Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện Chiếc lược ngà.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm của cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật

2. Kĩ năng :

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .

- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ:

- Trân trọng những tình cảm đẹp của cha con, đồng thời biết kính yêu đấng sinh thành .

 C. Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

 

doc 10 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	Ngày soạn: 01/12/12
TIẾT 71,72 	Văn bản:	Ngày dạy: 04/12/12 
CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Trích ) - Nguyễn Quang Sáng -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện Chiếc lược ngà.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm của cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật 
2. Kĩ năng : 
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
- Trân trọng những tình cảm đẹp của cha con, đồng thời biết kính yêu đấng sinh thành .
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 ..............................................
2. Bài cũ :- Kể tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?Nêu một vài nét về tác giả,tác phẩm ?
- Bác lái xe cho rằng, anh thanh niên là một trong những người “cô độc nhất thế gian”.Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?
- Phát biểu chủ đề của truyện nhưng không dùng chính câu văn của chính tác giả Nguyễn Thành Long? 
3.Bài mới
* Giới thiệu bài:
 Tình cha con là tình cảm thiêng liêng, bất diệt . Tình cảm ấy được biểu hiện đặc biệt sâu sắ, xúc động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang sáng đã kể về tình cảm cha con đầy xúc động, bất diệt của người miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung .
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
? Nêu những nét cơ bản về tác gia?
? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
? Tác phẩm được viết theo thể loại nào ?
- GV: Đây là thể loại được sáng tác phổ biến trong những năm chống Mĩ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích( đặc biệt chú ý phương ngữ )
? Hãy tóm tắt nội dung của chuyện?
=>Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh Sáu là ba vì trên mặt anh có cái thẹo, không giống người chụp chung với mẹ trong bức ảnh kia.
 Mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh mình là ba của nó. Khi Thu nhận ra sự thực thì đã đến lúc chia tay. Ở khu căn cứ, anh Sáu đã dồn hết tình cảm và tâm sức làm chiếc lược bằng ngà voi để dành tặng con gái yêu. Không may , anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mằt, anh đã kịp trao chiếc lược ngà cho anh Ba, một đồng chí để đưa tận tay cho Thu.
? Hãy chia bố cục của văn bản ?
- P1 : từ đầu “như bị gãy” -> Lòng khao khát được gặp con của ông Sáu và phản ứng của bé Thu.
- P2: Tiếp theo  “ bắt nó về”-> Diễn biến tâm trạng của Thu trong mấy ngày ông Sáu ở nhà .
- P3 : Tiếp theo “tụt xuống” -> Cuộc chia tay cảm động của hai cha con
- P4 : Phần còn lại -> Nỗi nhớ, niềm thương con của ông Sáu 
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là người trực tiếp kể lại câu chuyện xảy ra đối với cha con béThu ?
? Sử dụng ngôi kể, người kể nguyện như vậy có tác dụng gì ?
->Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, bác Ba kể-> câu chuyện vừa đảm bảo tính khách quan, vừa chân thực do bác ba là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện .
? Trong tác phẩm, Nguyễn Quang sáng đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
? Tác giả đã xây dựng những tình huống truyện nào ? Đâu là tình huống cơ bản ? Vì ssao em biết ?
? Diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện có thể chia làm mấy giai đoạn?đó là những giai đoạn nào? (hai giai đoạn:trước buổi chia tay,trước khi thừa nhận anh Sáu là ba;trong buổi chia tay đầy nước mắt,khi nhận ba thì ba đã phải đi rồi)
? Bé Thu có thái độ ntn trong phút đầu gặp lại hai người khách lạ?
? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
* Thảo luận: ? Theo em vì sao bé Thu lại có thái độ như vậy? 
? Trong hai ngày đêm tiếp theo,thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến ntn tiết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu
*TIẾT 2 
? Nhắc lại vì sao bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha?
? Nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên má của ba, bé Thu có hành động như thế nào? Hành động ấy diễn tả trạng thái nào của Thu ?
? Thử nhận xét về nghệ thuật của tác giả?
-Thì ra trong đêm về nhà ngoại, được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba là do thằng tây bắn vào. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa, khi hiểu ra tất cả Thu nảy sinh tâm trạng ân hận hối tiếc vì những ngày qua không chịu nhận cha.
? Trong giờ phút chia tay tâm trạng và hành động của bé Thu như thế nào? Tìm đọc những văn miêu tả tâm trạng và hành động đó?
? Thử nhận xét về tính cách của bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả?
-Thay đổi đột ngột, kì lạ đến khó hiểu.
-Lúc đầu: Đứng nhìn, vẻ mặtnghĩ ngợi sâu xa.
-Lúc sau:Thét lên: baaaa!
+Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc
+Ôm chặt ba, hôn cổ, hôn vai, hôn lên thẹo
+Hai tay xiết chặt....giang hai chân ôm ba.
+Không cho ba điba về ba mua cho con cây lược.
? Tiếng thét “Ba” của bé Thu vang lên diễn tả điều gì?
GV:Chiếu tranh cảnh hai cha con ôm nhau kết hợp giảng bình: Sự khao khát khát ấp ủ bấy lâu bị dồn nén bỗng bùng ra mạnh mẽ,hối hả, cuống quýt xen lẫn cả sự ân hân. Tiếng thét ấy gợi bao xúc động cho người đọc: “Tiếng kêu của nó như xé, xé cả sự im lặng...xót xa”. Tiếng gọi ấy là tiếng gọi đầu tiên và cũng là tiếng gọi cuối cùng của Thu .
GV nêu câu hỏi thảo luận (2 ph)
? Những lời nói, cử chỉ, hành động của bé Thu khi nhận cha có mâu thuẫn với thái độ từ chối quyết liệt ông Sáu lúc đầu không? Vì sao? Em có nhận xét gì về tình huống này?
-Không. Vì đó là sự thống nhất trong tính chách nhân vật->Tình huống bất ngờ
? Từ những tình huống trên, hãy nêu cảm nhận của em về bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhận vật của tác giả?
GV:Cô bé có cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ 8 tuổi, đứa trẻ nam Bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Việc Thu không nhận ba lại là minh chứng cho tình yêu ba sâu sắc. Chính tính cách và tình yêu ba sau này giúp cộ trở thành một cô giao liên xung phongnhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm.
GV liên hệ giáo dục hs
? Cảm nhận chung của em về anh Sáu?
-Là một người lính chiến đấu dũng cảm, trung thành với cách mạng.
GV liên hệ giáo dục HS
? Tìm đọc những câu văn thể hiện niềm khao khát được gặp con của ông Sáu?
-Khi xuồng gần đến không chờ cập bến, anh đã nhún chânkhông ghìm nổi xúc động
? Đoạn văn diển tả tâm trạng của ông Sáu như thế nào?
? Khi thấy con sợ hãi bỏ chạy tâm trạng của ông ra sao? Chi tiết nào nói lên điều đó?
-Anh đứng sững .hai tay buông xuống như người bị gãy.
? Nhận xét về hình thức nghệ thuật ở đoạn văn trên?
GV Chiếu tranh cảnh bé thu bỏ chạy. Sau 8 năm xa cách tưởng rằng khi được gặp con anh sẽ chạy ngay đến đón nhận anh để thỏa lòng mong nhớ. Vậy mà điều đó lại hoàn toàn trái ngược với điều anh nghĩ. 
 ? Trong ba ngày nghỉ phép anh luôn tìm mọi cách để gần gũi con. Chi tiết nào nói thể hiện điều đó?
-Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nàochẳng chịu gọikhẽ lắc đầu không khóc được,
? Sau những cử chỉ vỗ về mà con bé vẫn tỏ thái độ lạnh nhạt, phản ứng quyết liệt anh cảm thấy như thế nào?
GV Nhưng rồi niềm mong mỏi ao ước bấy lâu của người cha người chiến sĩ cách mạng ấy đã đến. Hôm chia tay nhìn con đứng ở góc nhà anh muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy”, anh không muốn làm tổn thương con bé một lần nữa nên chỉ đứng nhìn với đôi mắt trìu mến buồn rầu. Bất ngờ Thu cất tiếng gọi ba.
? Được nghe con gọi ba, ôm ba... tâm trạng anh Sáu như thế nào? 
Không ghìm được xúc động.hôn lên mái tóc con.
-GV Được nghe tiếng ba từ chính miệng con gọi anh cảm động, hạnh phúc đến nghẹn ngào, trong giây phút ngắn ngủi đó người cán bộ cách mạng đã không ghìm được nỗi xúc động. 
? Sau ngày chia tay trở lại chiến trường ông Sau mang theo tâm trạng nào?
Những đêm trong rừng nằm trên võng nhớ con anh lại ân hận vì mình đã lỡ tay đánh con. Nhớ lời con dặn trước lúc lên đường anh dồn hết tinh yêu thương vào làm cây lược.
GV liên hệ giáo dục HS về lời hứa.
? Tác giả diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện làm chiếc lược ngà. 
Hãy đọc đoạn văn đó? Nhận xét về NT của đoạn văn vừa đọc?
+Từ con đường mòn chạyđứa trẻ được quà. ngồi cưa từng chiếc răng lượcngười thợ bạc”.
? Việc làm cây lược đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn người cha, người cán bộ cách mạng ấy?
Chiếc lược trở thành một vật quý giá, thiêng liêng để mỗi khi nhớ con “anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Cây lược làm xoa dịu nỗi ân hận vì đánh con và ánh lên niềm hy vọng có ngày được trao tận tay cho cho. Nhưng trước khi hy sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược.
? Nhận xét về tình huống anh Sáu hy sinh? 
? Lời dặc dò trăn trối cuối cùng với ánh mắt người chiến sỹ nói lên điều gì?
GV tích hợp đôi mắt của Tnú trong văn bản “Rừng xà nu”
? Truyện không chỉ nói lên tình cha con anh Sáu sâu nặng mà còn gợi cho người đọc vấn đề gì?
GV tích hợp văn bản trong lòng mẹ, văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình, và chiếu hình ảnh chiến tranh để giáo dục hs 
* Hướng dẫn tổng kết :
Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ. 
- Cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ nhưng hợp lý ,hấp dẫn.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp , câu chuyện đáng tin cậy.
- Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật rất thành công
- Ngôn ngữ lời kể giản dị, đậm màu sắc Nam Bộ.
- Truyện diễn tả cảm động tình cha con đằm thắm sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Ca ngợi tình cảm cha con cao đẹp, thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.
GV nêu yêu cầu luyện tập, HS thực hiện
GV khái quát bằng sơ đồ.
* Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe . 
- Chuẩn bị bài tiết sau: Kiểm tra Tiến Việt .
+ Ôn tập các nội dung tiếng Việt đã học.
+ Nắm vững các khái niệm về tu từ, từ vựng, cú pháp ....
+ Chú ý trong giao tiếp cần tuân thủ các phương châm hội thoại.
+ Xây dựng doạn văn theo chủ đề cụ thể. 
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm :
-Xuất xứ: Viết 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ.
- Thể loại : Truyện ngắn
II.Đọc –hiểu văn bản:
1- Đọc và giải nghĩa những từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1. Bố cục : 4 p ... m, trung thành với cách mạng.
* Nỗi khao khát được gặp con sau 8 năm.
-‘Khi gần đến không chờ xuồng cập bến, anh đã nhún chân không ghìm nổi xúc động”
=>Hồi hộp, xúc động.
-Anh đứng sững . hai tay buông xuống như người bị gãy.
->Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cử chỉ nét mặt.
=>Đau đớn, thất vọng, hụt hẫng.
*Trong ba ngày nghỉ phép.
-“Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào chẳng chịu gọi khẽ lắc đầu không khóc được.”
->Anh đau khổ , bất lực.
* Giờ phút ông Sáu chuẩn bị lên đường
-“Không ghìm được xúc động.hôn lên mái tóc con”
->Xúc động , hạnh phúc nghẹn ngào.
->Tình yêu con vô bờ.
*Những ngày ở chiến khu
-Nhớ thương xen lẫn day dứt , ân hận, ám ảnh vì lỡ đánh con.
- Giữ đúng lời hứa với con:Dồn hết tâm trí và công sức vào làm cây lược.
+Từ con đường mòn chạyđứa trẻ được quà. ngồi cưa từng chiếc răng lượcngười thợ bạc”.
-> Miêu tả nhân vật qua hành động.
=>Một người cha hiền lành, nhân hậu. Đó là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa.
-Ông Sáu hy sinh.
->Tình huống bất ngờ.
-Trước lúc hi sinh, đưa tay vào túi=> Ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử.
à Tình phụ tử thiêng liêng bất diệt.
=>Thấm thía những mất mát , đau thương , éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh.
3.Tổng kết: 
* Nghệ thuật
* Nội dung
* Ý nghĩa:
- Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, 
- Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
4 Luyện tập.
III. Hướng dẫn tự học :
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích .
- Nắm được những kiến thức của bài học , tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung trong bài học .
- Học ghi nhớ.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15	Ngày soạn:02/12/12
TIẾT 73 	Ngày dạy: 05/12/12
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức về Tiếng Việt đã học trong học kì I 
- Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội 
II. Hình thức kiểm tra:
Trắc nghiệm và tự luận.
III. Thiết lập ma trận đề:
TUẦN 15	Ngày soạn:02/12/12
TIẾT 74,75 	Ngày dạy: 05/12/12
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
(Hướng dẫn làm bài kiểm tra thơ và truyện Hiện đại)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức về Tập làm văn đã học 
- Hệ thống lại những giá trị đặc sắc của những bài thơ hiện đại .
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Khái niệm văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
- Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học.
- Hệ thống lại những giá trị đặc sắc của những bài thơ hiện đại .
2. Kĩ năng : 
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
- Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi tạo lập văn bản ( nhất là hai kiểu văn bản vừa học là văn bản thuyết minh và văn bản tự sự )
- Tự hào về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến .
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 ..............................................
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của 3 HS
3.. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Ở học kì I, chúng ta chủ yếu tìm hiểu hai kiểu văn bản : tự sự và thuyết minh; đồng thời tiếp tụctìm hiểu cách làm nhất là cách sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong hai kiểu văn bản này . Hai TCT 74,75 chúng ta sẽ ôn tập lại cả những nội dung kiến thức kể trên.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Ôn tập phần Tập làm văn:
* Hướng dẫn ôn tập lí thuyết TLV:
? Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9,tập I có những nội dung lớn nào?Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
?Vai trò,vị trí,tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ntn?cho ví dụ cụ thể?
?Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả,tự sự giống và khác với văn bản miêu tả,tự sự ở điểm nào?
* GV: Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật với các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn.Chẳng hạn khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ,người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng tưởng tượng,lối so sánh,nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình)để khơi gợi cảm thụ về đối tượng được thuyết minh.Và đương nhiên phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ ntn;màu sắc,không gian,hình khối,cảnh vật xung quanh,từ đó cho HS thấy thuyết minh và miêu tả,giải thích có những điểm khác nhau
* Thảo luận câu hỏi 4 sgk/206
Hướng dẫn luyện tập:
 ?Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm? 
? Một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luân?
?Đoạn văn có sử dụng cả nội tâm và nghị luận? 
?Thế nào là đối thoại,độc thoại nội tâm?Vai trò,tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự ntn?
	* TIẾT 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập phần thơ hiện đại: 
* Hướng dẫn HS thực hiện tổng hợp kiến thức về các bài thơ hiện đại đã học ở :
Gv hướng dẫn HS hoàn thành nội dung các câu hỏi trong SGk bằng cách chuẩn bị bảng thống kê còn bỏ trống và các tờ rời.
- Chia nhóm để HS hoàn thành bài bằng cách trả lời miệng; sau đó giáo viên cho HS lên bảng ghép tờ rời để hoàn thành bảng hệ thống và sửa bài cho các em ( nếu cần)
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
A. Lý thuyết
1. Các nội dung lớn và trọng tâm :
a. Văn bản thuyết minh:trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như: nghị luận,giải thích,miêu tả
b. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự với nghị luận
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự;người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự
2. Vai trò,vị trí,tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Thuyết minh là giúp cho người đọc,người nghe hiểu về đối tượng,tránh được sự khô khan nhàm chán
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả,tự sự với văn miêu tả,tự sự
MIÊU TẢ
THUYẾT MINH
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh,liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Ít dùng số liệu cụ thể,chi tiết
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
- Ít tính khuôn mẫu
- Đa nghĩa
- Trung thành với các đặc điểm của đối tượng,sự vật
- Bảo đảm tính khách quan.khoa học
- Í t dùng tưởng tượng,so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể,chi tiết
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống văn hoá,khoa học,..
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
- Đơn nghĩa
4. Nội dung văn bản tự sự ở sgk Ngữ Văn 9 tập I
- Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm,nghị luận,đối thoại và độc thoại,người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Yêu cầu về kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản
- Thấy được vai trò,vị trí,tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm,lập luận.
B. Luyện tập:
Làm bài 4,5,6 sgk/206
=>Đoạn văn “ thực sự mẹ không lo  con đường làng dài và hẹp” 
(Lý Lan “Cổng trường mở ra”-NV 7-T.I)
=>Đoạn văn “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính,truyền cho tất cảkhông nói trước”
(“Hoàng Lê nhất thống chí”-NV 9- T.I)
=> “Lão không hiểu tôi. thêm đáng buồn” – “Lão Hạc”-NC,NV 8-T.I)
	* TIẾT 2
II. PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI :
(Bảng thống kê bên dưới)
III. Hướng dẫn tự học:
- Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, tiếng Việt để đọc – hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng bộ môn .
- Học lại phần lý thuyết đã ôn
- Làm còn lại sgk/206
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại:
+ Nắm được tiểu sử, sự nghiệp của các tác giả.
+ Nắm hoàn cảnh ra đời, xuất xứ. thể loại tác phẩm.
+ Nắm vững nội dung, ý nghĩa văn bản, vận dụng phân tích một đoạn văn, đoạn thơ cụ thể.
Bảng tổng hợp kiến thức về các bài thơ hiện đại đã học:
stt
Tác phẩm
Tác gia’
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
thơ
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng 
Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, chân thực, cô đọng , giàu sức biểu cảm
2
Bàn thơ về tiểu đội xe không kính 
Phạm Tiến Duật
Thơ
Khắc hoạ những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh người lái xe Trường Sơn ; tư thế hiên ngang , tinh thần laic quan , dũng ảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc .
Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ , tự nhiên khoẻ khoắn. Hình ảnh chân thực , sinh động 
3
 Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
Thơ
Khắc hoạ hình ảnh đẹp, tráng lệ ; thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động . Bộc lộ niềm vui, long tự hào ủa nhà thơ .
Xây dựng hình ảnh liên tưởng, tửơng tượng phong phú , độc đáo 
- Âm hưởng khoẻ khoắn , hào hùng, lạc quan 
4
Bếp lửa 
 Bằng Việt 
Thơ 
Gợi lại những kỉ niệm nay xúc động về bà và tình bà cháu 
- Lòng kính yêu trân trọng của cháu đối với bà và tình yêu quê hương đất nước 
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, biểu cảm , tự sự và bình luận 
5
Khúc haut ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
Nguyễn Khoa Điềm 
Thơ 
Sự gian nan, vất vả của cuộc sống ở chiến khu – Tình thong yêu con gắn liền vớitinh thần chiến đấu của người mẹ.
Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến 
6
Ánh trăng 
Nguyễn Duy 
Thơ 
Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nươcbình dị, hiền hậu .
- Gợi nhắc truyền thống : uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung .
Giọng điệu tâm tình, tự nhiên; hình ảnh giàu tính biểu cảm 
- Nhiều biện pháp tu từ từ vựng .
7
Lặng lẽ Sa- pa 
Nguyễn Thành Long
Truyện 
Ca ngợi những con người âm thầm, lặng lẽ , hi sinh tuổi trẻ , tài năng trí lực cho công cuộc xây dựng đất nước . Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động , ý nghĩa của những công việc thầm lặng .
Xây dưng tình huống truỵên hợp lí ; cách kể chuyện tự nhiên.
- Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận 
8
Làng 
Kim Lân 
Truyện 
Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của người nông dân . 
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo . Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .
Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm 
9
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng 
Truyện 
Thể hiện chân thực , cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Thành công trong việc miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật 
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 15.doc