Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Năm học 2008-2009

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kể lại và hiểu rõ nội dung, ý nghĩa tất cả các truyện dân gian đã học.

 2. Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện cổ dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại cụ thể về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.

 3. Biết cách vận dụng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.

B. PHƯƠNG TIỆN, TƯ LIỆU DẠY HỌC :

SGK, SBT, STK. BẢG PHỤ

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Bước 1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

Bước 2 -Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện “Treo biển”, “Lợn cưới áo mới”.

Bước 3- Bài mới:

Hoạt động 1

 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi, các bảng, biểu của học sinh theo nhóm tổ, học tập.

Hoạt động 2: Tiết 1

I/Nội dung bài học:

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài.

Câu 1: Giáo viên yêu cầu học sinh chép lại vào vở bài tập Ngữ văn định nghĩa các thể loại và yêu cầu học sinh đọc lại các định nghĩa này trên lớp.

Câu 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại ở nhà tất cả các truyện dân gian đã học.

Câu 3:

* Truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích hồ Gươm.

 

doc 31 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 24 /11/2008
Dạy: 6A: (T1,2) 27 /11/2008; 6B: 25, 27/11/2008. 
Tiết 54 - 55 
Văn học	ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Kể lại và hiểu rõ nội dung, ý nghĩa tất cả các truyện dân gian đã học.
	2. Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện cổ dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại cụ thể về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.
	3. Biết cách vận dụng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.
B. phương tiện, tư liệu dạy học : 
SGK, SBT, STK. Bảg phụ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1-ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2 -Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện “Treo biển”, “Lợn cưới áo mới”.
Bước 3- Bài mới: 
Hoạt động 1
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi, các bảng, biểu của học sinh theo nhóm tổ, học tập.
Hoạt động 2 : Tiết 1
I/Nội dung bài học:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài.
Câu 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh chép lại vào vở bài tập Ngữ văn định nghĩa các thể loại và yêu cầu học sinh đọc lại các định nghĩa này trên lớp.
Câu 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại ở nhà tất cả các truyện dân gian đã học.
Câu 3 : 
* Truyền thuyết : Con Rồng, cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Sự tích hồ Gươm.
* Truyện cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh ; Cây bút thần ; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
* Truyện ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
* Truyện cười : Treo biển ; Lợn cười áo mới. (Hết tiết 1)
Tiết 2:
1, ổn định.
2, Kiểm tra: Thế nào là truyện cười? Kể tên một số truyện cười đã họcTrả lời: Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm để mua vui hoặc chể giễu hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống. VD: Treo biển, Lợn cưới áo mới...
 3, Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
Câu 4 : Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học. HS làm bài tập theo nhóm . Các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét , GV nêu kết quả.
Nhóm 1 : Nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết ?
Nhóm 2 : Nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích?
Nhóm 3 : Nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn?
Nhóm 4 : Nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyện cười?
Câu 5 : So sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích ; truyện ngụ ngôn với truyện cười :
Nhóm 1,2 : Trả lời phần truyền thuyết và cổ tích ?
Nhóm 3,4 : Trả lời phần Ngụ ngôn và truyện cười ?
 1. Truyền thuyết :
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin là có thật.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
2. Truyện cổ tích :
- Kể về một số cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, cái thiện.
3. Truyện ngụ ngôn:
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người, để nói bóng gió chuyện con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
4. Truyện cười:
- Kể về những hành động đáng cười trong cuộc sống để những hình tượng này phơi bày ra và người đọc phát hiện thấy.
- Có yếu tố gây cười.
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.
a, truyền thuyết và cổ tích :
* Giống nhau: 
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Nhân vật: ra đời thần kì, có những tài năng phi thường
* Khác nhau: 
+ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và các sự kiện lịch sử được kể. Còn cổ tích kể về cuộc đời và số phận của các nhân vật quen thuộc thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Truyền thuyết: được cả người kể lẫn người nghe tin là câu chuyện có thật mặc dù có các chi tiết tưởng tượng, kì ảo; còn cổ tích cả người kể lẫn người nghe vẫn không tin là có thật mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế.
b, Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
* Giống nhau: Đều có những yếu tố gây cười.
* Khác nhau: Mục đích.
Hoạt động 3: II/ Luyện Tập : Viết một truyện ngắn kể về một cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa em và một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích. (Đưa bảng phụ)
Bước 4: Củng cố : Đặc điểm của truyện dân gian.( Đưa bảng phụ) 1,2
Bước 5: Dặn dò: Chuẩn bị bài chỉ từ.
Soạn: 26/ 11/ 2008
Dạy : 29/ 11/ 2008(6A)
Tiết 57 : Tiếng Việt
chỉ từ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Giúp học sinh :
- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết
2. Tích hợp với phần văn ở các văn bản các truyện dân gian, phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
3. Luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói và viết.
B. phương tiện, t liệu dạy học : 
SGK, SBT, STK.
 Bảng phụ.
C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1- ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2 - Kiểm tra bài cũ: Thế nào là số từ, lượng từ? Cho VD ?(5’)
Trả lời : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật sự vật. Vị trí thường đứng trước DT. Khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau DT. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 
VD số từ : Một, hai, ba, nhất, nhì ; lượng từ : tất cả, tất thảy, cả, những, các, mỗi, từng.. 
Bước 3- Giờ trước chúng ta đã nghiên cứu phần phụ trước của DT, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu một phần phụ tiếp theo của DT có tên là chỉ từ. Bài mới: chỉ từ
Hoạt động của học sinh 
Nội dung bài học
Hoạt động 2 : 
 1 ? Các từ in đậm bổ nghĩa cho các từ nào ? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
2 ? các từ  ấy, kia, nọ kết hợp với các DT tạo thành các cụm danh từ có ý nghĩa như thế nào so với danh từ đứng một mình ? 
VD Làng này, làng kia
 3 ? Em hãy so sánh ý nghĩa của các cặp: - ông vua/ ông vua nọ
 - viên quan/ viên quan ấy	 
 - làng/ làng kia
 - Nhà / nhà nọ	này
4 HS đọc VD (SGK).
 Nghĩa của các từ ấy, nọ trong ví dụ: 1,2 nhà nọ/ viên quan ấy có điểm nào giống và khác ấy, nọ trong ví dụ 3?
 ( đêm, hồi là danh từ chỉ thời gian).
 ? Vậy các từ  : này, kia, ấy, đó, nọ,... dùng để trỏ, xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian à đều gọi là chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì ?
Giáo viên bổ sung :
F Chỉ từ còn có tên gọi là chỉ định từ , là một tên gọi khác của Đại từ chỉ định (để xác định vị trí, tọa độ của sự vật trong không gian, thời gian).
Hoạt động 3 :
? Trong các câu ở phần I chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì cho DT?
? Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây, xác định chức vụ ngữ pháp của chúng trong câu ?
Câu a: Đó / là một điều chắc chắn.
 C V
Câu b: Từ đấy, nước ta chăm nghề ... TN
 Hoạt động 4 :
Hướng dẫn luyện tập
HS làm bài tập theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, GV kết luận .
* Y/C: phải tìm ra các chỉ từ trong các câu rồi xác định ý nghĩa và chức vụ của các từ đó.
Nhóm 1 : BT1 mục a,b.
Nhóm 2 : BT1 mục c,d.
 Nhóm 3 : BT2.
Thay các từ in đậm BT2 (SGK) bằng những chỉ từ thích hợp, sau đó giải thích vì sao cần thay như vậy. 
Nhóm 4: BT3
* Còn thời gian: HS làm chung BT trắc nghiệm tìm những chỉ từ trong các câu ca dao.( Bảng phụ) 
I. Chỉ từ là gì ? 15’
1. Các từ in đậm: ấy, kia, nọ bổ sung ý nghĩa cho các DT(SVật): viên quan, làng, nhà. 
à tạo thành cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn so với DT.(Xác định rõ sự vật trong không gian).
2. So sánh ý nghĩa các cặp :
à Nghĩa của các cụm từ có các từ : nọ, kia, ấy thì sự vật được cụ thể hóa, được xác định vị trí một cách rõ ràng trong không gian. 
3. So sánh nghĩa của các từ ấy, nọ trong các trường hợp : - đêm nọ/ nhà nọ
 - hồi ấy/ viên quan ấy
Giống : cùng xác định về sự vật.
Khác : 
+ VD 1,2: xác định sự vật trong không gian
+ VD 3 : xác định sự vật về thời gian.
* Ghi nhớ 1 (SGK). 
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu (8’)
- Chỉ từ : ấy, kia, nọ...
ð làm phụ ngữ sau của danh từ. ( VD mục I)
- Các chỉ từ trong câu :
a) Đó ð làm chủ ngữ.
 b) Đấy ð làm trạng ngữ.
* Ghi nhớ 2: sách giáo khoa
III. Luyện tập 15’
Bài tập 1 :
a) Hai thứ bánh ấy :
+ Định vị sự vật trong không gian
+ Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
 b) Đây, đấy
+ Định vị sự vật trong không gian
+ Làm chủ ngữ
c) Nay :
+ Định vị sự vật trong thời gian
+ Làm trạng ngữ
d) Đó :
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
Bài tập 2 :
a) Đến chân núi sóc = đến đấy
b) Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy
Cần viết như vậy để khỏi lặp từ
Bài tập 3 : Không thay được, điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng. Chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
- Đáp án: C (bốn từ).
Bước 4: Củng cố: Hãy cho biết chỉ từ là gì? nêu hoạt động của chỉ từ ở trong câu ? 2’
Bước 5: Dặn dò: HS làm hết Bài tập ở nhà. Học thuộc ghi nhớ SGK.(1’)
 Chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Soạn: 30 /12/2008
Dạy: 6A: 3/12/2008; 6B: 2/12/2008. 
Tiết 58 :
Luyện tập
Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt
1. Học sinh nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc luyện tập xây dựng một dàn bài chi tiết.
2. Luyện các kỹ năng : Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.
3. Phương pháp
- Học sinh nhận đề, chuẩn bị dàn bài chi tiết ở nhà
- Trên lớp giáo viên cùng học sinh xây dựng dàn bài.
B. phương tiện, tư liệu dạy học: 
SGK, SBT, STK.
Bảng phụ.
C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
Bước 1-ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2 - Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chỉ từ? Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu.
Bước 3 - Bài mới: 
Hoạt động 1 :
Giao đề bài luyện tập
Học sinh đọc lại đề luyện tập:
Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học.
HS xác định được:
* Yêu cầu cần đạt
a) Kiểu bài : kể chuyện tưởng tượng
b) Nội dung chủ yếu :
- Chuyến về thăm lại trường cũ sau 10 năm
- Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy
c) Lưu ý :
Chuyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viển vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện tại.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài chi tiết, HS làm bài tập theo nhóm: xây dựng dàn bài chi vào bảng phụ( 10phút ), Lớp nhận xét , GV sửa chữa ... h cư xử.
c. Cảnh thái y lệnh đến gặp Trần Anh Vương.
- Trước thái độ khiêm nhường, tạ tội, tấm lòng thành của Thái y lệnh, Vương hết lời ca ngợi Lương y chân chính nghề giỏi, đức cao.
- Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương đã là một vị minh quân đời Trần, sáng suốt và nhân đức.
- Thái y chỉ lấy sự chân thành để giãi bày à để từ đó thuyết phục được nhà vua. Đó là thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, của lòng nhân ái và trí tuệ.
* Truyện hấp dẫn người đọc ở sự chân thật, giản dị ; Truyện kể chậm rãi, cụ thể, chọn lọc, tóm tắt khái quát à nhấn mạnh tô đậm một tình huống có ý nghĩa sâu sắc. Đối thoại tự nhiên nêu bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật.
III. Tổng kết – Luyện tập
1. Ghi nhớ : SGK
2. Bài tập 3
- Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi,vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
Bước 4: Củng cố: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà:
Hoàn thành các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài tiếp theo: ôn tập tiếng việt.
. 
Soạn: 10/12/2008
Dạy: 6A: 17/12/2008; 6B: 16 /12/2008
Tiết 66 : tiếng việt
	 ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6.
	2. Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn
B. Chuẩn bị : 
	Bảng phụ
c. Thiết kế bài dạy học.
I. Ôn tập và luyện tập (20-25)
	1. Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hóa về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ hoặc cụm từ.. theo SGK trang 169 – 171
	2. Giáo viên tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
	3. Luyện tập
	 a. Cho 3 từ sau : nhân dân, lấp lánh, vài.
Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5.
	 b. Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ , danh từ, cụm tính từ như sau. Bạn ấy sai hay đúng ? Sửa sai giúp bạn.
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Những bàn chân
Cười như nắc nẻ.
Đồng không mông quạnh
Đổi tiền nhanh
Xanh biếc màu xanh
Tay làm hàm nhai
Buồn nẫu ruột
Trận mưa rào
Xanh vỏ đỏ lòng.
	c. Phát triển cụm danh từ, cụm tính từ, cụm danh từ sau thành câu :
	- Đánh nhanh, diệt gọn
	- Xanh biếc màu xanh.
	- Những dòng sông ngày ấy.
II. Kiểm tra viết (20-25)
Đề bài :
	Câu 1. Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cho mỗi cụm từ một ví dụ tiêu biểu.?
	Câu 2. Từ chích chòe thuộc loại từ nào.
	a. Từ đơn	c. Từ láy
	b. Từ ghép	d. Cụm danh từ.
	Câu3. Từ biển thuộc loại từ gì ?
	a. Từ thuần Việt	c. Từ gốc Hán.
	b. Từ Hán Việt	d. Từ mượn của tiếng Anh.
Câu 4. Từ đôi thuộc loại từ nào ?
	a. Danh từ chỉ số lượng.	c. Lượng từ
	b. Số từ.	d. Số từ chỉ ước phỏng .	
	e. Số từ chỉ thứ tự.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu có sử dụng các loại từ, cụm từ đã học, đề tài : quê hương.
Bước 4: Củng cố: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà:
Hoàn thành các bài tập còn lại
Soạn bài tiếp theo: Chương trình địa phương.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Soạn: 10/12/2008
Dạy: 6A: 17 /12/2008; 6B: 16 /12/2008. 
Tuần 18 - Bài 16 - 17.
Tiết 69 - 70 : 
Chương trình địa phương
	 ( Phần Văn- Tập làm văn )
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn hóa địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. 
	2. Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
	* Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
	- Kết hợp với thi hoặc ngoại khóa văn học.
	- Sưu tầm, thống kê, phân loại.
	- Trình bày miệng trên lớp.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tìm hiểu ở nhà.
	1. Phân công các nhóm, chuẩn bị theo 5 vấn đề bằng câu hỏi trong SGK.
	2. Chú ý câu 4, 5.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh trình bày ở trên lớp.
	* Gợi ý : 
	- Bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh văn bản sưu tầm.
	- Đọc các văn bản sưu tầm, nói rõ nguồn gốc.
	- Kể lại một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện.
	- Giới thiệu trò chơi, tiết mục Việt Nam của địa phương
	- Tổng kết (giáo viên và học sinh)
	- Thu nộp tài liệu sưu tầm.
Bước 4: Củng cố: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà:
 - Hoàn thành các bài tập còn lại
- Soạn bài tiếp theo: Mẹ hiền dạy con.
Soạn: 20/12/2008
Dạy: 6A: 27/12/2008; 6B: 25 /12/2008. 
Tiết 71 : tập làm văn
	 Hoạt động ngữ văn cuối học kỳ i
	 ( Thi kể chuyện )
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Động viên toàn lớp, nhiệt tình tham gia.
	2. Chuẩn bị kĩ để buổi thi tiến hành có kết quả, vui tơi, thiết thực và bổ ích.
	* Dự kiến phơng pháp, biện pháp, hình thức tổ chức.
	- Kết hợp với kể chuyện là chính, xen với hình thức đọc, ngâm thơ, hát...
	- Có hình thức động viên, khen thởng, thích đáng kịp thời.
B. Thiết kế nội dung và tiến trình thực hiện
	1. Chuẩn bị học sinh tổ chức, dẫn chơng trình.
	2. Chuẩn bị đề thi, đáp án, giám khảo.
	3. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
	4. Nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
	5. Bốc thăm câu hỏi.
	6. Theo dõi học sinh thi, đánh giá, nhận xét về : Nội dung truyện, giọng kể, t thế kể , lời mở , lời kết, minh hoạ ,nếu có.
	7. Giáo viên tổng kết.
Bớc 4: Củng cố: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Bớc 5: Hướng dẫn học ở nhà:
Hoàn thành các bài tập còn lại
Soạn bài tiếp theo: Mẹ hiền dạy con.
Soạn: /12/2008
Dạy: 6A: 24/12/2008; 6B: 23 /12/2008. 
Tiết 67 - 68 : 
Bài kiểm tra tổng hợp ngữ văn cuối học kỳ I
( Viết 2 tiết )
Phòng gd & đt ứng hòa
Trường THCS Đồng Tân.
Họ và tên:................................
Lớp: .............
Bài kiểm tra học kì I
Môn: Ngữ văn
Năm học: 2008 – 2009
( Thời gian: 60’ không kể thời gian giao đề )
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) 
Đọc đoạn văn và khoanh vào phương án trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:
"Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai Thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông" 
(Trích "Thạch Sanh" Ngữ văn 6 - Tập I) 
Câu 1: Truyện Thạch Sanh đề cập đến những vấn đề nào?
 A. Cuộc đấu tranh chinh phụ thiên nhiên.
B. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng trước cái ác.
C. Cuộc đấu tranh xã hội và đấu tranh trước cái thiện với cái ác.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2: Thạch Sanh vượt qua được nhiều thử thách và lập được chiến công vì chàng thuộc kiểu nhân vật:
A. Nhân vật dũng sĩ 
C. Nhân vật ngốc nghếch 
B. Nhân vật thông minh 
D. Nhân vật bất hạnh 
Câu 3: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ Hán Việt?
A. Lưỡi búa 
C. Khôn lớn 
B. Gia tài 
D. Gốc đa 
Câu 4: Đoạn văn trên có:
A. 3 cụm danh từ 
C. 5 cụm danh từ 
B. 4 cụm danh từ 
D. 6 cụm danh từ 
Câu 5: Dòng nào giới thiệu đúng nhất nghĩa của từ "lủi thủi"?
A. Chỉ có một mình 
C. Sống cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương.
B. Sống nghèo khổ 
D. Sống vất vưởng, lang thang 
Câu 6: phần phụ sau của cụm từ: “gọi cậu là Thạch Sanh” có cấu tạo là gì? 
A. Là một từ 
C. Là một vế câu 
B. Là một cụm từ 
D. Tất cả phương án trên 
Câu 7: Đoạn văn trên được kể theo lời kể của:
A. Thạch Sanh 
C. Người kể giấu mặt 
B. Lý Thông 
D. Công chúa
Câu 8: Nếu viết "Truyện Thạch Sanh rất tiêu điểm cho loại truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về công lý và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta" thì câu văn mắc lỗi gì?
A. Lặp từ 
C. Dùng từ không đúng nghĩa 
B. Lẫn lộn các từ gần âm 
D. Sai ngữ pháp 
Câu 9: Đoạn văn được kể theo thứ tự nào?
A.Theo thứ tự thời gian ( trước, sau).
C. Theo vị trí trên dưới của sự việc.
B. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.
D. Không theo thứ tự nào.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do.với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 11: (1 điểm): Viết hai câu văn, một câu có danh từ làm chủ ngữ, một câu có cụm động từ làm vị ngữ. Chỉ ra các thành phần câu.
Câu 12 (6 điểm): Kể chuyện “ Con rồng, cháu tiên” bằng lời kể của Lạc Long Quân.
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm 
Mỗi câu trả lời đúng được: 0,3 điểm 
Câu 1:
B
Câu 6: 
B
Câu 2:
A
Câu 7: 
A
Câu 3:
D
Câu 8: 
B
Câu 4:
B
Câu 9: 
A
Câu 5: 
C
Câu 10
danh từ
Phần II: Tự luận 
Câu 11: Viết được hai câu văn: Mỗi câu 0,5 điểm.
Câu có danh từ làm chủ ngữ. 
 Bông hoa này đẹp quá.
 DT
CN VN
Câu có cụm động từ làm vị ngữ:
Tôi sẽ đi Hà Nội vào ngày mai.
 CN VN ( cụm động từ)
Câu 12: 
* Yêu cầu hình thức: Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Thay đổi ngôi kể bằng lời của Lạc Long Quân.
- Trình bày bài sạch sẽ, không mắc chính tả.
* Nội dung: 
Đảm bảo theo nội dung trong SGK.
I. Mở bài: Lạc Long Quân giới thiệu về mình.
II. Thân bài: Kể về cuộc gặp gỡ, kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ. 
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ. 
- Việc chia tay của Âu Cơ và Lạc Long Quân và lời hẹn ước.
 - Con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lập nên nhà nước Văn Lang.
III. Kết bài: ý nghĩa của câu chuyện.
Biểu điểm câu 12
Điểm 5 – 6 : Đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên.
Điểm 4 : Đạt cơ bản những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, hoặc sai chính tả.
Điểm 3: Đạt được 50% ý cơ bản , hoặc hình thức trình bày còn bẩn, mắc chính tả nhưng bố cục phải đầy đủ.
Điểm: 1 – 2: Nội dung kể sơ sài, bố cục không đầy đủ, viết sai chính tả, hoặc viết lung tung
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Soạn: 20/12/2008
Dạy: 6A: 29/12/2008; 6A: 31 /12/2008. 
Tiết 72 : tập làm văn 
	Trả bài kiểm tra ngữ văn học kì i
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân.
	2. Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : 
	- Giáo viên trả bài trước 3 ngày.
	- Đọc kĩ, tự sửa lỗi.
Hoạt động 2 :
	- Giáo viên nhận xét tổng hợp các loại u, nhợc trong bài làm của học sinh.
	- Giáo viên cùng học sinh thống nhất yêu cầu trả lời cho từng câu tuỳ ý.
	- Giáo viên nhận xét phần bài viết tự luận.
	- Học sinh đọc một bài tự luận khá nhất.
Hoạt động 3 :
- Giáo viên rút kinh nghiệm chung về các phơng pháp, biện pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, chuẩn bị cho học kì 2.
- Học sinh yêu cầu, đề nghị.
Bớc 4: Củng cố: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Bớc 5: Hướng dẫn học ở nhà:
Hoàn thành các bài tập còn lại
Soạn bài tiếp theo: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 ki I(3).doc