Giáo án Ngữ Văn khối 9

Giáo án Ngữ Văn khối 9

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

1.Kiến thức

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

2. Kỹ năng

- Bước đầu tiếp xúc với văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.

3.Thái độ:

- Có thái độ yêu thích phong cách Hồ Chí Minh

B. CHUẨN BỊ

Một số hình ảnh và tư liệu nói về Bác.

 

doc 142 trang Người đăng thu10 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG÷ V¡N 9
 Tuần 1 Tiết 1.2 - Ngày soạn : 15/08/2010	 - Ngày giảng :
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	Lê Anh Trà
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
1.Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
2. Kỹ năng
- Bước đầu tiếp xúc với văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.
3.Thái độ:
- Có thái độ yêu thích phong cách Hồ Chí Minh
B. CHUẨN BỊ
Một số hình ảnh và tư liệu nói về Bác.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: khởi động
Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc: đây là văn bản nhật dụng. Đọc văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
GV: Văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS trao đổi thảo luận.
GV: Tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
(GV có thể nói thêm vài nét về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian Người hoạt động ở nước ngoài).
GV: Điều gì khiến Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước?
HS thảo luận trả lời.
GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và biến kho tàng tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng thành vốn tri thức của riêng mình? Tìm những chi tiết để minh họa.
Tiết 2.
GV: Phong cách sống giản dị của Bác được thể hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
.
GV: Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào?
GV: Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong phong cách sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào?
HS thảo luận nhóm, trả lời.
Hoạt động 3. Tổng kết,luyện tập
GV hướng dẫn học sinh tổng kết.
Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của tác phẩm?
-Giới thiệu bài mới
I. Tìm hiểu chú thích 
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Từ khó: sgk
II. Đọc – hiểu văn bản
* Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
*Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc, để hình thành một nhân cách của Hồ Chí Minh rất Việt Nam.
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh 
- Nơi ở và làm việc thì đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi làm việc đồng thời cũng là nơi ở của Bác.
-Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
*Phong cách của Hồ Chí Minh là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
* Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III/ Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Ghi nhớ : sgk
IV/ luyện tập
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Hát hoặc ngâm thơ ca ngợi về Bác. 
E.CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Về nhà học và chuẩn bị bài “Phương châm hội thoại”
Rút kinh nghiệm: 	
 Tuần 1Tiết 3 - Ngày soạn: 16/08/2010	- Ngày giảng:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Kiến thức:
Tìm hiểu về các phương châm hội thoại
Kỹ năng:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3.Thái độ:
- Có thái độ yêu thích và tìm hiểu về các phương châm hội thoại.
B. CHUẨN BỊ
-Bảng phụ để ghi các bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HS đọc đoạn đối thoại trong SGK.
GV: Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, ý muốn hỏi điều gì? Ba trả lời: “Ở dưới nước”. Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà An cần hỏi không?
GV: Em rút ra nhận xét gì về giao tiếp?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
GV nêu vấn đề: Đọc truyện cười “Lợn cưới áo mới” trong SGK. Tại sao truyện lại gây cười? lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào? 
HS nêu các phương án hỏi và trả lời.
GV : Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu nào khi giao tiếp?
GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK và hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
HS thảo luận, trả lời(ví dụ phê phán tính khoác lác).
GV: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chọn bài, chia nhóm và gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
HS thảo luận nhóm
Nhận xét truyện cười”Có nuôi được không”?
Giải thích cách dùng từ?
-GV kể một câu chuyện để dẫn dắt vào bài
I/ Phương châm về lượng
1.Ví dụ:
(SGK)
Không mang đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi (vì bơi là đã bao hàm ở dưới nước – Trong khi đó điều An cần biết là địa điểm cụ thể nào đó như : Bể bơi thành phố, sông, biển
2.Nhận xét:
a) Khi nói, câu nói phỉa có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp cần đòi hỏi.
Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào qua đây không?
Có thể trả lời:
- (Nãy giờ),(từ lúc tôi đứng đây) không có con lợn nào chạy qua đây cả.
b) Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn hoặc ít hơn những điều cần nói.
3.Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu. Đó là phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất
1.Ví dụ:
(SGK)
2. Nhận xét: truyện cười này phê phán những người nói khoác, những điều không có thật.
3. Ghi nhớ: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập
Bài tập 1: phân tích lỗi
- Trâu là một loài gia súc.
- Én là một loài chim.
Bài tập 2:Chọn từ ngữ thích hợp
a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Bài tập3 :Nhận xét truyện cười
-Thừa câu cuối – Vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập4: Giải thích dùng cách diễn đạt
Thể hiện người nói thông tin họ nói chưa chắc chắn.
E.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
-Về nhà học bài và làm câu b bài tập 4 , bài tập 5
Rút kinh nghiệm: 	
 Tuần 1Tiết 4 * Ngày soạn: 	17/08/2010 	 - Ngày giảng : 
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Kiến thức:
Tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2.Kỷ năng:
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3.Thái độ:
Có thái độ yêu thích và tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật và vận dụng một cách hợp lý trong văn thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ
Bảng phụ ghi bài tập 2 tronh sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 . khởi động Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
GV nêu câu hỏi:
- Văn bản thuyết minh là gì?
- Văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?
-Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh đã học.
HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
HS đọc văn bản trong SGK : Hạ Long đá và nước.
GV : Đây là một bài văn thuyết minh. Theo em, bài văn này thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?.
GV : Hãy tìm trong trong văn bản : tác giả có sử dụng phương pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không?
GV: để thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long, tác giả đã sử dụng cách thức nào?
GV: Hãy tìm câu văn khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong bài văn?
.
GV: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
VB có tính chất thuyết minh không?.
Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
I. Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh
Đặc điểm văn bản thuyết minh: Là loại văn bản thuyết minh: Là loại văn bản thông dụng, phổ biến.
Nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu.
Có 6 phương pháp thuyết minh thông dụng: định nghĩ ... 2
Người vợ không hiểu nghĩa cách nói “chỉ có một chân sút” (hoán dụ). Nói như thế có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người biết ghi bàn.
III. Bài tập 3
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển : vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
IV. Bài tập 4
(làm ở nhà)
V. Bài tập 5
Các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn đã được gọi tên thưo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật được nói tới.
VI. Bài tập 6
Chi tiết gây cười: ông sính chữ nguy ngập đến nơi, thế mà còn bày trò phân biệt giữa tiếng ta với tiếng Tây.
E.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
-Về nhà tự ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo .
	Rút kinh nghiệm:	
 Tuần 12 Tiết 60
Ngày soạn: 08/11/2010	Ngày giảng:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Kiến thức:
Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý.
2.Kỹ năng:
Giúp học sinh rèn kỷ năng tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
3.Thái độ:
Có thái độ yêu thích và hình thành thói quen trong việc sự dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
B. CHUẨN BỊ
Bảng phụ để minh họa các bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2. Tìm hiểu yếu tố nghị luận
GV yêu cầu hs đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn trong SGK, tr.160.
- Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
GV: Các yếu tố nghị luận ấy có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của bài văn?
HS thảo luận
HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
Gợi ý:
Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
- Thời gian.
- Địa điểm
- Ai là người điều khiển?
- Không khí của buổi sinh hoạt ra sao?
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?
Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó?
Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? (lý lẽ, nội dung lời phát biểu).
(GV gọi một số em đọc, nhận xét, sửa lại).
GV yêu cầu HS đọc ở bài tập 2 và cho biết: ở câu cuối của đoạn trích tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào?
- Bài cũ: Vai trò của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
*Bài văn Lỗi lầm và sự biết ơn.
-Trong bài văn, yếu tố nghị luận được thể hiện chủ yếu trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản.
-Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài tập 1
“Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan, lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm”.
Bài tập 2
- Yếu tố nghị luận thể hiện trong đoạn văn
* Ở lời nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của bà nội: “Người ta bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”.
+ Thông qua chính lời dạy của bà
Bà bảo u tôi “Dạy co từ thuở còn thơ mới về”
Người ta như cây - uốn cây phải uốn từ lúc còn non. Nếu để lớn lên mới uốn thì nó gẫy, có khi nó bật vỡ mặt mình. Những câu trên đều nêu những ý kiến, nhận xét, có lập luận chặt chẽ, nêu lên một chân lý (qua câu tục ngữ) rồi từ đó suy ra các kết luận tất yếu bằng các nhận xét, phán đoán.
E.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
-Về nhà làm lại bài tập và soạn bài “Làng” của Kim Lân.
	Rút kinh nghiệm:	
Tuần 13 Tiết 61.62
Ngày soạn: 10/11/2010	Ngày giảng:
LÀNG
	Kim Lân
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước cà tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.
- Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, mô tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2.Kỷ năng:
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
3.Thái độ:
Có thái độ cảm phục về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến.
B. CHUẨN BỊ
-Chân dung nhà văn Kim Lân.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
GV: Hãy giới thiệu vài nét khái quát về tác giả?
(1 HS đọc chú thích SGK).
GV: Hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Làng” và tóm tắt tác phẩm.
HS nêu hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm.
Từ khó xem sgk.
GV hướng dẫn HS đọc và yêu cầu: 
GV: Hãy nêu đại ý của tác phẩm.
GV: Hãy nêu bố cục của đoạn trích.
HS tìm một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê rất đặc biệt của ông Hai.
HS đọc đoạn đầu.
GV: Trước khi nghe tin dữ ông Hai có tâm trạng như thế nào?
Khi nghe tin làng theo giặc, ông đã phản ứng như thế nào?
HS thảo luận:
Thái độ của ông Hai khi nghe tin dữ?
GV: Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng của ông như thế nào?
GV: Vì sao ông lại trò chuyện với thằng con út?
Tiết 2
HS đọc tiếp phần còn lại.
GV: Ông Hai nghe tin này vào thời gian nào? Thái độ, việc làm của ông ra sao?
GV: Từ những chi tiết trên, em suy nghĩ gì về thái độ, hành động, tâm trạng của ông Hai Thu?
GV: Vì sao ông không thấy buồn mà lại vui khi nhà của ông bị đốt cháy hết, đốt nhẵn, ông còn kể rành rọt, tỷ mỉ như chính ông vừa tham dự trận đánh?
Hoạt động 3. Tổng kết
GV: Nhận xét về lời lẽ mà tác giả sử dụng khi miêu tả về ông Hai.
GV hướng dẫn HS tổng kết.
Nêu nội dung của tác phẩm ?
Bài cũ: Trăng trong c/s hiện tại và trăng nhắc nhở con người điều gì ?
I. Tìm hiểu chú thích
1. Tác giả 
Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920.
- Quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với đời sống của nông dân.
2.Tác phẩm “Làng” được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tóm tắt tác phẩm:
Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rồi bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó.
-Bỗng một hôm ông nghe tin cả làng chợ Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng kháng chiến. Ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
3. Từ khó sgk
II. Đọc- Phân tích văn bản
* Đại ý
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.
*Bố cục: 2 phần.
-Phàn đầu (từ đầu đến “đôi lời”): diễn biến tâm trạng ông Hai Thu khi nghe tin làng theo giặc.
-Phần còn lại: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
1. Trước khi nghe tin xấu về làng
- Khoe làng ông giàu đẹp - tự hào hãnh diện về làng.
- Không khí cách mạng của làng sôi nổi.
Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng mình. 
- Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh.
- Khoe sinh phần cụ thượng
-Khi kể say sưa, 2 con mắt sáng, cái mặt biến chuyển.
-Khi đi tản cư ông nhớ làng, nhớ hoạt động kháng chiến.
-Ông nghe được nhiều tin hay tin chiến thắng của quân ta.
-Ruột gan ông múa lên vui quá.
*Niềm vui tự hào của người nông dân về làng quê của mình hoạt động kháng chiến.
2. Khi nghe tin làng mình theo Tây
- Ông vui vì không khí của kháng chiến thắng lợi bao nhiêu thì tin về làng lại làm cho ông buồn và đau khổ bấy nhiêu.
Thái độ, tâm trạng.
- Quay phắt lại, lắp bắp hỏi.
- Cực kỳ đau khổ.
- Cổ ông lão nghẹn đắng cả lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng không thở được, một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi.
- Cúi gằm mặt, về nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên, rồi ngờ ngợ, một loạt các câu hỏi, rồi trằn trọc ngủ.
-Nội tâm: day dứt, trằn trọc.
+ Không biết đi đâu về đâu.
+ Về làng không được(làng theo giặc)
+ Đi đâu, ở đâu người ta cũng đuổi.
- Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉ nói với con cho vơi đi sự đau khổ.
+ Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
*Đau đớn tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc. Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến.
3. Khi nghe tin cải chính:
+ Thái độ: hồ hởi vui vẻ
+ Nét mặt: tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
+ Hành động: chia quà cho con; công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt.
Ông lật đật, bô bô 3 lần lật đật cùng với động tác.
“Múa tay lên mà khoe”( lại khoe)
- Ra láo!Láo hết!Toàn là si sự mục đích cả!
-Niềm vui sướng hạnh phúc choáng ngợp tâm trí của ông.
-Ông Hai yêu làng yêu nước tha thiết. Niềm tin của ông vào kháng chiến, tin vào Bác Hồ khiến người đọc cảm động.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên, hợp lý (phù hợp với tính cáh người nông dân), thể hiện sự am hiểu đời sồng, ngòi bút tinh tế của tác giả.
*Khi nghe tin làng theo Tây ông hết sức buồn bã, nhưng khi tin được cải chinhsthif ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, t/y làng của ông cũng chính là t/y k/c, t/y đất nước.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
-Truyện được xây dựng bằng diễn biến tâm trạng, tâm lý thích khoe làng của ông Hai
- Truyện có sức thuyết phục và ý nghĩa sâu sắc.
- Truyện được xây dựng trên cơ sở tình quê, tình yêu quê hương của một người có tinh thần kháng chiến, nên niềm vui nỗi buồn đều thấm thía.
- Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả nhuần nhị, lời nói độc đáo thể hiện một năng lực miêu tả sắc xảo.
- Khắc hoạ diễn biến tâm lý nhân vật thành công.
- Tình huống điển hình, nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét.
2. Về nội dung
Tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông hai gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ của ông trong quá khứ và hiện tại.
E.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài “chương trình địa phương phần Tiếng Việt”.
	Rút kinh nghiệm:	
gi¸o ¸n c¶ n¨m chuÈn míi xin liªn hÖ THẦY HÙNG ®t 0933884678...........................? víi môc ®Ých phôc vô gi¸o viªn cã chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(7).doc