A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kỹ năng: Cách sử dụng hiệu quả trong nói và viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giải thích,khái quát hóa, phân tích.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS - Kết hợp kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới: Với lượng kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 là rất lớn chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại về lí thuyết và vận dụng làm bài tập tổng hợp các kiến thức đó trong 5 tiết học
Tuần : 9 Ngày soạn: 21/10/2012 Tiết PPCT: 44-45 Ngày dạy: 23/10/2012 Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kỹ năng: Cách sử dụng hiệu quả trong nói và viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giải thích,khái quát hóa, phân tích. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS - Kết hợp kiểm tra trong giờ học 3. Bài mới: Với lượng kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 là rất lớn chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại về lí thuyết và vận dụng làm bài tập tổng hợp các kiến thức đó trong 5 tiết học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC KẾT HỢP LÀM BÀI TẬP Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. HS nhắc lại khái niệm : từ đơn, từ phức? cho VD? HS: Nhắc lại các loại từ phức, cách phân biệt? Gv kết hợp kiểm tra bài cũ, ghi điểm cho HS - 1 HS đọc BT 2 - Làm bài tập -> trình bày trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu BT Thành ngữ GV: Nhắc lại khái niệm thành ngữ? GV:Em hãy cho biết ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ trong văn chương và trong giao tiếp? - Đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn HS làm bài - Trình bày BT trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu BT + Tìm hai thành ngữ có hai yếu tố chỉ động vật, hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật . Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (giáo viên chia lớp làm hai nhóm ) *GV ra bài tập thêm: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích “Dung túng che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc” A.Cháy nhà mới ra mặt chuột B.Ếch ngồi đáy giếng C.Nuôi ông tay áo D.Mỡ để miệng mèo Hãy tìm trong các đoạn trích của Truyện Kiều vừa học các thành ngữ ? Giải nghĩa? VD: Kiến bò miệng chén (chỉ chạy quanh quẩn không thoát được) Kẻ cắp gặp bà già (kẻ tinh ranh quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng) Nghĩa của từ GV: Thế nào là nghĩa của từ? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì? - Hướng dẫn HS làm BT + Trình bày BT trước lớp + HS khác nhận xét + GV đánh giá + Đọc yêu cầu BT Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ GV: Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì? GV: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Hướng dẫn HS làm BT. GV: Cách hiểu nào trong hai cách sau là đúng ? Vì sao ? GV: Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? GV: Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao ? Bài tập làm thêm: GV hướng dẫn HS làm bài Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng Đầu (1), (3), (4) -> chuyển HẾT TIẾT 44 CHUYỂN TIẾT 45 Từ đồng âm GV:Nhắc lại khái niệm từ đồng âm ? GV: Phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ? GV: Trong hai trường hợp (a) và (b) đó trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ? * Đọc yêu cầu bài tập 2/124. * Thảo luận. Trình bày -> Nhận xét Từ đồng nghĩa GV: Từ đồng nghĩa là gì ? GV:Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu (đã cho)? GV: Dựa trên cơ sở nào, từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”. Việc thay thế cho từ trong câu nói trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? HS thảo luận theo cặp và trình bày -> GV nhận xét. Từ trái nghĩa GV: Thế nào là từ trái nghĩa? GV: Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào? Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ GV:Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? GV:Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích từ nghĩa hẹp ? Trường từ vựng GV:Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho VD? - GV hướng dẫn HS làm BT - Trình bày trước lớp Bài tập thêm 1-Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" 2-Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ rõ tác dụng của chúng HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS ôn lại kiến thức đã học và áp dụng vào các văn bản đã học như truyện Kiều qua các đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều I. TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC: 1. Khái niệm: - Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt VD: nhà, gió, mẹ, cha.. - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại + Từ ghép: là các từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng + Từ láy: là từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào, nho nhỏ 2. Bài tập Bài tập 2: SGK/122 Từ ghép: giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo Bài tập 3: SGK/123 - Từ láy: có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp - Từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô II. THÀNH NGỮ: 1. Khái niệm là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng ->Làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc, có tính hình tượng 2. Bài tập Bài tập 2: SGK/123 mục II - Tổ hợp tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: hoàn cảnh, môi trường sống có ảnh hưởng đến lối sống tính cách, đạo đức con người - Chó treo, mèo đậy: muốn giữ được thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại (nghĩa bóng: tùy từng loài vật, tùy từng người mà có cách xử lí thích hợp) - Tổ hợp thành ngữ: + Đánh trống bỏ dùi: phê phán kẻ làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm + Được voi đòi tiên: tham lam được cái này muốn cái khác hơn + Nước mắt cá sấu: sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa Bài tập 3: Mục II a. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật : + Đầu voi đuôi chuột: công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì + Như chó với mèo: xung khắc, không hợp nhau - Cám treo heo nhịn thèm - Mỡ để miệng mèo b. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật : + Cây nhà lá vườn: những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ) + Cưỡi ngựa xem hoa: việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao - Bèo dạt mây trôi; Bãi bể nương dâu; Cắn cơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, bẻ hành bẻ tỏi Bài tập 4: Hai dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chương VD: Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Cá chậu chim lồng: cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do Tự ta ta phải lo âu Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Miệng hùm nọc rắn: sự nanh độc, đố kị, làm điều xấu Xót mình cửa các buồng khuê Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Cửa các buồng khuê: nơi ở của con gái giàu sang xưa Thân em ...bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công (Thương vợ - Trần Tế Xương) * HS đặt câu với các thành ngữ vừa tìm được III. NGHĨA CỦA TỪ: 1. Khái niệm - Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị - Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể 2. Bài tập: 1.Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: Nghĩa của từ mẹ là: "người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con" 2. Chọn cách giải thích đúng, giải thích vì sao lại chọn cách giải thích đó - Cách giải thích (b) là đúng. Vì cách giải thích (a) có danh từ đức tính rộng lượng làm rõ hơn tính chất của từ độ lượng - vi phạm một nguyên tắc nguyên tắc khi giải nghĩa từ. IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ: 1. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có thể có hai hoặc nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc 2. Bài tập: Bài tập 1: Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa này xuất hiện tạm thời trong văn cảnh -> Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nghĩa mới. Bài tập 2: Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? Vì sao? - Đầu súng trăng treo(1) - Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc (2) - Trên đầu những rác cùng rơm (3) - Đầu xanh có tội tình gì? (4) Bài tập 3: Giải thích các thành ngữ sau trong "Truyện Kiều" - Bướm lả ong lơi: bướm ong dùng để chỉ những người hiếu sắc - Gió tựa hoa kề: gió và hoa chỉ nam và nữ, hai động từ tựa và kề diễn tả sự lả lơi của khách làng chơi và kĩ nữ khi ngồi bên nhau - Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyên vợ chồng, việc nhân duyên do trời định V. TỪ ĐỒNG ÂM: 1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. - Từ nhiều nghĩa: từ có các nghĩa liên quan đến nhau - Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm: + Đồng âm: giống âm khác nghĩa + Nhiều nghĩa: giống nghĩa khác âm 2. Bài tập. a, Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: Lá (chiếc lá, lá không còn màu xanh): bộ phận của cây, hình dẹt , màu xanh lục ->nghĩa gốc Lá 2 (lá phổi): mang nghĩa chuyển b, Đường (đường ra trận): đường đi Đường (ngọt như đường): dùng để ăn, có vị ngọt, chế biến từ mía... => Có hiện tượng đồng âm, vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau “đường” những nghĩa khác nhau. VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA: 1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.(trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau) 2. Bài tập. Bài tập 2: Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" VD: Tên trộm đã bỏ mạng tại hiện trường Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ -> Từ bỏ mạng (chết) không thể thay thế cho từ hi sinh (chết) vì không phù hợp sắc thái nghĩa Bài tập 3: Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp - Cơ sở để từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi ở câu trên là phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của một mùa thay thế cho tên gọi mọt năm - Ở đây từ xuân được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hài hước của Bác, làm câu văn trờ nên sinh động hơn c. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng VII. TỪ TRÁI NGHĨA. 1. Khái niệm: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. 2. Bài tập: Bài tập 2/125. * Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu-đẹp, xa-gần; voi-chuột, rộng-hẹp * Những cặp từ còn lại khác nghĩa: ông-bà, chó-mèo Bài tập 3/125. * Cùng nhóm với sống – chết: chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình (trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất loại trừ). * Cùng nhóm với già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo (trái nghĩa tương đối, tính chất đối lập) VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 1. Khái niệm : Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, hẹp ). 2. Bài tập - Từ: từ dơn và từ phức - Từ phức: từ ghép và từ láy + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập + Từ láy: láy toàn bộ + láy bộ phận - Láy bộ phận: Láy âm và lấy vần - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu XI. TRƯỜNG TỪ VỰNG: 1. Khái niệm : Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút Trường từ vựng 2. Bài tập : Câu trên sử dụng các trường từ vựng sau: - Yêu nước, thương nòi: những người có lòng yêu tổ quốc - Yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa: trường từ vựng về tinh thần yêu nước - Tắm, bể: trường từ vựng chỉ tính chất của vật Máu, chém giết: trường từ vựng chỉ sự chết chóc => Tăng giá trị biểu cảm của câu văn, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể. * Bài mới: Chuẩn bị : Tổng kết về từ vựng (tt) E. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ***************************************
Tài liệu đính kèm: