Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cả năm mới nhất

Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cả năm mới nhất

2 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

Ngày dạy: / 8 / 2010

I. Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết.

- Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Đọc diền cảm, rèn kĩ năng kể chuyện.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học.

3. Thái độ:

 Biết xây dựng cho mình lòng yêu quý những con người lao động chân chính, tự hào về văn hóa dân tộc.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Bức tranh trong SGK phóng to, tranh ảnh, phim tư liệu nói về lễ hội bánh trưng, bánh giầy.

- Trò; Soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định: KT sĩ số lớp.

2. KTBC:

 Kể lại truyện con Rồng, cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?

3. Giới thiệu bài:

 Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy là một tục lệ lâu đời của dân tộc VN mỗi khi tết đến xuân về hoặc khi giỗ tổ Hùng Vương. Hai thứ bánh đó có nguồn gốc NTN? Bài học này sẽ cho chúng ta thấy điều đó.

4. Nội dung bài dạy:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.

GV: Đọc chậm rãi, tình cảm.

H? Gọi 2 HS đọc? Nhận xét cách đọc?

H? Truyền gồm những sự việc chính nào?

H Dựa vào các sự việc trên hãy kể lại truyện?

H? Dựa vào chú thích SGK,giải thích các từ: tượng, hậu, tổ tiên, sơn hào hải vị?

H? Bánh chưng, bánh giầy trình bày sự việc gì?

H? Nhân vật LL gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời kì Hùng Vương dựng nước?

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.

H? Đọc từ đầu => có Tiên vương chứng giám.

H? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ý định chọn người nối ngôi NTN?

H? Qua cách chọn người nối ngôi giúp em hiểu điều gì về vị vua này?

GV: Vua Hùng đưa ra hình thức để chọn người nối ngôi . thời gian trôi đi, ngày lễ Tiên vương sắp đến. Ai sẽ là người làm vừa ý vua? Chúng ta theo dõi phần tiếp theo của truyện.

H? Đọc: Các lang => lễ Tiên vương? Đoạn truyện kể về sự việc gì?

H? Trong đoạn truyện trên, chi tiết nào em thường gặp trong các truyện cổ DG?

H? Hãy kể một vài chi tiết" Thi tài " trong các truyện DG khác?

GV: Đây là chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. Trong các truyện dân gian khác ta cũng thấy sự có mặt của các chi tiết trên.

H? Các chi tiết thi tài này có giá trị NTN với truyện DG?

H? Việc các lang đua nhau làm cỗ thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì?

H? Lang liêu khác với các lang khác ở điểm nào? Vì sao Lang Liêu buồn nhất?

H? Trong lúc ấy điều kì lạ nào đến với Lang Liêu?

H? Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần mách bảo?

H? Tại sao thần chỉ mách bảo, gợi ý mà không làm giúp Lang liêu?

H? Lang liêu có hiểu ý thần không? Chàng đã sáng tạo lễ vật của mình NTN?

H? Vì sao hai thứ bánh của LL được chọn để tế trời đất, Tiên vương? Tại sao LL được chọn nối ngôi vua?

H? Truyền thuyết " bánh chưng, bánh giầy " có ý nghĩa gì?

H? Đọc ghi nhớ?

Hoạt động 3: Luyện tập.

H? TRong truyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

H? Nêu ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết nguyên đán của nhân dân ta.

- Đọc và nhận xét cách đọc của bạn.

- Sự việc:

+ Nhân lúc về già vua Hùng có ý định chọn người nối ngôi.

+ Cac Lang cố ý làm vừa lòng vua cha bằng những mâm cỗ hậu hĩnh.

+ Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng gạo làm 2 loại bánh làm lễ Tiên vương.

+ Vua Hùng chọn bánh của LL để lễ Tiên vương và truyền ngôI báu cho chàng.

+ từ đời vua Hùng thứ , nước ta có tập tục làm bánh chưng, bánh giầy.

- Sự tích bánh chưng, bánh giầy.

- Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.

- Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước có thể tập trung vào công cuộc chăm lo cho dân được no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi cho con.

- Thi tài: Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ . về lễ Tiên vương.

- Truyện Tấm Cám: thi bắt tép.

- Truyện em bé thông minh: thi giải các câu đố.

- Tạo ra tình huống truyện để các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng. Góp phần tạo ra sự hồi hộp, hứng thú cho người nghe.

- Được thần mách bảo trong mơ.

- Chàng là người thiệt thòi nhất, là người chăm chỉ công việc đồng áng, hiểu được giá trị hạt gạo, của cải do mình làm ra.

- Thần dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu. Chàng phải suy nghĩ, hành động theo cách riêng của mình nhờ thế mới có thể bộc lộ chí tuệ, tài năng và được vua trao quyền kế vị là xứng đáng.

- Bánh của LL là thứ lạ nhất làm bằng nguyên liệu quen thuộc, bình thường do tự con người làm ra => Có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do chính con người làm ra.

- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài. Đó là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở VN – cái nôi của nghề trồng lúa nước ở Đông Nam Á.

- Dựa vào ghi nhớ.

- Đọc. I. Đọc – Chú thích:

1. Đọc – kể.

2. Chú thích:

- Tượng:

- Hậu:

- Tổ tiên:

- Sơn hào hải vị:

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Hùng Vương chọn người nối ngôi.

- Người nối ngôi: vừa được ý vua trong lễ tiên vương; người nối ngôi phải nối chí vua => là ông vua tài chí, sáng suốt công minh, luôn cảnh giác thù trong giặc ngoài. Ngầm nhắc nhở 20 ông lang về truyền thống dựng nước và giữ nước.

2. Cuộc đua tài giành ngôi báu.

* Các lang: không hiểu ý vua cha, dường như chỉ suy nghĩ theo kiểu thông thường.

* Lang Liêu:

- Chăm chỉ công việc đồng áng.

- Được thần mách bảo.

- Có tài năng sáng tạo.

- Là người hội tụ đủ các ĐK của một ông vua tương lai cả tài và đức.

= > Được chọn nối ngôi vua.

* Ghi nhớ: SGK.

III. Luyện tập:

- Bài tập 1, 2 SGK.

- Đóng vai nhân vật LL kể lại truyện: bánh chưng, bánh giầy?

 

doc 438 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cả năm mới nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 1
Con Rồng cháu Tiên
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
- Hiểu sơ bộ ĐN về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của cỏc chi tiết kỡ ảo.
2. Kĩ năng : Đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện.
3. Thái độ : Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc VN, có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong SGK, bản đồ VN, tên nước VN, câu nói của Bác Hồ tại đền Hùng.
- HS: Soạn bài, tóm tắt truyện.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định : TG: 1p
2. KTBC: TG: 3p
KT sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :Tạo tâm thế
 TG : 1P
PP : Thuyết trình
Đã bao giờ các em đọc câu hỏi: Dân tộc ta có nguồn gốc từ đâu chưa? Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có một cách lí giải riêng về nguồn gốc của mình qua các thần thoại. Truyện truyền thuyết con Rồng cháu Tiên lí giải nguồn gốc của dân tộc ta
Hoạt động 2 : Tri giác
TG : 5P
PP : Vấn đáp, thuyết trình...
Đọc và chú thích.
GV hướng dãn cách đọc: đọc rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng ở những chi tiết kì ảo, hoang đường.
T. Đọc bài – Nhận xét cách đọc của bạn.
T. Truyện gồm những sự việc chính nào?
T. Từ các sự kiện cơ bản đó hãy kể lại truyện?
T. Truyền thuyết là gì ? Tại sao văn bản con Rồng cháu Tiên được gọi là truyền thuyết?
T. Giải thích nghĩa các từ: Tinh, đô, Phong Châu, Thành ngữ “ Con Rồng, cháu Tiên”?
GV: Đây là truyền thuyết về thời vua Hùng, thời đại mở đầu lịch sử VN gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời vua Hùng. Đây là những thần thoại đã được lịch sử hóa.
Hoạt động 3: Phân tích
T. Truyền gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?
T. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu NTN? 
T. Theo em những chi tiết trên có thật không? Tại sao?
T. Nhận xét gì về hai nhân vật này?
T. Việc kết duyên của LLQ với Âu Cơ, chuyện Âu Cơ sinh nở có gì đặc biệt?
GV: LLQ tượng trưng cho nước, Âu Cơ tượng trưng cho đất. Cả hai thần tượng trưng cho đất nước, núi sông. Cha kì diệu, mẹ thiêng liêng tạo nên tổ quốc VN.
T. ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trên?
GV liên hệ với từ “ Đồng bào” trong câu nói của Bác Hồ.
T. Quan sát bức tranh SGK? Bức tranh minh họa cho cảnh gì?
T. Đọc lời của LLQ?
T. LLQ - Âu Cơ chia con như thế nào? Nhằm mục đích gì? Có ý nghĩa gì?
T. Bằng sự hiểu biết của em về LS chống giặc ngoại xâm và công cuộc dựng xây đất nước của dân tộc em thấy lời căn dặn của LLQ sau này có được con cháu thực hiện không?
T. Đọc phần cuối của truyện? Truyện kết thúc bằng tình tiết nào? Tình tiết đó cho ta biết điều gì về xã hội, phong tục tập quán của người Việt cổ?
T. Chi tiết người con trưởng ở lại làm Vua nhằm giải thích điều gì?
T. Theo em cốt lõi LS trong truyện là gì?
T. Cho biết ý nghĩa của truyện?
Hoạt động4 : Khái quát, tổng hợp
TG : 5P
PP : vấn đáp
T. Đọc phần ghi nhớ SGK?
Hoạt động5 : Luyện tập.
H ? Kể lại truyện ?
H? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở VN cũng giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện con Rồng cháu Tiên ?
- Đọc văn bản - Nhận xét cách đọc:
- Truyện gồm những sự việc:
+ Giới thiệu LLQ và Âu Cơ, sự gặp gỡ kì lạ của họ.
+ LLQ và Âu Cơ nên vợ nên chồng.
+ Sự sinh nở kĩ lạ của Âu Cơ: Bọc trăm trứng.
+ Cuộc chia tay giữa LLQ và Âu Cơ.
+ Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và triều đại vua Hùng.
- Kể văn bản.
- Truyền thuyết là truyện cổ dân gian có những yếu tố hoang đường, có liên quan đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Văn bản con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết dân gian về cội nguồn của dân tộc VN, chứa đựng nhiều chi tiết kì ảo như: Lạc Long Quân nòi Rồng có nhiều phép lạ diệt trừ yêu quái. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con mạnh khỏe.
-Tinh: nghĩa là quỷ thần.
- Đô: Chỗ ở của những người đứng đầu nhà nước, chính phủ, trung ương, còn gọ là thủ đô.
- Thành ngữ “ Con Rồng cháu Tiên”: 
* Lạc Long Quân:
- Con trai thần Long Nữ, mình rồng, sức khỏe vô địch.
Thần có tài năng phi thường: Diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, khai phá vùng rừng , biển, đồng bằng.
*Âu Cơ:
- Thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
- Đó là những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, thần tiên hóa giống nòi nguồn gốc dân tộc. 
- Bọc trăm trứng biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng của người Việt.
- Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các NV, sự kiện.
- Thần kì hóa, thể hiện tình yêu, sự tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Tăng sức hấp dẫn cho truyện.
- Cảnh chia con.
- Đọc.
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi để cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn.
- Việc thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử.
- Sự kết hợp giữa bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt, nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật..
- Quả trứng to nở ra con người ( Mường )
- Quả bầu mẹ ( Khơ - mú ).
I. Đọc và chú thích:
1. Đọc – kể:
2. Chú thích:
- Truyền thuyết:
-Từ khó:
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nguồn gốc cao quí: Thần.
- Tài năng phi thường: đều làm sự nghiệp khai mở đất nước.
- Cả hai đều là trai tài gái sắc, xứng đôi vừa lứa.
2. Âu Cơ sinh nở và ý nghĩa của việc chia con.
* Việc sinh nở
- Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai.
- Không cần bú mớm gì mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
*Việc chia con:
- Có lí
- Cân đối, hài hòa.
=> Mục đích cai quản mọi phương trời. Thể hiện sự phát triển, mở rộng lãnh thổ, khẳng định đất nước thống nhất, không có sự áp buộc nhau, cùng một nòi giống, yêu thương giúp đỡ nhau.
3. Sự hình thành triều đại Hùng Vương.
 Vua Hùng đầu tiên là con trưởng của LLQ. Từ đó có tục truyền ngôi cho con trưởng.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
- Kể truyện.
- Bài tập SGK:
IV: Hướng dẫn về nhà:
Đọc và kể lại truyện.
Đọc thuộc phần ghi nhớ.
Tìm những địa điểm từng là thủ đô của nước Việt.
Tìm câu nói về ngày giỗ Tổ.
Đọc phần đọc thêm SGK trang 8 - 9.
Chuẩn bị bài: bánh chưng, bánh giầy.
Tiết 2 Bánh chưng, bánh giầy
Ngày dạy: / 8 / 2010
I. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức :
- Hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết.
- Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc.
2. Kĩ năng :
- Đọc diền cảm, rèn kĩ năng kể chuyện.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ :
 Biết xây dựng cho mình lòng yêu quý những con người lao động chân chính, tự hào về văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị :
- Thầy: Bức tranh trong SGK phóng to, tranh ảnh, phim tư liệu nói về lễ hội bánh trưng, bánh giầy.
- Trò; Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: KT sĩ số lớp.
2. KTBC:
 Kể lại truyện con Rồng, cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Giới thiệu bài:
 Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy là một tục lệ lâu đời của dân tộc VN mỗi khi tết đến xuân về hoặc khi giỗ tổ Hùng Vương. Hai thứ bánh đó có nguồn gốc NTN? Bài học này sẽ cho chúng ta thấy điều đó.
4. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chú thích.
GV : Đọc chậm rãi, tình cảm.
H? Gọi 2 HS đọc? Nhận xét cách đọc?
H? Truyền gồm những sự việc chính nào?
H Dựa vào các sự việc trên hãy kể lại truyện?
H? Dựa vào chú thích SGK,giải thích các từ: tượng, hậu, tổ tiên, sơn hào hải vị?
H? Bánh chưng, bánh giầy trình bày sự việc gì? 
H? Nhân vật LL gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời kì Hùng Vương dựng nước?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
H? Đọc từ đầu => có Tiên vương chứng giám.
H? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ý định chọn người nối ngôi NTN?
H? Qua cách chọn người nối ngôi giúp em hiểu điều gì về vị vua này?
GV: Vua Hùng đưa ra hình thức để chọn người nối ngôi ... thời gian trôi đi, ngày lễ Tiên vương sắp đến. Ai sẽ là người làm vừa ý vua? Chúng ta theo dõi phần tiếp theo của truyện.
H? Đọc: Các lang => lễ Tiên vương? Đoạn truyện kể về sự việc gì? 
H? Trong đoạn truyện trên, chi tiết nào em thường gặp trong các truyện cổ DG?
H? Hãy kể một vài chi tiết" Thi tài " trong các truyện DG khác?
GV: Đây là chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. Trong các truyện dân gian khác ta cũng thấy sự có mặt của các chi tiết trên.
H? Các chi tiết thi tài này có giá trị NTN với truyện DG?
H? Việc các lang đua nhau làm cỗ thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì?
H? Lang liêu khác với các lang khác ở điểm nào? Vì sao Lang Liêu buồn nhất?
H? Trong lúc ấy điều kì lạ nào đến với Lang Liêu? 
H? Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần mách bảo?
H? Tại sao thần chỉ mách bảo, gợi ý mà không làm giúp Lang liêu?
H? Lang liêu có hiểu ý thần không? Chàng đã sáng tạo lễ vật của mình NTN?
H? Vì sao hai thứ bánh của LL được chọn để tế trời đất, Tiên vương? Tại sao LL được chọn nối ngôi vua?
H? Truyền thuyết " bánh chưng, bánh giầy " có ý nghĩa gì?
H? Đọc ghi nhớ?
Hoạt động 3: Luyện tập.
H? TRong truyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
H? Nêu ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết nguyên đán của nhân dân ta. 
- Đọc và nhận xét cách đọc của bạn.
- Sự việc:
+ Nhân lúc về già vua Hùng có ý định chọn người nối ngôi.
+ Cac Lang cố ý làm vừa lòng vua cha bằng những mâm cỗ hậu hĩnh.
+ Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng gạo làm 2 loại bánh làm lễ Tiên vương.
+ Vua Hùng chọn bánh của LL để lễ Tiên vương và truyền ngôI báu cho chàng.
+ từ đời vua Hùng thứ , nước ta có tập tục làm bánh chưng, bánh giầy.
- Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
- Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.
- Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước có thể tập trung vào công cuộc chăm lo cho dân được no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi cho con.
- Thi tài: Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ ... về lễ Tiên vương.
- Truyện Tấm Cám: thi bắt tép.
- Truyện em bé thông minh: thi giải các câu đố.
- Tạo ra tình huống truyện để các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng. Góp phần tạo ra sự hồi hộp, hứng thú cho người nghe.
- Được thần mách bảo trong mơ.
- Chàng là người thiệt thòi nhất, là người chăm chỉ công việc đồng áng, hiểu được giá trị hạt gạo, của cải do mình làm ra.
- Thần dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu. Chàng phải suy nghĩ, hành động theo cách riêng của mình nhờ thế mới có thể bộc lộ chí tuệ, tài năng và được vua trao quyền kế vị là xứng đáng. 
- Bánh của LL là thứ lạ nhất làm bằng nguyên liệu quen thuộc, bình thường do tự con người làm ra => Có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng mu ... ng tổng hợp kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về các từ loại, các biện pháp tu từ vào làm bài.
B . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Các ví dụ cho từng từ loại, phép tu từ, câu đơn 
- HS: Ôn tập kiến thức theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
1. Các từ loại đã học:
HS theo rõi bảng trong SGK
 	Từ loại
Phó từ
Chỉ từ
Lượng từ
Động từ
Số từ
Danh từ
Tính từ
 VD
Này,nọ, ki
 VD
Hà Nội
Bảng... 
VD: 
Những, các...
VD : 
Một, hai...
 VD
Đã, sẽ, đang...
 VD
Vui, buồn...
 VD
Đi, ném
ngủ...
 	v	 
2. Các phép tu từ :
 Các phép tu từ
 Phép so sánh Phép nhân hoá Phép ẩn dụ Phép hoán dụ
 Các kiểu cấu tạo câu: Câu
 Câu đơn Câu ghép
Câu có từ là Câu không có 
 	từ là 
4. Các dấu câu đã học:
- Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy.
II. Luyện tập:
1. Đặt câu với mỗi từ loại:
 - HS đặt câu với các từ loại đã học 
 - GV kiểm tra, nhận xét .
2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học:
 - HS đặt câu 
 - GV kiểm tra, nhận xét.
3. Củng cố : 
- GV hệ thống kiến thức.
- Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. 
- Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp.
Ngày soạn : 15/5/2010 
 Ngày dạy:16/5/2010	
Tiết 136
Ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
	- Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
- Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.
3.Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.
B . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: 	Kiến thức về các phân môn Ngữ Văn.
- HS: Đọc trước bài Tr 162, 163 tìm hướng trả lời câu hỏi.
C . Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: :Hướng dẫn ôn tập nội dung cơ bản phần văn bản
- Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào ?
(Văn học dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại, văn bản nhật dụng )
- Hãy nêu đặc điểm từng thể loại ?
(+ Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị.
 + Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức.
+ Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam)
GV lưu ý học sinh cần nắm được nội dung, ý nghĩa các văn bản đã học.
GV kiểm tra sắc xuất một số nội dung văn bản:
- Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì ? ý nghĩa của văn bản ?
( Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.)
- Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này ?
(Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc.
)HĐ2 Hướng dẫn ôn tập phần Tiếng Việt 
I. Phần văn bản:
* Đặc điểm thể loại: 
- Văn học dân gian.
- Truyện trung đại.
- Truyện, kí và thơ hiện đại.
* Nội dung của các văn bản: 
 Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học: 
II. Phần Tiếng Việt
* Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ.
GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Từ
Câu
Các biện pháp tu từ
- Từ mượn
- Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Danh từ- cụm danh từ
- Tính từ - cụm tính từ
- Động từ - cụm động từ
- Số từ
- Lượng từ
- Phó từ
- Chỉ từ
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là
- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- So sánh
- Nhân hoá
- ẩn dụ
- Hoán dụ
HĐ3: Hướng dẫn ôn tập phần Tập làm văn.
- Bài văn tự sự có bố cục như thế nào ?
- Nêu dàn bài của bài văn tự sự ?
- Khi kể chuyện, người ta có thể vận dụng ngôi kể như thế nào ?
- Thế nào là văn miêu tả ?
- Em đã học các thể văn miêu tả nào ?
(Văn miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả sáng tạo )
- Nêu dàn bài của bài văn miêu tả cảnh ?
- Nêu dàn bài văn miêu tả người ?
- Khi nào cần viết đơn ?
- Những mục nào không thể thiếu trong lá đơn ?
HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS lập dàn bài theo yêu cầu
GV kiểm tra, nhận xét, kết luận.
HS lập dàn bài
GV gọi một số học sinh trình bày
Lớp nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
(MB: Tình huống quen bạn.
TB: - Giới thiệu vài nét về ngoại hình, tính cách của bạn
- Kể chi tiết tình huống gặp và quen bạn
- Những ngày sau khi quen nhau; tình bạn càng gắn bó
KB: Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp. )
HS viết đơn
GV gọi một số HS trình bày trước lớp
HS nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
III. Phần Tập làm văn
 a. Văn tự sự:
* Bố cục: 3 phần
Dàn bài của bài văn tự sự.
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ TB: Kể diễn biến sự việc.
+ KB: Kể kết cục sự việc.
b. Văn miêu tả:
* Dàn bài của bài văn miêu tả cảnh:
+ MB: Giới thiệu cảnh được tả.
+ TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
+ KB: Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về cảnh vật đó.
* Dàn bài văn miêu tả người
+ MB: Giới thiệu người được tả.
+ TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
+ KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người mình tả.
c. Đơn từ.
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
 Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích
2. Bài tập 2: 
Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen
.
3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học.
3. Củng cố (3'):
- GV hệ thống kiến thức.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn toàn bộ kiến thức văn học từ đầu năm.
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng văn bản
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Tiết: 137- 138
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề phòng GD )
Ngày soan:22/5/2010
Ngày dạy:23/5/2010
Tiết: 139, 140
Chương trình Ngữ Văn địa phương
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường, nơi địa phương mình đang sinh sống.
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 6 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, trình bày các vấn đề ở địa phương
3. Thái độ:
- Bước đầu biết bày tỏ thái độ cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Đọc tài liệu về các di tích lịch sử địa phương Hải Phòng
- HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK (T.127)
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1(10'):Báo cáo kết quả tìm hiểu 
- HS lên báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ:
+ Các vấn đề của địa phương được tìm hiểu
+ Những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh địa phương.
HĐ2(25'):Trình bày trước lớp 
- HS có bài viết tốt trình bày trước lớp
( Chọn những bài viết về những vấn đề khác nhau)
- Nhận xét 
+ Nội dung vấn đề trình bày
+ Diễn đạt đã mạch lạc, rõ ràng chưa?
HĐ3. Tổng kết (5')
- GV tổng kết các vấn đề HS trình bày
- GV nhận xét chung
- Muốn thực hiện tốt bài văn viết về một vấn đề của địa phương, em cần chú ý điều gì?
( Nghiên cứu thực tế, tìm vấn đề thích hợp để viết, tìm phương thức biểu đạt phù hợp, diến đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc...)
* Tích hợp bảo vệ môi trường
GV? Để bảo vệ được môi trường trong sạch cũng như bảo vệ được các danh lam thắng cảnh ở địa phương, chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào?
HS: Trao đổi nhóm bàn, trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét, phân tích, bổ sung, thống nhất ý kiến khả thi.
3. Củng cố (3')
	- Yêu cầu cần thiết để làm tốt một bài văn viết về các vấn đề địa phương
I. Báo cáo kết quả tìm hiểu
II. Trình bày trước lớp
III. Tổng kết
4. Hướng dẫn ôn tập hè	
	- Văn bản: Đọc lại các VB đã học, nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng văn bản.
	- Tiếng Việt: Nắm vững kiến thức về: 
+ Từ vựng ( cấu tạo từ, các lớp từ, nghĩa của từ, từ Hán Việt), 
+ Ngữ pháp ( từ loại, cụm từ, câu, dấu câu), Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ, Hoạt động giao tiếp.
- Tập làm văn: các kiểu văn bản- cách làm văn bản:
+ Tự sự
+ Miêu tả
	+ Đơn từ
* Mỗi em viết 2 bài văn kể chuyện và 2 bài miêu tả ( 1 tả người, 1 tả cảnh)- tự chọn chủ đề- nộp bài vào ngày 30- 8- 2010.
I. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức :
2. Kĩ năng :
3. Thái độ :
II. Chuẩn bị :
- Thầy:
- Trò;
III. Tổ chức dạy và học:
1. ổn định: KT sĩ số lớp.
2. KTBC:
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế:
- Phương pháp:
- Thời gian:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Thông báo các khoản đóng góp trong hè
Lớp 6a2
STT
Nội dung
Số tiền
Ghi chú
1
Sinh hoạt hè
20000
2
Học hè
96000
3
Vở viết
80000
4
Quần áo đồng phục
192000
5
Bảo hiểm tai nạn
50000
Bắt buộc mua
6
Bảo hiểm y tế
184000
Bắt buộc mua
7
Sách giáo khoa
143000
HS nào có rồi thì không phải mua.
8
Vở bài tập các môn
100000
Tạm thu
9
Vở vẽ
6500
10
Tập bản đồ
5000
11
Bài tập sử
5800
12
Bài tập sinh
12000
13
Bài tập trắc nghiệm văn
24500
14
Quỹ lớp
31000
 Tổng
949800
Rất mong các bậc phụ huynh hoàn thành cho con em mình vào 13 tháng 7 năm 2010 để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
Giáo viên chủ nhiệm
 Hoàng ThịHội
Chương trình học hè
Môn ngữ văn 6
Tiết 1: Từ cấu tạo của từ:
Từ là gì?
Cấu tạo của từ:
+ Từ đơn: 
+ Từ phức:
Từ ghép:
Từ láy:
Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy:
Bài tập về từ và cấu tạo của từ.
Tiết 2: Luyện viết chữ:
Đọc chép: Theo tốc độ.
Nhớ để chép.
Tiết 3: Câu chia theo cấu tạo
Câu đơn, các kiểu câu đơn.
Tiết 4: Câu ghép
các kiểu câu ghép:
Cách nối các vế trong câu ghép:
+ Nối trực tiếp ( Nối với nhau bằng các dấu câu ).
+ Dùng từ để nối.
Tiết 5: Luyện viết chữ.
Tiết 6: Câu chia theo mục đích nói:
Câu trần thuật:
Câu nghi vấn:
Câu câu khiến:
Câu cảm thán:
Tiết 7: Luyện chữ.
Tiết 8: Dấu câu
Dấu chấm:
Dấu phảy:
Dấu chấm phảy 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 6a1.doc