Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Có hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .

- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn trong truyện .

2. Kĩ năng :

- Nắm bắt được diễn biến cốt truyện ,tóm tắt được truyện .

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .

3. Thái độ:

- Trân trọng những người lao động, biết cống hiến cho Tổ quốc.

 C. Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,

D. Tiến trình hoạt động :

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .

2. Bài cũ :

 - Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo?Phân tích,chứng minh.

- Ông Hai dưới ngòi bút của Kim Lân hiện lên thật đậm nét hình ảnh người nông dân bắc bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

3. Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	Ngày soạn: 24/11/12
TIẾT 66,76	Văn bản	Ngày dạy: /11/12
LẶNG LẼ SAPA
	- Nguyễn Thành Long - 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Có hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn trong truyện .
2. Kĩ năng : 
- Nắm bắt được diễn biến cốt truyện ,tóm tắt được truyện .
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
3. Thái độ:
- Trân trọng những người lao động, biết cống hiến cho Tổ quốc.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4.........................................................
2. Bài cũ :
 - Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo?Phân tích,chứng minh.
- Ông Hai dưới ngòi bút của Kim Lân hiện lên thật đậm nét hình ảnh người nông dân bắc bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: 
Với cốt truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh yên Sơn, tác giả Nguyễn Thành Long đã hết lời ngượi ca vẻ đẹp của của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
* Tiến trình bài dạy : 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
-Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/188
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
? Tác phẩn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Tác phẩm được sáng tác theot hể loại nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
-GV nêu yêu cầu giọng đọc:Đọc giọng chậm,cảm xúc,lắng sâu;kết hợp kể tóm tắt với đọc.Chẳng hạn:đoạn đầu có thể kể;bắt đầu đọc từ đoạn bác lái xe sắp giới thiệu với hoạ sĩ và cô kĩ sư một người cô độc nhất thế gian,đoạn những suy nghĩ của hoạ sĩ có thể tóm tắt;đoạn cuối:trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!lại tiếp tục đọc diễn cảm
-HS nối nhau đọc,kể tóm tắt 
? Vậy có thể tóm tắt thật ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu ntn?Qua đó có nhận xét gì về cốt truyện?=>Cốt truyện thật đơn giản,kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già,cô kỹ sư và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn-Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ 
Giải thích từ khó:kiểm tra một vài từ khó trong chú thích 
? Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Đoạn 1: Vừa qua Sa Pa,xe dừng nghỉ lấy nước,bác lái xe giới thiệu với hoạ sĩ già và cô kĩ sư một trong những người cô độc nhất thế gian
- Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên và bác hoạ sĩ,cô kĩ sư
- Đoạn 3:Họ chia tay,hoạ sĩ và kĩ sư trẻ xuống đồi,cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?(ngôi 3)điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào?Ông hoạ sĩ già,chỉ trừ một đoạn nhỏ tác giả chuyển điểm nhìn nhân vật qua cô kĩ sư. Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy?
=>Làm cho câu chuyện có vẻ đẹp chân thật và có tính khách quan,làm nổi chất trữ tình,đào sâu suy tư của nhân vật
? Những phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng kết hợp chủ yếu trong tác phẩm ?
? Tác phẩm viết về chủ đề nào ?
? Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là trung tâm?->Anh thanh niên
-GV:Xuất hiện trong thoáng chốc, trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng,một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa
?Tác giả đã xây dựng tình huống truyện nào? Ý nghĩa của tình huống truyện với việc thể hiện chủ đề?
? Cách biểu hiện nhân vật chính trong truyện có gì đặc biệt và góp phần thể hiện chủ đề truyện ntn?=>Xuất hiện trong thoáng chốc,trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ,đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng,một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa.Từ đó nhà văn muốn khắc hoạ chủ đề tư tưởng của truyện:Trong cái lặng im của Sa Pa Sa Pa mà chỉ nghe tên,người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi,có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
* TIẾT 2
? Theo dõi truyện, tìm những chi tiết tả cảnh Sa Pa? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của tác giả ?
? Qua cách kể, tả của tác giả và qua cảm nhận của những nhân vật trong truyện, em thấy Sa Pa hiện lên ntn ?
- G v hướng dẫn HS phát hiện các chi tiết chủ yếu trong đoạn : “Chúng tagầm xe”
- GV giới thiệu thêm : là tiềm năng phát triển kinh tế du lịch .
? Theo lời kể của anh thanh niên ta biết được anh đang làm công việc gì? Trong hoàn cảnh ntn?
=>Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt:Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m,giữa cỏ cây mây núi.Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu,ngày đêm 4 lần :1 giờ,4 giờ,11 giờ,19 giờ đều đặn và chính xác dù mưa nắng,gió bãođều phải đi đo gió,đo mưa,tính mây,tính nắng,đo chấn động mặt đất rồi dùng bộ đàm báo về trung tâm
? Em có nhận xét gì về cuộc sống và công việc này?=> Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác, đều đặn và tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, không được một lần trong ngày chậm đo hoặc đo sớm, tệ hơn nữa là bỏ phiên
* Thảo luận : ? Theo em cái gian khổ nhất của anh thanh niên là gì?
=>Sống trong hoàn cảnh cô độc một mình trên núi cao hàng tháng,hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một con người cô độc nhất thế gian và thèm người đến nỗi thỉnh thảng phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện
? Nhưng vì sao anh vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui,sống khoẻ trong hoàn cảnh ấy?(Ý thức về công việc có ích và cần thiết cho đất nước – cụ thể khi ấy là phục vụ cho kháng chiến chống Mĩ)
? Phân tích suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên về nghề nghiệp, về lý tưởng cuộc sống?(anh không hề thấy cô đơn vì đã quan niệm con người khi làm việc,với công việc là hai, là đôi gắn bó. Nếu không có công việc,không vì công việc thì đó mới là cô đơn thực sư)
* GV :Cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác:ham đọc sách, chăm hoa, nuôi gà,tự học,nhà cửa và nơi làm việc của anh nhỏ nhắn,xinh xắn,gọn gàng
? Trong cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư, ta còn thấy anh thanh niên hiện lên ntn?
?Em có được những hiểu biết về anh thanh niên là qua điểm nhìn của những ai ? Việc kết hợp những điểm nhìn như vậy có tác dụng gì ?
? Nguyễn Thành Long sử dụng kết hợp những ngôn ngữ kể chuyện ntn để miêu tả nhân vật anh thanh niên?
-Gv tich1 hợp với TLV về người kể chuyện, độc thoại, đối thoại,
? Tóm lại, có thể khái quát về nhân vật anh thanh niên ntn?
- GV: Anh thanh niên trong sáng về tinh thần,tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống
- Gv liên hệ giáo dục HS
-Tìm hiểu những nhân vật khác
? Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện?
=> Vừa là một nhân vật trong câu chuyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ tình cảm của tác giả
?Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?=>Xúc động và bối rối khi gặp anh thanh niên
?Ông hoạ sĩ nghĩ gì về nghề nghiệp,về nghệ thuật,về cuộc sống con người?
? Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã để lại cho cô ấn tượng,tình cảm gì?
* Thảo luận: Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng nghệ thuật gì?
?Nếu thiếu nhân vật bác lái xe thì câu chuyện sẽ ra sao?=>Thiếu sự sinh động,hấp dẫn và thiếu đi sự tò mò tìm hiểu của người đọc
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các nhân vật này?=>Tập trung làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên
? Từ đó, em rút ra chủ đề của truyện ? 
HS sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
* Hướng dẫn tổng kết
?Ngoài tính chất trữ tình truyện còn hấp dẫn người đọc bởi những thành công nghệ thuật nào?
- HS nhấn mạnh chủ đề tư tưởng của truyện 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
Nguyễn Thành Long (1925- 1991)
- Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký. sgk
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : Sgk
- Thể loại : Truyện ngắn
 II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó
* Tóm tắt: Cốt truyện đơn giản, kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Cuộc gặp gỡ trong 30 phút nhưng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng tốt đẹp.
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1 Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt :Tự sự, miêu tả, nghị luận
2.3. Phân tích:
a. Nhân vật, tình huống truyện:
- Nhân vật chính: Xuất hiện trong thoáng chốc, trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng, một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa.
- Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh nên làm công tác khí tượng trên đỉnh yên Sơn.
=> Những suy nghĩ, cảm nhận về anh thanh niên - người cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc trở nên chân thực, thuyết phục bạn đọc .
* TIẾT 2
b. Cảnh ở Sa Pa:
-Núi cao, còn có cả tuyết ; nắng bắt đầu len tớiđốt cháy rừng cây,...
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái,luồn cả vào gầm xe,...
->Quan sát kĩ lưỡng, cảm nhận tinh tế.
=> Đẹp,nên thơ, như một bức tranh, nên thơ 
c. Nhân vật anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Cuộc sống: Thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu. Là người “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”, sống một mình trên đỉnh núi chỉ có cỏ và mây mù lạnh lẽo. 
- Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, dự báo thời tiết
-> Công việc không nặng nề, nhưng đòi hỏi sự chính xác, lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao
- Quan niệm về nghề nghiệp, lí tưởng sống: Ý thức về công việc cần cho đất nước(phục vụ kháng chiến chống Mĩ) ; không hề thấy cô đơn (“Không hề thấy cô đơn vì khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, không có công việc thì đó mới cô đơn thật sự”)
=> Yêu nghề, nhiệt tình với công việc và có lý tưởng sống trong sáng.
* Tính cách và phẩm chất: 
- Dùng cây chặn đường để được gặp người qua lại.
- Biếu vợ bác lái xe củ tam thất 
- Ngôi nhà : sạch sẽ, tinh tươm và còn trồng hoa, nuôi gà,
- Chế trà rất ngon 
- Say sưa kể về cuộc sống của mình và thèm nghe chuyện dưới xuôi.
- Từ chối khi người họa sĩ già vẽ mình 
-> Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
=> Cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo và khiêm tốn.
=> Con người lao động trẻ tuổi làm công việc bình thường lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước, là điển hình của người lao động mới .
d. Những nhân vật khác
*. Ông hoạ sĩ :
- Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp,về cuộc sống con người,về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống
*. Cô kĩ sư trẻ
- Hiểu vẻ đẹp tinh thần của anh thanh niên
- Qúi mến, khâm phục anh 
- Hiểu thêm cái thế giới dũng cảm mà cô độc của những con nguời làm công việc như anh
- Quyết định về công tác ở miền núi
*. Bác lái xe
- Giới thiệu cảnh sắc,con người,đặc biệt là nhân vật trung tâm của câu chuyện
=>Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
3. Tổng kết
- NT:
- ND:
* Ý nghĩa: Lặng lẽ SaPa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ của những con người trong một chuyến đi thực tế của ông họa sĩ. Qua đó, tác giả muốn thể hiện niềm yêu mến đố với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
4. Luyện tập :
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhận vật :anh thanh niên, ông họa sĩ .
III. Hướng dẫn tự học :
- Đọc diễn cảm tác phẩm; viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất .
- Chuẩn bị bài tiết sau : Ôn tập Tiếng Việt.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 14	Ngày soạn:24/11/12
TIẾT 68 	 	Ngày dạy: /11/12
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố nội dung tiếng Việt đã học từ học kì I.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Các phương châm hội thoại .
- Xưng hô trong hội thoại .
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng : 
- Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực ôn tập; có ý thức sử dụng phương châm hội thoại, từ ngữ xưng trong hội thoại phù hợp tình huống giao tiếp.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4..............................................
2. Bài cũ : Nêu các phương châm hội thoại đã học?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: 
Trong chương trình tiếng Việt 9, học kI, chúng ta đã học các kiến thức về tiếng Việt như :các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.Tiết này chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra tiếng Việt duy nhất trong học kì ở tiết sau .
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
? Nêu các phương châm hội thoại đã học?
? Thế nào là phương châm về lượng?Cho vd?( nói có nội dung,nội dung lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.VD:
- Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
- Trả lời:Tôi đã ăn rồi.(đúng pcvl)
? Thế nào là phương châm về chất?Cho vd?(đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.VD:-Con bò to gần bằng con trâu(đúng pcvc
- Con bò to bằng con voi(sai pcvc)
? Thế nào là phương châm quan hệ?Cho vd? (nói đúng đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đe)
? Thế nào là phương châm cách thức?Cho vd?(nói ngắn gọn,rành mạch,tránh nói mơ hồ.VD:
(1)Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
Có 2 cách hiểu
(1a) Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
(1b) Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
Chúng ta cần phải chọn một trong hai cách diễn đạt trên.)
? Thế nào là phương châm lịch sự?Cho vd?(khi giao tiếp cần tế nhị,tôn trọng người khác)
? Xưng hô trong hội thoại là gì?Cho ví dụ?
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp?Cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:Hãy kể một tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
* Thảo luận câu hỏi ? Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhừng là xưng “khiêm”và gọi người đối thoại một cách tôn kính là “hô tôn”
VD:- Vua tự xưng là “quả nhân”(người kém cỏi)để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là “cao tăng”để thể hiện sự tôn kính
Bạn bè tự xưng là “tiểu đệ”và gọi người khác là “đại ca”
* Thảo luận câu hỏi II.3 sgk/190
Bài 4:- Gv hướng dẫn HS làm câu (a)
GV hướng dẫn HS về nhà làm.
a.Phép soa sánh: hai phía của hai dãy núi Trường Sơn cũng như hai người (anh và em), hai miền đất nước (Nam và Bắc), hai hướng (đông và tây), của một dải rừng , luôn gắn bó keo sơn, không gì chia cắt được .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
 - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tuần sau: Hình thức trắc nghiệm và tự luận.
+ Nắm vững cách sử dụng các phương châm hội thoại.
+ Tự xây dựng các đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
+ Biết chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại. 
I. Ôn tập lý thuyết 
1. Các phương châm hội thoại 
a. Phương châm về lượng:
b. Phương châm về chất
c. Phương châm quan hệ
d. Phương châm cách thức
e. Phương châm lịch sự
2. Xưng hô trong hội thoại
Là người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
VD:
- Đối với người trên:bác-cháu,anh-em
- Đối với bạn bè:Bạn-tớ,cậu-tớ..
-Trong hội nghị,trong lớp:Bạn-tôi,các bạn-chúng tôi
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
VD: Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói rằng: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông,giáo dục một người đàn bà được cả gia đình,giáo dục một người thầy được cả xã hội”
- Dẫn gián tiếp:Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
VD: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Ta-go cho rằng giáo dục một người xã hội
II. Luyện tập:
Bài 1:Trong giờ vật lý,thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
HS giật mình bèn trả lời:
- Thưa thầy, “Sóng”là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! ( Vi phạm phương châm quan hệ)
Bài 2:
Bài 3:Trong TV để xưng hô có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô,mà còn dùng các danh từ chỉ chức vụ,nghề nghiệp,tên riêng.mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mỗi quan hệ giữa người nói với người nghe.Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hoà.Vì thế nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn,thậm chí trong nhiều trường hợp,giao tiếp không tiến triển được nữa
III. Hướng dẫn tự học :
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt.
- Ôn tập nắm vững cách làm bài văn tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt, tiết sau Viết bài Tập làm văn số 3.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 14	Ngày soạn:24/11/12
TIẾT 69,70 	Ngày dạy: /11/12
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I . Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. 
- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt,trình bày;nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài Trau dồi vốn từ.
- Khuyến khích các bài viết độc lập,sáng tạo,có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
II. Hình thức đề ra:
- Tự luận.
- Cách tổ chức: Làm bài tại lớp.
III. Câu hỏi đề kiểm tra: 
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm: 
*.Hướng dẫn tự học: 
- Tiếp tục ôn tập phần Văn .
- Tự làm lại bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Chiếc lược ngà.
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 14.doc