Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2006-2007

Cuối những năm 60 đầu những năm 70, ở Việt Nam xuất hiện một lớp nhà thơ tài nămg, mỗi người một vẻ: Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương và Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Phạm Thị Thanh Nhàn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm.Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng trai dũng cảm và vui tính, những cô thanh niên xinh sắn, dũng cảm trên nẻo đường Trường Sơn đầy bom đạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 )góp một tiếg nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tà thế hệ trẻ Việt Nam chống Mĩ cứu nước.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2006 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 ( Phạm Tiến Duật )
Ngày dạy: 11/11/2006 Tiết 47: Đọc - hiểu văn bản
 Cuối những năm 60 đầu những năm 70, ở Việt Nam xuất hiện một lớp nhà thơ tài nămg, mỗi người một vẻ: Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương và Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Phạm Thị Thanh Nhàn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm...Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng trai dũng cảm và vui tính, những cô thanh niên xinh sắn, dũng cảm trên nẻo đường Trường Sơn đầy bom đạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 )góp một tiếg nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tà thế hệ trẻ Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Giọng đọc vui tươi, khoẻ khoắn, dứt khoát.
- Nhịp thơ dài, câu văn gần với văn xuôi có vẻ ngang tàng lí sự...có đoạn cần đọc với giọng tâm tình chậm...
? Căn cứ vào nhan đề của bài thơ, em hày cho biết bài thơ viết về đề tài gì?
? Em có nhận xét gì về đề tài ấy?
? Thông qua những chiếc xe không kính tác giả muốn nhằm khắc hoạ hình ảnh nào?
? Mở đầu bài thơ những chiếc xe không kính được lí giải như thế nào?
? Nhận xét gì về giọng thơ của tác giả? Qua đó cho thấy cách lí giải của tác giả có gì đặc biệt?
? Hình ảnh bom giật bom rung gợi cho em sự liên tưởng như thế nào?
? Hình ảnh những chiếc xe không kính còn được hiện lên như thế nào ở khổ thơ cuối?
? Những hình ảnh trên có tác dụng gì trong việc khắc hoạ hình ảnh của bài thơ?
? Từ hình ảnh thơ độc đáo ấy đã khắc hoạ chân dung người chiến sĩ lái xe như thế nào?
? Trên những chiếc xe không kính người chiến sĩ lái xe hiện lên với tư thế như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tư thế của người chiến sĩ qua những câu thơ miêu tả của tác giả?
? Quan sát khổ thơ thứ 2 em thấy cách sử dụng từ ngữ của tác giả có gì đậc biệt?
? Cách sử dụng từ đó diễn tả điều gì? Em hãy phân tích?
? Hai khổ thơ tiếp theo nói gì về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên những chiếc xe không kính?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và hình ảnh thơ trong 2 khổ thơ này?
? Điều đó làm sáng lên vẻ đẹp gì 
của người chiến sĩ lái xe?
GV gọi học sinh đọc 2 khổ tiếp
? Hai khổ thơ tiếp theo giúp em hình dung điều gì về những người lính lái xe trong bài thơ?
? Hãy nêu cảm nhận của em qua hình ảnh Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi - lại đi lại đi trời xanh thẳm?
? Tại sao trong khổ thơ cuối cùng tác giả lại nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính?
? Hình ảnh trong 2 câu thơ cuối có gì đặc biệt?
? Hình ảnh hoán dụ cuối bài thơ mang ý nghĩa gì?
GV: Trên những chiếc xe không kính người chiến sĩ lái xe.
Trường Sơn càng nổi bật. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao quí. Sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn, ý chí quyết chiến, quyết thắng để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
I. Đọc và tiếp xúc văn bản
* Tác giả
- Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ, một trong những gương mặt tiêu biểucủa thế hệ những nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước
* Tác phẩm
Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1969 được in trong tập thơ vầng trăng quầng lửa.
* Đọc
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản
Đề tài: Là những chiếc xe không
kính
- Đề tài tưởng chừng bình thường
nhưng vô cùng độc đáo vì những chiếc xe đều là những chiếc xe không có kính.
- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
- Cách lí giải như lí sự tranh cãi với người nghe không có không phải vì không có -> Lời thơ giản dị gần với văn xuôi...giọng điệu thản nhiên.
=> Đó là cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt, nguyên nhân gây ra những chiếc xe không có kính.
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
- Nó càng làm cho hình ảnh thơ thêm độc đáo. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi thêm nữa.
Hình ảnh đó không hiếm trong chiến tranh nhưng đưa nó vào hình tượng 
thơ thì chỉ có ở Phạm Tiến Duật.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
Ung dung....
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
- Tư thế ung dung hiên ngang, bình tĩnh, tự tin và thanh thản: Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
- Tác giả sử dụng động từ nhìn - thấy
- Góp phần tả các cảm giác, thị giác 
của người lái xe, cảm giác kì lạ, đột ngột khi xe chạy nhanh do không còn có kính chắn gió cho nên mới thấy mắt đắng, thấy mắt cay khi gió thổi. Thiên nhiên ùa vào buồng lái.
Hình ảnh con đường chạy thẳng vào
 tim tả cảm giác xúc động khoan khoái khi xe phóng nhanh của người chiến sĩ lái xe.
- Những khó khăn vất vả mà người chiến sĩ phải chịu đựng khi xe không có kính.
=> Giọng điệu thơ ngang tàng bất chấp
 ừ thì chi tiết thơ sinh động gợi tả phì phèo châm điếu thuốc nhìn nhau.
 Ha ha.
Chưa cần rửa, chưa cần thay
ngôn ngữ mang tính chất văn xuôi đời thường.
* Phẩm chất anh dũng, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ 
của người chiến sĩ lái xe.
- Những nét sinh hoạt và mối tình 
đồng chí của người chiến sĩ.
- Sự gắn bó mối tình đồng chí đồng 
đội thắm thiết qua cái bắt tay để 
truyền cho nhau sức mạnh vượt
qua khó khăn gian khổ hướng tới
 tương lai.
- Nhà thơ nhắc lại hình ảnh những 
chiếc xe không kính, không đền, khong mui, thùng xe có xước là để khẳng 
định những gian khổ khó khăn nguy 
hiểm ngày càng tăng, càng ác liệt
của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của
 những người chiến sĩ lái xe Trường 
Sơn.
- Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ 
trái tim chỉ người chiến sĩ lái xe.
- Hình ảnh hoán dụ cuối bài thơ 
khẳng định ý chí quyết tâm giải
 phóng Miền Nam thống nhất đất
 nước của người chiến sĩ lái xe qua hình ảnh thơ mới lạ và độc đáo, bất ngờ,
chân thực.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 -tiet 47.doc