Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trong văn bản.

- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ:

- Có ý thức nhìn nhận, đánh giá đúng một vấn đề xã hội, từ đó có lối sống lành mạnh,.

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	Ngày soạn: 19/01/13
TIẾT 101 	Văn bản:	Ngày dạy: 21/01/13
CHUAÅN BÒ HAØNH TRANG VAØO THEÁ KÆ MÔÙI
 - Vuõ Khoan - 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức nhìn nhận, đánh giá đúng một vấn đề xã hội, từ đó có lối sống lành mạnh,...
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn đinh: Kiểm tra sĩ số: 9A4....................................	 
2. Bài cũ :
- Em hiểu thế nào về nhận định sau:Mỗi một tác phẩm văn chương nghệ thuật là một thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế. Dựa vào bài “Tiếng nói văn nghệ”đã học, lấy ví dụ bằng Truyện Kiều và Lục Vân Tiên
- Theo tác giả NĐT ta có thể nói ntn về sức mạnh kì diệu của văn nghệ. Con đường của văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng ntn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 	Mọi người dân Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh cũng có những mặt yếu.Nhận thức được những điểm mạnh, đặc biệt làm rõ những điểm yếu của mình là điều hết sức cần thiết để mỗi ngườivươn lên và để một dân tộc một đất nước tiến lên phía trước, vượt qua mọi trở ngại, thách thực của chặng đường phía trước- là để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung:
?Em biết gì về tác giả Vũ Khoan và tác phẩm “Chuẩn bị hành tranh..kỉ mới”?
HS: Trình bày.
? Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được viết theo thể loại nào, và nó thuộc kiểu bài nào ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV: Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
 + Đọc giọng rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn.
+ Giải thích từ khó ( nếu cần )
?Xác định bố cục?->3 phần
+ P1: Nêu vấn đề: 2 câu đầu
+P2: Giải quyết vấn đề: Chuẩn bị cái gì?Vì sao cần chuẩn bị? Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ.
+ P3: Kết thúc vấn đề ->Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam
?Tác giả Vũ Khoan sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào trong văn bản ?
?Khái quát đại ý của văn bản ?
? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
? Việc đặt vấn đề bắt đầu trong thời điểm thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới có ý nghĩa gì?
? Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì?
? Người viết đã luận chứng cho nó ntn?
? Ngoài 2 nguyên nhân ấy còn những nguyên nhân nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới?
Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là chỉ rõ cái mạnh, cái yếu của con ngườiViệt Nam trước mắt lớp trẻ
HS đọc cái mạnh thứ nhất
? Tác giả nêu ra những cái mạnh, cái yếu đầu tiên của con người Việt Nam ntn?
HS phát hiện chi tiết, tìm dẫn chứng .
* Thảo luận: ?Nhận xét về cách dùng từ ngữ, cách viết của tác giả?
? Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?
* Hướng dẫn tổng kết:
GV khái quát lại nội dung mục ghi nhớ – HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
 I Giới thiệu chung:
1. Tác giả
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sgk/ 29
- Thể loại :Nghị luận 
 + (Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội-giáo dục)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
 2. Tìm hiểu văn bản :
2.1. Bố cục: 3 phần 
2.2 Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2.3 Đại ý: Những điểm mạnh cần phát huy, đểm yếu cần khắc phục của con người Việt Nam.
2.4 Phân tích :
a. Nêu vấn đề
-Lớp trẻ Việt Nam .. kinh tế mới
® Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn
b. Giải quyết vấn đề
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên
+ Con người với tư duy sáng tạo, tiềm năng chất xám phong phú, sâu rộng sẽ góp phần xây dựng, tạo nền kinh tế tri thức. 
+ Khoa học phát triển, giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
* Những điểm mạnh 
- Đoàn kết, đùm bọc thương yêu giúp đỡ nhau.
- Bản tính thích ứng nhanh.
* Những điểm yếu
- Thiếu tỉ mỉ
- Nước đến chân mới nhảy
- Tính đố kị
- Thói quen bao cấp, ỷ lại
® Dùng thành ngữ, ca dao, ngôn ngữ giản dị làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà ngắn gọn; lập luận chặt chẽ.Ngôn ngữ báo chí gắn với đời sốn bởi cách nói giản dị, dễ hiểu.
c. Kết thúc vấn đề
- Mục đích: Sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu
® Nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng
3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk/30
- NT:
- ND:
* Ý nghĩa:
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
III. Hướng dẫn tự học: 
 - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản .
- Luyện viết một đoạn văn, bài văn về một trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
- Học bài
- Soạn bài “Các thành phần biệt lập” (tt)
E. Rút kinh nghiệm :
***********************************************
TUẦN 22	Ngày soạn: 19/01/13
TIẾT 102	Ngày dạy: 21/01/13 
CÁC THAØNH PHẦN BIEÄT LAÄP
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Thái độ:
- Thấy được sự giàu và đẹp của tiếng Việt. Từ đó có ý thức giữ gìn sự ttrong sáng của tiếng Việt.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn đinh: Kiểm tra sĩ số: 9A4...........................................................................
2. Bài cũ : - Thế nào là khởi ngữ? Đặt câu có khởi ngữ và xác định cụ thể khởi ngữ đó trong câu?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Trong một câu, các bộ phận có vai trò (chức năng) không đồng đều nhau. Ta có thể phân biệt: Những bộ phận trực tiếp diễn đạt những sự việc trong câu; những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc,mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ bộ phận không trực tiếp diễn đạt những sự việc trong câu.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
* Tìm hiểu thành phần tình thái
- Cho HS đọc ví dụ a,b(I)ở bảng phụ ghi ở sgk/18
* Thảo luận: ? Các từ in đậm trong 2 câu trên thể hiện thái độ gì của người nói? Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không?Vì sao?
? Thế nào là thành phần tình thái?
? Đặt câu có sử dụng thành phần tình thái? Gạch chân thành phần đó trong câu?
* Tìm hiểu thành phần cảm thán
-Cho HS đọc ví dụ a,b(II) ở bảng phụ ghi ở sgk/18
?Các từ in đậm trong 2 câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? 
? Những từ ngữ nào trong câu có liên quan đến việc làm xuất hiện các từ in đậm? (thành phần tiếp theo của các từ in đậm)
? Công dụng của các từ in đậm trong câu? 
? Thế nào là thành phần cảm thán?
? Tìm trong các tác phẩm em vừa học một ví dụ có thành phần cảm thán?
? Đặt một câu có thành phần cảm thán? Xác định thành phần cảm thán có trong câu?
* GV: Các thành phần tình thái,cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Thảo luận bài tập 1/19
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 2
Thảo luận bài 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I. Tìm hiểu chung:
1.Thành phần tình thái
1.1 Phân tích ví dụ :/ sgk
a. Chắc: Thể hiện thái độ tin cậy cao
b. Có lẽ: Thể hiện thái độ tin cậy chưa cao
® Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nói trong câu
1.2. Ghi nhớ 1/18
2.Thành phần cảm thán 
2.1 Phân tích ví dụ :/ Sgk
a. Ồ
b. Trời ơi,
® Trạng thái,tâm lý,tình cảm của con người 
2.2. Ghi nhớ 2/18
II. Luyện tập
Bài 1/19
Thành phần tình thái
Thành phần cảm thán
a. Có lẽ
c. Hình như
d. Chả nhẽ
b. Chao ôi
Bài 2/19:Dường như -hình như,có vẻ như,có lẽ,chắc là,chắc hẳn,chắc chắn
Bài 3/19: Chắc,hình như,chắc chắn thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất,hình như có độ tin cậy thấp nhất.Tác giả chọn từ chắc vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng:
Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy
Thhứ 2 do thời gian và ngoại hình,sự việc cũng có thể diễn ra khác đi
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết một đoạn văn ngắn có câu chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Nắm được các thành phần biệt lập 
- Làm bài tập 4 vào vở 
- Soạn bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” 
E. Rt kinh nghiệm :
TUẦN 22	Ngày soạn: 19/01/13
TIẾT 103	Ngày dạy: 23/01/13 
CAÙC THAØNH PHAÀN BIEÄT LAÄP
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được đặc điểm, công dụng của các thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
- Biết đặt câu có thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú.
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được sự phong phú, giàu và đẹp của tiếng Việt.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4.................................... 
2. Bài cũ : - Nêu các thành phần biệt lập đã học? Đặt câu với mỗi thành phần biệt lập đó?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Trong một câu, ngoài thành phần tình thái, thành phần cảm thán là những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu thì còn những thành phần biệt lập khác như thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú. Vậy hai thành phần biệt lập này lần lượt có đặc điểm, công dụng ntn ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở nội dung bài học hôm nay.
* Tiến trình bài dạy:
Hạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
* Tìm hiểu thành phần gọi đáp
- Cho HS đọc ví dụ a,b (I)ở bảng phụ ghi ở sgk/31
?Trong số các từ in đậm từ ngữ nào dùng để gọi?từ ngữ nào dùng để đáp? 
? Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
? Trong các từ gọi đáp ấy từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
? Thế nào là thành phần gọi-đáp?
- GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ, HS đọc ghi nhớ.
*Tìm hiểu thành phần phụ chú 
- Cho HS đọc ví dụ a,b(II) ở bảng phụ ghi ở sgk/32
* Thảo luận: ? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? 
?Trong câu (a) các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 
?Trong câu (b) cụm chủ-vị in đậm chú thích điều gì?
?Công dụng của các từ in đậm trong câu? Vị trí của nó?
?Thế nào là thành phần phụ chú? Cho ví dụ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/32
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
-Thảo luận bài tập 1/ 32
- Gọi HS làm bài 2
- Thảo luận bài 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung:
1. Thành phần gọi đáp:
1.1. Phân tích ví dụ: / sgk
a.Này: Dùng để gọi, tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp
b.Thưa ông: Dùng để đáp, duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại 
1.2. Ghi nhớ 1/32
2. Thành phần phụ chú: 
2.1. Phân tích ví dụ: 
a.Và cũng là đứa con duy nhất của anh 
b.Tôi nghĩ vậy 
® Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu 
2.2. Ghi nhớ 2/ 32
II. Luyện tập
Bài 1/ 32
Từ dùng để gọi: Này
Từ dùng để đáp: Vâng
Quan hệ:trên-dưới
Bài 2/ 32
- Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi
- Đối tượng hướng tới của sự gọi:Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt 
Bài 3/ 33
a. kể cả anh giải thích cho cụm từ “mọi người”
b. Các thầy,cô giáo,.người mẹ giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” 
c. những người chủkỉ tới giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”
d. thương thương quá đi thôi thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi”với “cô bé nhà bên”
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.
- Nắm được các thành phần biệt lập :gọi-đáp-phụ chú
- Làm bài tập 4,5 vào vở 
- Ôn lại văn nghị luận,chuẩn bị tiết sau làm bài viết số 5
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 22	Ngày soạn: 19/01/13
TIẾT 103	Ngày dạy: 24/01/13 
VIEÁT BAØI TAÄP LAØM VAÊN SOÁ 5
NGHÒ LUAÄN VEÀ MOÄT SÖÏ VIEÄC,HIEÄN TÖÔÏNG
I . Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống 
- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ, phân tích dánh giá 
- Khuyến khích các bài viết độc lập, sáng tạo, có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
II. Hình thức đề ra:
- Tự luận.
- Cách tổ chức: Làm bài tại lớp.
III.Biên soạn đề kiểm tra:
 Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoắc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống..Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình
IV.Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
 A.Yêu cầu chung
-Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
-Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
B. Yêu cầu cụ thể.
Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phài đảm bảo được các ý cơ bản sau
a. Mở bài :
Trực tiếp hoặc gián tiếp nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận
b.Thân bài 
Lần lượt bày tỏ nhận thức, đánh giá, thái độ hoặc đưa ra lời lý giải hay dự báo (nếu có) của bản thân đối với sự việc, hiện tượng được nghị luận.
- Các biểu hiện cụ thể: + Bất cứ lúc nào có rác là vứt, không kể thời gian địa điểm.
+ Tiện đâu vứt đó.
- Nguyên nhân: + Do sự thiếu ý thức của mỗi người.
+ Thùng đựng rác còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện.
+ Do thói quen.
+ Việc xử phạt còn nhẹ, chưa thường xuyên.
- Hậu quả: + Môi trường bị ôi nhiễm, đe dọa sức khỏe con người..
+ Gây hậu quả lâu dài cho môi trường.
+ Mất mĩ quan, để lại ấn tượng xấu với mọi người
+ Gâylãng phí thời gian và tốn kém tiến bạc.
- Biện pháp:+ Làm tốt công tác giáo dục ở các cấp, các tối tượng
+ Sắp xếp thùng rác thuận tiện, hợp lí.
+ Xử phạt nghiêm minh các hành vi xả rác bừa bãi.
c.Kết bài 
Định hướng nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người hoặc đưa ra ý kiến khái quát để tổng hợp vấn đề đã được trình bày bàn bạc thấu đáo.
1.0 điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm
V. Hướng dẫn tự học:
- Tự làm lại bài.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Chó Sói và Cừu trong thơ nhụ ngôn của La – phông – ten.
VI. Xem xét lại việc biên soạn đề :

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 22.doc