I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
-Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phân tích thơ tứ tuyệt.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ.
II.CHUẨN BỊ:
GV:SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh.
HS:SGK, chuẩn bị bài, vở soạn, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc soạn bài của HS
I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên. -Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng phân tích thơ tứ tuyệt. 3.Thái độ: -Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ. II.CHUẨN BỊ: GV:SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh. HS:SGK, chuẩn bị bài, vở soạn, vở ghi. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn bài của HS 2.Bài mới: GV giới thiệu bài linh hoạt kèm theo ảnh Bác Hồ làm việc trong hang núi Pác Bó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG (GV dán bảng phụ bài thơ trong sách giáo khoa lên bảng) GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng đọc vui, pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải mái, sảng khoái; rõ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. GV đọc mẫu một lần GV gọi HS đọc GV nhận xét cách đọc của HS GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích GV: Các em hãy trình bày đôi nét về tác giả? GV giới thiệu một vài cuốn sách có liên quan tới Bác. GV chốt và cho học sinh ghi GV: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV giải thích nhan đề “Tức cảnh Pác Bó” GV có thể giới thiệu thêm các tác phẩm của Bác. GV chuyển ý GV:Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”thuộc thể thơ gì? GV:Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Nội dung từng phần? GV:Cảm nhận chung của em về giọng điệu chung của bài thơ? GV dẫn dắt vào phần 1 GV mời HS đọc 3 câu đầu GV: Câu thơ cho ta biết về điều gì? +Thời gian? +Không gian? +Hoạt động? GV: Nghệ thuật thể hiện trong câu thơ đó là gì ? GV: Cách ngắt nhịp của câu thơ này là nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi tạo nên cảm giác về sự nhịp nhàng trong nề nếp của Bác. GV: Câu thơ mở đầu có giọng điệu phới phới, thoải mái gợi cho ta cảm tưởng Bác sống ung dung hoà điệu nhịp nhàng với núi rừng. Đó là thú lâm tuyền – thú vui với suối, với rừng của con người. GV: Sau khi giới thiệu nề nếp sinh hoạt, Bác đã cho ta biết về bữa ăn của Người như thế nào? GV: Em hiểu như thế nào về cụm từ “vẫn sẵn sàng” ? GV: Cảm nhận của em về câu thơ thứ 2 này như thế nào? GV: Ý thơ ở câu 3 thật bất ngờ? Tại sao? GV: Từ “chông chênh” thuộc từ loại nào trong tiếng Việt? Nó có ý nghĩa gì? GV: Em hình dung thế nào về hoàn cảnh làm việc của Bác? GV: Phép đối trong câu 3 thể hiện như thế nào? GV giảng:Ba từ “dịch sử Đảng” là vần trắc còn thể hiện ý chí gang thép của Bác Hồ. GV:Cuộc sống trên của Bác (sống giữa rừng, giữa suối) có nét giống với thú vui của những ai thời xưa? GV chốt lại nội dung ở phần 1 GV chuyển ý vào phần 2 GV gọi HS đọc câu 4 GV:Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong câu thơ này như thế nào? GV: Cuộc đời cách mạng mà Bác khái quát ở trên là ra sao? GV:Vì sao Bác thấy cuộc đời cách mạng như thế thật là sang? GV giảng, bổ sung thêm GV mở rộng:Gía trị của câu thơ, của bài thơ kết đọng ở từ “sang”.Nên có thể coi đó là thi nhãn( mắt, tâm hồn) của bài thơ.Và trong thơ Bác hay nói tới cái sang của người làm cách mạng, ngay cả khi trong cảnh tù đày: “Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rung Tuy bị tình nghi làm gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung” (Đi Nam Ninh) GV: Như vậy, câu thơ cho chúng ta hiểu thêmg gì về quan niệm sống của tác giả? GV chốt lại phần 2 GV chuyển ý vào phần 3 GV:Em hãy cho biết đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ trang30 HS lắng nghe 2HS đọc HS lắng nghe HS trình bày HS lắng nghe HS ghi bài HS trình bày HS lắng nghe HS lắng nghe HS: thất ngôn tứ tuyệt HS: 2 phần -Phần 1(câu 1,2,3): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. -Phần 2(câu 4):Cảm nghĩ của Bác HS:Thoải mái, pha chút đùa vui, hóm hỉnh. HS lắng nghe HS đọc 3 câu đầu HS: +Thời gian: sáng/ tối +Không gian: suối/ hang +Hoạt động: ra/ vào HS:Nghệ thuật đối vế câu HS lắng nghe HS trả lời HS: Cháo bẹ , rau măng HS: Cháo bẹ , rau măng lúc nào cũng sẵn có, không thiếu. HS:Tinh thần lạc quan, vượt gian khổ của Bác. HS:-Bác giới thiệu việc làm của Bác: dịch sử Đảng Công việc lớn lao, vĩ đại, chỉ đạo cách mạng Việt Nam tưg nơi cội nguồn. -Bàn đá thô ráp,gồ ghề, lồi lõm. Khó khăn, thiếu thốn, bộc lộ tinh thần phấn đấu, hi sinh vì sự thuận lợi của cách mạng. HS: Từ láy tượng hình: không bằng phẳng. HS: Điều kiện làm việc quá giản dị, đơn sơ. HS: Bàn đá chông chênh /dịch sử Đảng B T B B T T T Đối thanh: BTBB / TTT Đối ý: (ĐKlàm việc tạm bợ) (công việc quan trọng) HS lắng nghe HS: Thú lâm tuyền của các tao nhân mặc khách như Nguyễn Trãi thú vui ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân. HS ghi HS chú ý lắng nghe HS đọc câu 4 HS: Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần. HS: Cuộc đời cách mạng: -Ở: hang, suối -Aên: cháo bẹ, rau măng -Nơi làm việc:bàn đá Đó là cuộc sống bí mật, gian khổ, thiếu thốn nhưng Bác vẫn thấy thật là sang. HS:Bởi vì được trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu dân, cứu nước và Bác tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang sắp trở thành hiện thực. HS lắng nghe HS chú ý theo dõi HS lắng nghe HS: Vượt lên trên gian khổ khắc nghiệt là sang. Sang vì lạc quan, tin tưởng về con đường cách mạng. Một cách nói , một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. HS ghi HS lắng nghe HS :Trả lời HS đọc ghi nhớ I.Đọc – tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -Hồ Chí Minh (1890-1969). -Là lãnh tụ vĩ đại. -Là nhà văn, nhà thơ lớn. -Là danh nhân văn hóa thế giới. 2.Tác phẩm: -Hoàn cảnh sáng tác:2/1941 khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó. II.Tìm hiểu bài thơ: * Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt * Bố cục: 2 phần: -Phần 1(câu 1,2,3): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. -Phần 2(câu 4):Cảm nghĩ của Bác. 1.Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó: Câu 1: Giọng vui đùa, phép đối. Câu 2: +cháo bẹ,rau măng đạm bạc, kham khổ. +vẫn sẵn sàng tinh thần lạc quan của Bác. Câu 3: Hình ảnh Bác ung dung, vững vàng trong gian khó. =>Cuộc sống đầy gian khổ nhưng Bác vẫn vui tươi và nhiệt tình làm cách mạng. 2.Cảm nghĩ của Bác (câu 4): Câu 4:Từ “sang”=>nhãn tự =>Bác lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 3.Đặc sắc nghệ thuật: -Cách nói đối lập, giọng vui đùa,hóm hỉnh. -Câu cảm thán, giọng thơ sảng khoái. -Thể thơ tứ tuyệt. III. Tổng kết: Ghi nhớ/SGK 4. Củng cố: GV:Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.Em hãy đánh dấu(x) vào cột hợp lí: CỤM TỪ CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI Đề tài Công việc cách mạng Thi liệu: suối, hang, đá Thú lâm tuyền Lối sống cách mạng Thể thơ tứ tuyệt Chữ quốc ngữ HS:Lựa chọn đáp án IV.DẶN DÒ: Học thuộc lòng bài thơ, học phần đọc – hiểu bài thơ, tổng kết. Chuẩn bị bài” Ngắm trăng” , “ Đi đường ”. V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: