A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. Ôn tập tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở học kì 1. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra học kì 1
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Những kiến thức cơ bản phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt, Tập làm văn.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát các kiến thức đó học.
3. Thái độ: - Nắm chắc các kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, nghiêm túc đạt hiệu quả cao trong học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập rồi vào bài.
Tuần: 18 Ngày soạn: 24/12/2012 Tiết PPCT: 86 - 87 Ngày dạy: 26/12/2012 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾP). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. Ôn tập tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở học kì 1. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra học kì 1 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những kiến thức cơ bản phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát các kiến thức đó học. 3. Thái độ: - Nắm chắc các kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, nghiêm túc đạt hiệu quả cao trong học tập.. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Củng cố lại kiến thức Tiếng Việt đã học: - HS: Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học. GV sửa một số BT trong đề cương ôn tập Các phương châm hội thoại ? Nhắc lại nội dung? Lấy VD cụ thể Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Kể tên các biện pháp tu từ đã học? Thuật ngữ là gì? Gv giúp học sinh nhớ lại lí thuyết, sau đó kết hợp bài tập HẾT TIẾT 86 CHUYỂN TIẾT 87 - HS kể các kiến thức về Tập làm văn đã học? Tiết 87 LUYỆN TẬP GV hướng dẫn HS viết bài theo yêu cầu. Sau đó, GV sửa bài cụ thể cho HS - HS: thực hiện viết đoạn văn dưới sự hướng dẫn của GV và trao đổi bài cho nhau và chỉnh sửa Gv hướng dẫn Hs cụ thể một số câu 1,2 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv gợi ý và hướng dẫn HS cách làm bài, trình bày trước một đề bài cụ thể. - HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ - Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập - Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (HS chủ yếu xem lại các văn bản nhật dụng) - Phần còn lại là Phần Tập làm văn (Nghị luận văn học: thơ, truyện...) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tiếng Việt: * Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt + Biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng + Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài * Các phương thức chuyển nghĩa của từ: hoán dụ và ẩn dụ * Các phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng: - Phương châm về chất: - Phương châm quan hệ: - Phương châm cách thức: - Phương châm lịch sự: * Lời dẫn trực tiếp - Lời dẫn gián tiếp * Các biện pháp tu từ từ vựng: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm - nói tránh, nói quá. * Thuật ngữ là gì? Đặc điểm? Ví dụ? 2. Tập làm văn: a. Văn thuyết minh (sử dụng yếu tố miêu tả, các bpnt...) Xem lại SGK/42 b. Văn tự sự (sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) Xem lại các đề bài viết số 2, số 3 SGK II. LUYỆN TẬP: Đề 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa bài thơ “Ánh trăng? Đề 2: Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) Đề 3: Nêu tình huống truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng). Tác dụng của tình huống truyện đó? Đề 4: Đóng vai nhân vật Vũ Nương, kể lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Đề 6: Em hãy đóng vai nhân vật người bà, kể lại với cháu những kỉ niệm của bà và cháu qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt Câu 1: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ” Đồng chí”- Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật? * Nét chung: Ca ngợi người lính trong chiến đấu, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. Họ đều mang lòng nhiệt huyết, tinh thần quả cảm. Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn * Nét riêng: - Đồng chí viết 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí cùng chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tình thần của người lính cách mạng - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật viết năm 1969 trong kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo và hình ảnh người lính hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ vì miền Nam ở phía trước. Nghệ thuật giàu tính khẩu ngữ, lời thơ tự nhiên, khỏe khoắn Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt? Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện sự kính yêu bà và lòng biết ơn đối với bà cũng là đối với quê hương - đất nước . Bài thơ là sự kết khợp giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả, thành công với sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại tất cả các kiến thức và nội dung trọng tâm đã ôn tập trong đề cương - Chuẩn bị thứ 4 ngày 26/12 thi kiểm tra đề của Phòng GD & ĐT huyện Đam Rông * HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I - HS chú ý đề bài thi có cấu trúc tự luận gồm nhiều câu hỏi nhỏ - Phần 1 là câu hỏi Tiếng Việt và áp dụng lí thuyết vào làm bài tập - Phần 2: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn. - Phần còn lại là Phần Tập làm văn - Đọc kĩ và phân tích đề bài trước khi làm, đồng thời ghi chép hết sức cẩn thận và trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng E. RÚT KINH NGHIỆM:. .... ............... *********************************** Tuần: 18 Ngày soạn: 24/12/2012 Tiết PPCT: 88 - 89 Ngày dạy: 26/12/2012 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức kiến thức đã học trong học kì 1 ở 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Rèn kỹ năng viết đoạn và viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. Tuần: 18 Ngày soạn: 24/12/2012 Tiết PPCT: 90 Ngày dạy: 24/12/2012 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Gv đánh giá và sửa bài tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn thông qua bài thi. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong Ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo. Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp 2. Kỹ năng: - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 3. Thái độ: - HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của HS. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích, sửa lỗi cụ thể D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết trả bài rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GV ghi đề bài lên bảng và cho HS lập dàn ý GV nhận xét chung về kiến thức GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Một số bài có trí tưởng tượng phong phú, lời văn chân thật, giàu cảm xúc. GV: Chỉ ra những nhược điểm: hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu tự luận nhỏ GV thống kê những lỗi của HS. Phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở GV: Lựa bài khá nhất của bạn Nhi, Cường... đọc trước lớp để các em khác học - GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm I. Đề bài: Đáp án (Xem ở bài viết số 88,89) II. NHẬN XÉT CHUNG a.Ưu điểm: - Nhìn chung các em đã biết cách viết một bài văn tự sự, xác định đúng ngôi kể - Hầu như các em đều đáp ứng yêu cầu đề bài, không bị lạc đề b. Nhược điểm: - Rất nhiều em chưa biết diễn ý, hành văn thành một đoạn văn ngắn, viết còn dài dòng, chưa nêu được nội dung chính mà đề bài muốn hỏi đến. Trong bài còn gạch đầu dòng - Hầu hết không đưa những lời đối thoại, độc thoại vào bài làm àChữa lỗi cụ thể: - Lỗi diễn đạt: lủng củng, chưa gãy gọn - Lỗi dùng từ: thiếu chính xác, lời văn -> một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc . - Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. - Sai nhiều lỗi chính tả (viết số, viết tắt: khẻo->khỏe, qyên->quên...) - Nhiều bài chưa viết quá ngắn gọn, làm đối phó, chưa đáp ứng yêu cầu của đề bài - Một số em viết quá xấu, gạch xoá tuỳ tiện, danh từ riêng không viết hoa (bài của Wan) BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI HỌC KÌ 1 Lớp SS Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm > TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 9A1 D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại kiến thức đã học - Chuẩn bị bài mới: Bàn về đọc sách E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: