Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2, 3 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2, 3 - Trường THCS TT Ba Tơ

Tiết: 5+6:

 Văn bản: TRONG LÒNG MẸ

( Trích Những ngày thơ ấu)

 (Nguyên Hồng)

A.Mục đích yêu cầu:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.

 - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

 - giáo dục tình yêu thương gia đình.

B. Chuẩn bị:

 - HS: Học bài cũ, đọc - chuẩn bị bài mới.

 - Gv: giáo án, SGK, SGV

C. Phương pháp dạy học:

 -Vấn đáp – gợi mở - luyện tập.

D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ(5’):

- Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm nào trong thời thơ ấu của mình? Thể hiện qua những hình ảnh tiêu biểu nào ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ?

 - Sức cuốn hút của văn bản tôi đi học nhờ vào đâu.?

 

doc 25 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2, 3 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 2
Tiết 5,6: Trong long mẹ
Tiết 7: Trường từ vựng
Tiết 8: Bố cục của văn bản
Ngày soạn: /9/ 2008
Tiết: 5+6:	Ngày dạy : /9/ 2008
	Văn bản:	TRONG LÒNG MẸ
( Trích Những ngày thơ ấu)
 (Nguyên Hồng)
A.Mục đích yêu cầu:
 Giúp học sinh:
	- Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ..
	- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
	- giáo dục tình yêu thương gia đình.
B. Chuẩn bị:
	- HS: Học bài cũ, đọc - chuẩn bị bài mới.
	- Gv: giáo án, SGK, SGV
C. Phương pháp dạy học:
	-Vấn đáp – gợi mở - luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ(5’):
- Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm nào trong thời thơ ấu của mình? Thể hiện qua những hình ảnh tiêu biểu nào ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ?
	- Sức cuốn hút của văn bản tôi đi học nhờ vào đâu.?
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)Tác giả Nguyên Hồng
	 - Hồi kí tự truyện “ Những ngày thơ ấu”	
	2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt Động 1: Hướng Dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích:(10’)
-Gọi HS đọc 
- Gọi HS nhận xét
- Gọi HS đọc *
? Cho biết vài nét tiêu biểu về tác giả Nguyên Hồng ?
Gv kết luận
? Tác phẩm tiêu biểu ?
- GV: lưu ý kiểm tra học sinh các chú thích 5,8,12,13,14,17 SGK tr 19-20
- Đọc
-nhận xét
-Đọc *
- Hs trả lời
- Hs nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
I.Đọc văn bản – chú thích.( sgk tr 15-20)
 1. Đọc văn bản:
Chú thích:
Tác giả: (1918-1982)
 Tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở TP. Nam Định. Ngòi bút ông luôn hướng về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương. Được tặng giải thưởng HCM(1996).
- Ông sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ, sử thi; tiêu biểu:Bỉ vỏ; NNTA; Cửa biển
b. Tác phẩm: NNTA gồm 9 chương; đoạn trích là chương 4 trong tác phẩm.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
? Hãy tìm bố cục của văn bản & nội dung từng phần ?
GV: hướng dẫn HS phân tích văn bản theo bố cục.
? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ?
- Gọi HS Đọc đoạn đầu 
? Nhân vật “cô tôi” có quan hệ như thế nào với bé Hồng ?
? Nhân vật người cô hiện lên qua các chi tiết , lời nói điển hình nào; Hãy liệt kê những chi tiết này ?
? Em hãy phân tích giọng điệu của người cô để thấy đựợc thái độ của người cô đối với chú bé Hống ?
? Những lời lẻ đó đã bộc lộ tính cách ( bản chất) nào của người cô ?
- GV: Đó còn là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn , khô héo cả tình máu mũ ruột và trong xã hội thực dân nữa phong kiến.
?Hãy giới thiệu một vài nét về gia cảnh của Hồng?
? Hãy tìm những chi tiết bộc lộ thái độ của bé Hồng trong đoạn đối thoại với người cô ?
? Vì sao bé Hồng cảm nhận trong lời nói đó những ý cay độc ?
? Bé Hồng có phản ứng như thế nào trước những lời cay độc của người cô ?
- GV: Đối lập lại tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, xát muối của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô
? Từ thái độ đó, em có nhận xét gì về tính cách của bé Hồng dành cho mẹ ?
? Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào trong đoạn đầu ? tác dụng ?
? Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gi ? biểu hiện?
? Mục đích của việc sử dụng nghệ thuật tương phản?
? Hình ảnh mẹ với bé Hồng hiện lên qua các chi tiết nào ?
? Cảm giác sung sướng cực điểm khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ mà chú mong chờ mõi mắt được thể hiện cụ thể như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về giọt nước mắt mà bé Hồng tức tưởi lúc này ? (so với khi trả lời người cô)
? Em có nhận xét gì về cảm xúc của bé Hồng trong đoạn này so với đoạn trước ?
? Em có nhận xét gì? về giọng điệu văn của tác giả ở đoạn cuối ?
- GV:Đoạn trích trong lòng mẹ đặc biệt phần cuối này là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
? Qua đoạn trích, hãy chứng minh văn Nguyễn Hồng giàu chất trữ tình ?
- GV: kết luận:
+ Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng, câu chuyện về người mẹ, phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác.
+ Chính là mạch kết cấu cơ bản của chương hồi kí:Niềm xót xxa tủi nhục, lòng căn dận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàng thắm thiết.
?Qua văn bản tính giảng, em hiểu thế nào là hồi kí.
* Phần câu hỏi 5 có thể cho HS về nhà tự tìm hiểu
 - Hướng dẫn: Chú ý bám vào đoạn trích.
- Hai phần
+ “.người ta hỏi đến chứ ?”
- Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; ý nghĩa cảm xúc của chú bé về người mẹ bất hạnh
+ Còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sứớng cực điểm của chú bé Hồng.
- Mồ côi cha, mẹ tha hương cầu thực, sống với người cô, luôn bị hất hủi.
- Đọc
- Quan hệ ruột thịt (là cô ruột của bé Hồng)
- HS thảo luận:
 + Cô tôi goi tôi đến
 + Sao lại không vào..
 + Mày dại quá
- HS thảo luận:
+ Cười hỏi chứ không phải lo lắng, nghiên nghị hoặc âu yếm hỏi 
+ Cười rất kịchà rất giả dối
+ “Sao lại không vàophát bài” àgiọng nói ngọt ngào, bình thản mà mỉa mai, con mắt thì long lanh chằm chặp đua nhìnchú bé àmuốn kéo chú bé vào một trò chơi độc ác đã tính sẳn
- Tiếp tục tấn công: cử chỉ vổ vai cười nói: “mày dại quá..àthể hiện sự giả dối, độc ác.
“Hai tiếng” em bé”..” không chỉ bộ lộ sự độc ác ý mà còn chỉ chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ 
- Người cô cay nghiệt, hẹp hòi, tàn nhẫn, trơ trẻn, luôn tìm cách săm soi, hành hạ và nhục mạ bé Hồng.
-HS:
- HS thảo luận:
+ Nhận ra các ý nghĩa cay độc..
+ Nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ..
+ Hai tiếng em bé..
+ Giá những cổ trục..
- Vì trong lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai ,hắt hủi, thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bế Hồng 
- Khi người cô hỏi, lẻ thường sẽ trả lời có nhưng vốn dĩ thiếu tình thương ấp ủ và nhạy cảm, nặng tình thương và lòng kính mến mẹ à nhận ra những ý nghĩa cay độc à cuối đầu không đáp àcũng đã cười và đáp lại à một phản ứng thông minh và tự tin :”Cuối năm cũng về”
 - Trước những lời tấn công của cô “sao lại không vào.. ; mày dại quá” khóc mắt cay cay à nước mắt ròng ròng: thể hiện sự đau đớn, phẫn uất trước sự nhục mạ à cười dài trong tiếng khóc “hai tiếng em bé”: kìm nỗi đau xót, nỗi tức tưởi dang dâng lên trong lòng.
- Trước giọng: “tươi cười kể..”à “ cổ họng tôi đã nghẹn ứ” (về tình cảnh túng quẩn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của người mẹ được cô kể một cánh tỉ mĩ với vẻ thích thú rõ rệt”)
- Cử chỉ vổ vai, đổi giọng à giả dối, trơ trẽn của người cô đã phơi bày 
 - Cảm xúc yêu thương mảnh liệt đối với người mẹ bất hạnh , thể hiện sự khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Biểu cảm.
- Bộc lộ trực tiếp và gợi lên tâm trạng đau đớn của bé Hồng.
-Nghệ thuật tương phản
- Tính cách hẹp hòi, tàn nhẫn của người cô >< tính cách trong sáng giầu tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ.
- Làm nổi bật lên tính cách tàn nhẫn đối với cháu của người cô.
- Khẳng định tình mẫu tử trong sáng cao cả của bé Hồng đối với mẹ .
- Mẹ tôi về một mình đêm rất nhiều quà bánh.
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi..
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác..
- Tiếng gọi: Mợ ơi ! ..
- Hành động: Chạy theo xe thở hồng hộc ,đùi áp đùi mẹ tôi..
- Xúc cảm: phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ ..
- Dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện .
- Đoạn cuối: Chú be Hồng kềnh trong cảm giác vui sướng rạo rực, không mẩy may nghỉ nghợi gì,những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua đã chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
- Tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê, cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó là hình ảnh một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS nhận xét bổ sung
- Là một thể của kí, kể lại những chuyện chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
- Nguyễn Hồng là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi dồng 
Nguyễn Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa tình thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng .
 - Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi cơ cực và phụ nữ và nhi đồng gánh chịu thời trước .
- Nhà văn thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn đức tính cao quí của người phụ nữ và nhi đồng. 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục: 2 phần
2.Phân tích
a. Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng(“.. đến chứ”)
-Là cô ruột của Hồng
-Các chi tiết
+Cười hỏi
+ Cười rất kịch
+Tươi cười kể về mẹ bé Hồng với hình ảnh túng quẩn, rách rưởi một cách tỉ mĩ, thích thú
+Hỏi liên tục..
+Vỗ vai, tỏ vẻ ngậm ngùi..
Þ Lạnh lùng, hẹp hòi, tàn nhẫn trơ trẽn, luôn tìm săm soi hành hạ và nhục mạ bé Hồng.
b.Nhân vật bé Hồng:
-Mồ côi cha, mẹ tha hương cầu thực, sống với cô.
-Nhận ra cái ý nghĩa cay độc trong lời nói người cô.
+ Cúi đầu không đáp
à cũng cười và đáp lại 
Þ một phản ứng thông minh và tự tin.
à Nước mắt ròng ròng 
à cười dài trong tiếng khóc: thể hiện sự đau đớn phẫn uất trước sự nhục mạ, nỗi tức tưởi đang dâng trong lòng.
=>Thể hiện cảm xúc yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh , thể hiện sự khao khát tình yêu thương của mẹ.
Bé Hồng trong lòng mẹ ( còn lại )
-Thấy bóng người giống mẹ, gọi bối rối..
-Chạy theo xe đùi áp vào đùi mẹ tôi.
à Chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì.
Þ Hình ảnh một thế giới đang hừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.
4. Chất trữ tình thấm đượm ở chương 4: “Trong lòng mẹ”.
- Tình huống và nội dung câu chuyện;
- Dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng;
-Cách thể hiện của tác giả:
+ Kết hợp kể và biểu cảm 
+ Các so sánh giàu cảm xúc
+ Lời văn giàu cảm xúc
Hoạt động 3: Tổng kết – củng cố 5’
? Nội dụng ?
? Nghệ thuật ?
HS trả lời
III. Tổng kết:
IV. Củng cố: (2’) GV nhắc lại nội dung bài học
V. Dặn dò: (1’) – Đọc kĩ lại văn bản.
	- Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm.
	- Học nội dung bài học.
	- Xem trước bài tập viết: “trường từ vựng”.
E. Đánh giá , rút kinh nghiệm:
.
	Ngày soạn: /.9/08
Tiết: 7:	Ngày dạy: /.9 /08
	Tiếng Việt: 	TRƯỜNG TỪ VỰNG 
A.Mục đích yêu cầu:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
 - Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá 
 - Giáo dục học sinh tìm tòi học tập, tình yêu Tiếng Việt 
B. Chuẩn bị:
 - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 - Gv: giáo án, đồ dùng dạy học
C.. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ(5’):
Như thế n ... hư sinh ra để yêu thương, nhường nhịn hi sinh đó.
? Trong phần này đã cho thấy rõ tính cách gì của nhân vật chị Dậu ?
-GV: Do anh Dậu can ngăn có lí nhưng chị Dậu không chấp nhận, không chịu sống phải cuối đầu.
Hành động của chị tuy chỉ bột phát và về căn bản vẫn chưa giải quyết được gì , vẫn bế tắc
? Cai lệ là chức danh gì?
?Tên lệ có mặt ở làng Đông Xá với chức năng gì ?
? Hắn và người nhà lý Tổng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì ?
? Vì sao hắn chỉ là 1 tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói ngừoi vô tội như vậy ?
- GV: Hắn là công cụ đắc lực của các trật tự XH tàn bạo.
? Qua đó , em hiểu thế nào về chế độ XH phong kiến đương thời ?
? Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật này được thể hiện như thế nào ?
? Biểu hiện là một con người như thế nào ?
? Hãy nhận xét nghệ thuật khắc hoạ nhân vật này của tác giả ?
- GV: Chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bậc, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt. Trong cai lệ mang tính dã thú đó là một trong những hiện thân sinh động của trật tự Xh thực dân phong kiến đương thời.
? Hãy chứng minh :”cái đoạn chị Dậu đanh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” ? (giá trị nghệ thuật của đoạn này ?)
-Nghe
-Hai tuyến nhân vật:
+ Chị Dậu, chồng, những người lang
+ Cai lệ, lí..
-Chị Dậu
- Qua 2 sự việc:
+ chị Dậu ân cần chăm sóc chồng yếu trong sự sưu thuế(ngon miệng hay không ?)
+ Sự việc chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lý Trưởng.
-Giữa vụ sưu thuế căng thẳng, quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra đình đổ cùm kẹp.
-Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra hiên nhà quạt cho chóng nguội.
- Chị Dậu rón rén bưng 1 bát chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng hay không.
-Là người phụ nữ đảm đang hết lòng yêu thương chồng con, tính tình vốn dịu dàng 
-Nghèo khổ không lối thoát
- sức chịu đựng dẻo dai, giàu tình làng nghĩa xóm.
-HS thảo luận
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
+Ban đầu “van xin tha thiết” ® cố khêu gợi từ tâm và lương ông cai.
+Sau khi bị bịch vào ngực chị đã lièu mình cực lại”
+ Bằng lí lẽ: “chồng tôi đau ốm ”(đổi xưng hô từ cháu ông ® tôi-ông)
+ Sau khi bị tát vào mặt : Chị nghiên eăng xưng hô mày tôi với cai lệ, “ túm lấy cổ hắn” ® hắn ngã chỏng queo,chị quơ gậy túm tóc người nhà lí trưởng
-Sức mạnh của lòng căm hờn 
-Cái gốc chính là sức mạnh tình thương yêu , xuất phát từ động cơ bảo vệ anh Dậu.
-Một nguời phụ nữ có sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng, khi bị đẩy đến đường cùng thì chị vùng dậy chống trả quyết liệt , thể hiện thái độ buất khuất.
-Viên cai chỉ huy một tốp lính lệ, là gã tay sai mạt hạng+rất chuyênnghiệp.
-Đánh trói dân làng trong vụ thuế với những ai không nộp đủ thuế.
-Thu thuế và đánh nguời
-Hắn đại diện cho”nhà nước”, nhân danh “phép nước” để hành động.
-Xã hội tàn bạo , bất nhân không có luật lệ.
-Sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt , sấn tới đánh , tát vào mặt , bịch vào ngực luôn quát thét, hầm hè, sủa, gầm
-Hs trả lời
-Kết hợp các chi tiết điển hình vẽ bộ dạng , lời nói, hành động, để khắc hoạ nhân vật.
-HS thảo luận, trả lời
-Hs nhận xét, bổ sung.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nhân vật chị Dậu:
a.Tình thế chị Dậu trước khi bọn tay sai xông đến:
- Chị Dậu đang chăm sóc chồng yếu, bị đánh đập từ đình về
- Nấu cháo, b ưng rón rén
®Thể hiện là người phụ nữ đảm đang , dịu dàng, tính cách.
b.Diễn biến tâm lí, hành động Chị Dậu:
 -“van xin tha thiết”
-“Liều mình cự lại”
+ bằng lí lẽ
+ Bằng hành động
®Khi bị đẩy đến đường cùng ,chị chống trả quyết liệt , thể hiện 1 thái độ bất khuất , sức sống tièm tàng, mạnh mẽ.
2.Nhân vật cai lệ:
-Bỏ ngoài tai lời van xin của chị Dậu , trợn ngược hai mắt, sấn tới trói anh Dậu, đánh , tát, bịch vào chị Dậu.
-Luôn quát ,thét, hầm hề, rú, gầm
ÞMột kẻ không nhân tính , là công cụ của XH tàn bạo, bất công vô luật lệ.
3. Nghệ thuật:
-Khắc hoạ nhân vật rõ nét:ngoại hình, tính cách
-Ngoài bút miêu tả linh động, sống động.
-Ng kể chuyện, miêu tả của tác giả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
Hoạt động 3: Củng cố: GV chốt lại (3’)
- HS Đọc
III. Tổng kết: (ghi nhớ SGK tr 33)
IV. Dặn dò: (1’) 
– Đọc kĩ lại văn bản.
- Học bài, nội dung + ghi nhớ SGK
-Chuẩn bị trước”xây dựng đoạn văn trong văn bản” 
D. Đánh giá , rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: /9/ 2008
Tiết: 10 Ngày dạy: /9/ 2008
	TLV:	XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A.Mục đích yêu cầu:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm rõ một nội dung nhất định .
B. Chuẩn bị:
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- GV: giáo án, bảng phụ...
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’): ? Bố cục văn bản/ nhiệm vụ mỗi phần	
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
	2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm đoạn văn. 10’
- Gọi HS Đọc văn bản.
? Văn bản trên gồm mấy ý? 
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?
? Dựa vào những dấu hiệu hình thức nào mà em cho một viết thành một đoạn văn?
? Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn? (về vị trí vai trò, về nội, về cấu tạo?)
? Vậy thế nào là đoạn văn?
GV kết luận 
- 2 ý.
+ nói về tác giả NTT
 + Nói về tác phẩm TĐ
- Bắt đầu đoạn văn là chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
-Hs trả lời
- HS trả lời
I. Thế nào là đoạn văn 
 1. Tìm hiểu văn bản SGK tr 34
2.Kết luận
 (Ghi nhớ 1 tr 36)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn? (15’)
? Đọc đoạn văn của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng đoạn văn? (từ ngữ chủ đề?)
- Đọc đoạn văn 2 và tìm câu then chốt của đoạn văn? (câu chủ đề)
? Tại sao em xác định đó là câu chủ đề?
? Từ các nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề là gì?
? Câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
- GV kết luận
- Gv: nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau
- GV cho Hs so sánh hai đoạn văn trong văn bản mục II theo nội dung câu hỏi gợi ý SGK tr 35
- Gọi Hs đọc văn bản mục 2b 
? Đoạn văn trên có câu chủ đề không?
? Ở vị trí nào?
? Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
- Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Từ NTT, các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tuợng này.
Câu đầu.
-HS:..
Câu có nội dung khái quát ngắn gọn, các câu sau đều có nội dung nói về tác phẩm TĐ & những giá trị của nó.
Hs trả lời.
HS bổ sung.
-Đoạn 1 không có câu chủ đề, cùng nói về đối tượng của tác giả NTT, về cuộc đời và sụ nghiệp văn chương. Các câu có vai trò như nhau.
Câu chủ đề ở đoạn 2 đặt ở đầu câu, các câu diễn giải làm rỏ câu chủ đề.
Đọc 
Có 
Cuối đoạn
- Các câu đầu nói chi tiết, giảng giải, câu cuối nói hàm súc, ngắn gọn chốt lại vấn đề.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
2.Kết luận
(Gi nhớ 2 SGK tr 36)
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai & làm sáng tỏ chủ đề của đoạn, có thể được trình bày bằng cá phép 
Song hành
Diễn dịch
- Quy nạp
III. Tổng kết
 (ghi nhớ SGK tr36)
Hoạt động 3: Hướng đẫn học sinh luyện tập (10’)
- Gv cho Hs thảo luận và làm các bài tập 1, 2 SGK tr36-37, BT 3,4 học sinh về nhà làm.
- Gv kết luận
- Thực hiện theo yêu cầu GV
IV: Luyện tập:
1.Văn bản có 2 ý mồi ý diễn đạt thành 1 đoạn văn
2.Đoạn:
diễn dịch
song hành
quy nạp
V. Củng cố:(2’) Nội dung bài học.
VI. Dặn dò: (1’)
	- Đọc thuộc ghi nhớ.
Làm BT 3,4
2 tiết sau kiểm tra 2 tiết TLV tại lớp (văn tự sự).
D. Đánh giá , rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: / 9/2008
Tiết: 11 -12:	 Ngày dạy : /9/2008
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1-VĂN TỰ SỰ
A.Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
 - Hệ thống kiến thức TLV vừa học, ôn lại kiểu bài tự sự.
 - Rèn luyện kỹ năng làm văn: trình bày nội dung , bố cục rõ ràng, chuẩn xác đúng chính tả ..
B. Chuẩn bị:
 - HS: xem lại lý thuyết TLV theo sự hướng dẫn của Gv.
 - Gv: Đề + đáp án.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: 
	II. Kiểm tra bài cũ: 
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: 
	2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	- GV: ghi(phát) đề -theo dõi, đôn đốc HS làm bài– cuối giờ thu bài 
V. Củng cố:
	- Nhận xét tiết làm bài	
VI. Dặn dò: 
Làm lại nội dung đề kiểm tra.
Soạn “Lão Hạc”: đọc kỹ & tóm tắt được văn bản, các chú thích - trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản vào vở soạn bài
Đề:
Phần I: Trắc nghiệm (4 đểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước các ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?
 A. Nằm ở nhan đề của văn bản
 B. Nằm ở quan hệ giữa các phần của văn bản
 C. Nằm ở các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
 D.Cả ba ý trên đều đúng
Câu 2: Chủ đề của văn bản là gì?
 A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
 B. Là câu chủ đề của đoạn văn trong văn bản.
 C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tương, tình cảm thể hiện trong văn bản.
 D. Là sự lặp đi lặp lại của một số từ ngữ trong văn bản.
Câu 3: Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
 A. Tất cả các yếu tố của văn bản
 B. Câu kết thúc của văn bản
 C. Các ý lớn của văn bản
 D. Câu mở đầu của mỗi đoạn văn trong văn bản.
Câu 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở chỗ:
 A. Văn bản có đối tượng xác định.
 B. Văn bản có tính mạch lạc
 C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
 D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 5: Các ý trong phần thân bài của văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?
 A. Trình tự không gian
 B. Trình tự thời gian
 C. Trình tự phát triển của sự việc hay mạch suy luận
 D. Cả ba hình thức trên .
Câu 6: Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
 A. Trình tự không gian
 B. Trình tự thời gian
 C. Trình tự phát triển của sự việc hay mạch suy luận
 D. Cả A, B, C đều đúng .
Phần II: Tự luận (6 đểm) kỉ niệm ngày đầu em vào lớp 6.
Đáp án:
PHẦN I: Trắc nghiệm:
1.C	2.D	3.D	4.B	5.D	6.D	
PHẦN II: Tự luận:
	Hs làm bài cần đảm bảo các yêu cầu sau:
ND: Cần có các ý sau:
MB (1đ): Nêu những cảm giác ấn tượng chung v ề ngày đầu đi học ở trường THCS. 
TB (3đ): Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu đến trường THCS:
-Về sự chuẩn bị
- C ảm nhận khi đ ến tr ư ờng: sân trường, bạn bè, thầy cô,..
- V ề buổi học đầu tiên,..
KB(1đ): Cảm nghĩ, ý thức học tập của bản thân.
	2. HT (1đ): Đầy đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, mạch lạc
D. Đánh giá , rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN THAN BA TO.doc