phát triển cực kỳ mạnh mẽ và đa dạng với nhiều tác giả tiêu biểu nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công chúng như: tính dân chủ cao, tính nhân bản, tính nghệ thuật
HS ghi chép
HĐ 3
III. Mấy nét đặc sắc truyền thống của VHVN:
Phản ánh lòng yêu nước và tự hào dân tộc ở những khía cạnh nào?
KL: Tất cả tạo nên dòng văn học yêu nước phong phú và có giá trị nhân văn sâu sắc; kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước trong VHVN.
Tiếng cười nhiều cung bậc
Phong phú về thể loại
Có chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông – Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt.
HS trả lời:
- Tình yêu quê hương
- Niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc.
- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Tinh thần xả thân vì đất nước của nhân dân ta.
- Tiếng cười mỉa mai chế giễu
- Tiếng cười chua xót đắng cay 
- 12 loại của VHDG, văn học viết cũng phong phú: thơ thì có thơ mới, thơ cách mạng, thơ kháng chiếnVăn xuôi có: truyện ngắn, truyện vừa, tuỳ bút, bút ký, ký, truyện ký, tiểu thuyết, kịch..
- ảnh hưởng Trung Hoa ( X- đầu XX)
- ảnh hưởng Châu Âu ( đầu XX)
- trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược nhưng văn học vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú hơn.
- đang ngày càng đổi mới để vươn lên.
. tổng kết bài: 3 phút
- VHVN đã có 1 lịch sử phát triển lâu dài với nhiều giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật.
- VHVN góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ cho nhân dân.
. Câu hỏi và bài tập: 2 phút
Vẽ sơ đồ cấu tạo của nền văn học Việt nam qua các thời kỳ lịch sử.
Soạn bài mới: Đại cương về văn học dân gian (SGK tr 13).
. Tự đánh giá của giáo viên về: Chất lượng, nội dung, phương pháp, thời gian thực hiện bài giảng: ..
Thông qua tổ bộ môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Van 10 Tuan 1.doc