Tiết 1 TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật 'tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách Ngữ văn 7 tập 1.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ
II. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở sgk
Ngày soạn :......................... Ngày giảng:. Tiết 1 TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật 'tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách Ngữ văn 7 tập 1. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân. 3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh. B. Chuẩn bị của thầy và trò I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ II. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở sgk C- Tiến tình lên lớp: I- Ổn định : II- Bài cũ: III- Bài mới: 1- Đặt vấn đề: Những kỷ niệm của thời áo trắng, tung tăng cắp sách đến trường luôn được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, luôn gợi mở, luôn khơi dậy những nổi niềm xúc cảm thiêng liêng. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một trong những văn bản giàu chất thơ đã khai thác đề tài này rất thành công. Mời các em chúng ta cùng tìm hiểu....... 2/ Triển khai bài mới a. Hoạt động1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm Gv: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích * ở sgk trang 8, sau đó trình bày ngắn gọn về nhà văn Thanh Tịnh và truyện ngắn "Tụi đi học". b. Hoạt động 2: * Đọc: Yêu cầu đọc giọng chậm, dịu hơi buồn, lắng sâu. 3 học sinh nối nhau đọc. - Giáo viên: nhận xét cách đọc của học sinh sau khi nghe các em đọc . Đọc kỹ chú thích (2) (6) (7) c. Hoạt động 3: GV. Nêu bố cục của văn bản? HS:Chia làm 3 phần ; - phần 1 : Từ đầu ->trên ngọn núi :tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường : - Phần 2:Tiếp -> được nghỉ cả ngày nữa: tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường. - Phần3: Còn lại : Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào học. Gv: ? Trong văn bản tôi đi học có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao Hs: Có những nhân vật tôi, mẹ, ông Đốc, những cậu học trò, những bậc phụ huynh. Tôi là nhân vật chính. Vì nhân vật này được kể nhiều nhất. Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận “Tôi” ? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ? những kỉ niệm ấy được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào ? Hs. Những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều ...tựu trường “ Hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón Mẹ lần đầu tiên đến trường ... Những kỉ niệm được kể theo trình tự thời gian: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. Gv: Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này theo bố cục mà các em vừa tìm ra. Gv:? Lần đầu tiên đến trường tác giả có những cảm giác thật đặc biệt . Vậy cảm giác đó được tác giả diễn đạt bằng hình ảnh gì? - Cảm giác trong sáng, như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Gv:? Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh này. Gv: Cách so sánh ấy thật ấn tượng bằng cách so sánh ấy, tác giả đã dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẽ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ tình cảm xao xuyến mới lạ, suốt đời không thể quên. Gv:? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào ? Gv:? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí của tác giả. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được đến trường nên thời khắc đó rất thiêng liêng, nó in đậm trong ký ức. Gv:? Trên con đường cùng mẹ đến trường nhân vật tôi có những cảm nhận gì? Tại sao tôi lại có những cảm nhận đó. HS. - Thấy con đường quen mà lạ, cảnh vật thay đổi, lòng tôi thay đổi: tôi đi học - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. với bộ quần áo. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vỡ . Gv:? Những chi tiết đó cho thấy sự thay đổi gì trong nhận thức của cậu bé?. - Muốn thử sức để khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước => tôi tự thấy mình lớn lên, có ý thức nghiêm túc trong việc học hành muốn được chững chạc như bạn. Gv:? Cho Hs Thảo luận nhóm: Khi nhớ lại ý nghỉ "chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước", tỏc giả viết: “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên? Thảo luận: - Sử dụng nghệ thuật so sánh . - Hình ảnh so sánh nhẹ nhàng trong sáng, đẹp đẽ. - Thể hiện khát vọng muốn vươn tới của tâm hồn trẻ thơ. *Tiểu kết: Lần đầu tiên được tới trường, cùng với mẹ đi trên con đường làng thân quen, cậu bé thấy ngỡ ngàng và hồi hộp xiết bao, bởi cậu hiểu mình đã lớn, sắp bước vào một thế giới mới lạ, một chân trời đang rộng mở trước mắt cậu bé. I. Giới thiệu tỏc giả, tỏc phẩm 1.Tác giả: ( 1911-1988) Tên khai sinh: Trần Văn Ninh. Từng dạy học, viết báo, làm văn. - Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 2. Tac phẩm: Truyện ngắn "Tôi đi học" in trong tập "Quê Mẹ" xuất bản 1941 II. Đọc- Tỡm hiểu chỳ thớch 1.Đọc: 2.Chú thích: 2,6,7 III. Tìm hiểu văn bản 1. Bố cục: 3 phần 2. Phân tích a. Cảm nhận của nhânvật “Tôi“trên đường tới trường. -Thời gian: Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh . -Không gian: con đường làng dài và hẹp => Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả với lần đầu tiên đến trường Tôi đi học : => Đây là sự kiện lớn, một sự đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. =>Sự thay đổi về tình cảm và nhận thức: sự mới mẻ, ngỡ ngàng IV- Củng cố : - Cảm nhận của nhân vật “Tôi “ trên đường tới trường? V- Dặn dò: Về nhà đọc lại tác phẩm, tóm tắt tác phẩm - Học bài cũ, nắm kĩ nội dung bài học. Chuẩn bị phần nội dung cũn lại để tiết sau học tiếp bài này Cụ thể : Trả lời tiếp những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản D. Rút kinh nghiệm :....................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ============================================================== Ngày soạn :......................... Ngày giảng:. Tiết 2: TÔI ĐI HỌC (TT) (Thanh Tịnh) A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách ngữ văn 7 tập 1. 2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân. 3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh. B- Phương Pháp : Đàm thoại , thảo luận nhóm C. Chuẩn bị của thầy và trò I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ II. Học sinh: Soạn bài theo cõu hỏi ở sgk D- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định : II- Bài cũ: Hóy phõn tớch tõm trạng và cảm nhận của nhõn vật " Tụi " trờn đường tới trường? III- Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Cảm nhận của nhân vật “Tôi” lúc ở sân trường , trong lớp học được thể hiện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiết 2... a.Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trũ Nội dung ghi bảng -Học sinh đọc lại phần 2. - Nội dung của phần này là gỡ? Gv:? Cảnh trước sân trường Mỹ Lý ngày tựu trường có gì nổi bật ?. ? Hãy so sánh cảnh tượng đó với cảnh tượng ngày khai trường của trường ta ? Cảnh tượng đó đã phản ánh được điều gì ?. Gv: ? Trong cái nhìn của cậu học trò nhỏ, trường Mỹ Lý ngày khai trường có gì đặc biệt ?. Gv:? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh này. Gv:? Để diễn tả cái tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè và lo sợ của những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường tác giả đã dùng hỡnh ảnh nào ? - Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. GV:? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó . GV bình: Hình ảnh so sánh diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ dưới mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang. GV:? (Dùng phiếu học tập) Bên cạnh dùng những hình ảnh so sánh tác giả còn sử dụng một loạt những từ láy diễn tả tâm trạng. Hãy chỉ ra . GV:? Trong những từ láy mà em vừa chỉ ra, từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất ? Vì sao?. Được sử dụng đến 4 lần. Đây là từ có nghĩa khái quát được sử dụng chính xác để diễn tả tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên trong sáng của cậu học trò nhỏ. Giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và tài năng kể chuyện của tác giả. GV:? Đây là lần đầu tiên cậu bé được tiếp xúc với trường, lớp với các thầy cô giáo? Vậy ấn tượng ban đầu của cậu về thầy hiệu trưởng ra sao. Gv:? Điều đó gợi lên những tình cảm gì ở cậu bé đối với thầy giáo. Gv: Gọi học sinh đọc phân tích “Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng... vuốt mái tóc tôi”. Gv:? (Thảo luận nhóm ) ? Em nghĩ gì về những tiếng khóc của những cậu học trò nhỏ trong đoạn trích vừa rồi. GV bình: Vừa lúc nãy các cô, các cậu rất náo nức, muốn chứng tỏ mình rất lớn, cảm thấy hãnh diện vì được nhiều người chú ý. Vậy mà giờ đây lại khóc như phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Miêu tả cụ thể 3 dạng khóc “Ôm mặt khóc” “Nức nở khóc” “Thút thít”. Một lần nữa cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao. Chuyển: Đến những phút cuối của buổi tựu trường phải rời tay mẹ, bước vào lớp tâm trạng và cảm giác của cậu bé ra sao mời các em chúng ta tìm ... Bài b phần II: Đoạn văn có 2 câu ghép đó là câu 1 và câu 3. - Câu 1 có thể tách thành 3 câu đơn. nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ ràng khi gộp thành 3 vế của câu ghép. E- DẶN DÒ: Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị cho thi học kỳ. Ngày soạn: 29/12/2007 TIẾT 64: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A- MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Đánh giá nhận thức được kỹ năng cụ thể bài viết của bản thân. - Biết cách sữa chữa những sai sót, khuyết điểm. B- CHUẨN BỊ: Gv: Chấm chữa bài. C- KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Thế nào là văn thuyết minh. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I - ỔN ĐỊNH: II- BÀI MỚI: a- Hoạt động 1: Nhận xét về ưu khuyết điểm. * Ưu điểm: Đây là bài thuộc thể loại thuyết minh về một vật dụng thông thường trong cuộc sống. Cụ thể đề yêu cầu thuyết minh về cây bút, một dụng cụ học tập của học sinh. - Đa số các em có kiến thức chắc chắn, biết quan sát có tra cứu sách vở. - Diễn đạt khá tốt. - Nhìn chung bài viết đạt được những kết quả khả quan . - Bài viết có 3 phần, bố cục khá hợp lý. * Khuyết điểm: - Lỗi chính tả vẫn là lỗi thông thường nhất, viết do phát âm sai, viết sai do không hiểu từ... - Một số em kiến thức còn quá hạn hẹp, sơ sài nên không thể viết tốt. b- Hoạt động 2 Cng bố điểm Điểm giỏi : 10 Điểm khá: 18 Điểm TB: 20 Điểm yếu: 2 c- Hoạt động 3 Đọc bài hay (bài của T yến, Hoàng Linh) d- Hoạt động 4: Trả bài. Ngày soạn: 13/12/2007 TIẾT 65: Đọc thêm MUỐN LÀM THẰNG CUỘI MỤC TIÊU Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong bài thơ hai chữ nước nhà và hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường của bài muốn làm thằng cuội B – CHUẨN BỊ - Ngiên cứu SGK và nội dung bài giảng C – KIỂM TRA BÀI CŨ ? Đọc thuộc bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn và phân tích 4 câu thơ cuối D – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I . ổn định II . Bài mới : 1 . Triển khai bài : a ) Hoạt động 1 : Gọi 4 em đọc bài Hai chữ nước nhà - GV nhận xét cách đọc. ? Bài thơ có nội dung gì : Mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước ý chí cứu nước của đồng bào . b ) Hoạt động 2 : Gọi 4 em đọc bài Muốn làm thằng cuội - GV nhận xét cách đọc - Yêu cầu đọc giọng buồn chán ( 4 câu đầu ) nghịc ngợm vui vẻ ( 4 câu sau ) ? Bài thơ có nội dung gì : - Thể hiện khát vọng thoát ly thực tế thật mãnh liệt của tác giả. E - CỦNG CỐ DẶN DÒ Đọc diễn cảm lại hai bài thơ Chuẩn bị bài ông đồ Ngày soạn: 2/1/2008 TIẾT 66: ÔNG ĐỒ A- MỤC TIÊU : 1- Kiến thức: Học sinh cảm nhận được hình ảnh tàn tạ của ông đồ một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời, được ám ảnh gần như trong toàn bộ bài thơ. Thấy được lòng thương cảm chân thành và nhiều hoài cổ âm thầm mà thiết tha của tác giả . - Hiểu và đánh giá được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 2- Kỹ năng: Biết cảm nhận và phân tích một bài thơ hay. 3- Thái độ: Đồng cảm với tác giả. B- CHUẨN BỊ : Đọc diễn cảm, phân tích. Hs: Soạn văn C- KIỂM TRA BÀI CŨ: Đọc thuộc bài Muốn làm thằng cuội và nêu nội dung D-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I- ỔN ĐỊNH: II- BÀI MỚI: 1- Giới thiệu bài: “Ông đồ” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất kết tinh nhất của hồn thơ Vũ Đình Liên. Vì vậy khi nói đến ông người ta thường nghĩ ngay đến bày này. 2- Triển khai bài: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung a- Họat động 1 b- Họat động 2 c- Họat động 3 ? Hình ảnh hoa đào nở diễn ra thời gian nào trong năm. - Hoa đào nở diễn ra mùa xuân, dịp tết đến xuân về , lòng người hân hoan và cũng vào thời gian đó, hình ảnh ông Đồ già trở thành quen thân và không thể thiếu được trong nếp sống văn hóa của người dân Vịêt Nam. ? Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh trong 2 câu thơ đầu. ? Em hãy thử lý giải xem xuất phát từ đâu lại xuất hiện hình ảnh ông Đồ già vào mỗi dịp tết đến xuân về ông xuất hiện để làm gì. - Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội “bao nhiêu người thuê viết”. Theo phong tục ngày tết mọi nhà cần sắm đôi câu đối hoặc đôi chữ nho viết lên giấy điều gián lên vách, lên cột vừa để trang hoàng nhà cửa, vừa để gởi gắm lời chúc tốt lành -> chữ nho có chổ đứng trong xã hội. ? Vì chữ nho có chổ đứng trong xã hội nên ông Đồ có vị trí ra sao trong con mắt của mọi người. ? Vẫn diễn tả hình ảnh ông Đồ nhưng cảnh vật giờ đây có gì khác so với cảnh xưa. ? Phân tích hình ảnh giấy đỏ buồn không thắm . Mực động trong nghiên sầu - Nỗi buồn tủi, sầu não thấm cả vào những vật vô tri, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên và không thắm. Còn nghiên mực nó không được chiếc bút long chấm vào nên mực lắng đọng lại và trở thành nghiên sầu. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ông Đồ ở khổ thứ 4. - Trước sự hờ hửng của nhân tình thế thái, ông đồ vẫn có mặt, vẫn cố bám lấy sự sống. Có lẽ ông cũng không ngờ mình đã bị cuộc đời lạnh lùng loại trừ hẳn rồi. Trước đây ông là trung tâm của sự chú ý giờ đây hình ảnh của ông trơ trọi, lạc lõng giữa dòng đời. ? Phân tích hình ảnh lá vàng rơi trên giấy. - Lá vàng: gợi buồn, gợi cái tàn phai, già nua, cũ kỹ, rơi rụng. - Lá vàng rơi trên giấy một hình ảnh độc đáo. Giấy điền không được sử dụng nên ủ ê phơi ra để hứng lá vàng và ông Đồ chẳng cũng chẳng buồn nhặt bỏ đi -> câu thơ mang 1 nỗi buồn da diết. ? Hình ảnh mưa bụi bay gợi cảm giác gì. - Gợi cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm. Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng người. Ông đồ vẫn lặng lẽ ngồi đó nhưng phải chăng trong ông là 1 tấn bi kịch, 1 sự sụp đổ . I- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM - Là người tham gia phong trào thơ mới ngay từ những ngày đầu. - Thơ ông hồn hậu, giàu tình thương và mang nặng niềm hoài cổ. II- ĐỌC,TÌM HIỂU CHÚ THÍCH * Đọc, giọng ngậm ngùi, chua xót, tiếc nuối. * Chú thích: Chú ý các chú thích. III- TÌM HIỂU BÀI THƠ 1) Hình ảnh ông đồ thời xưa Hoa đào nở -> tết đến xuân về. Mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông đồ già. => Những hình ảnh sóng đôi diễn tả quy luật của tự nhiên và xã hội. -Bao nhiêu người thuê viết: Số lượng người cần ông, cần chữ nho đông, chữ nho đang cần dùng. - Tấm tắc ngợi khen tài => kính nể trọng vọng. * Ông đồ có một vị trí đáng nể trong lòng xã hội. 2) Hình ảnh ông đồ thời nay - Nhưng mỗi năm mỗi vắng người thuê viết nay đâu. =>Cảnh tượng vắng vẻ, người đến với chữ thưa dần. - Giấy đỏ buồn không thắm Mực động trong nghiên sầu => Nỗi buồn tủi thấm cả vào những vật vô tri (nhân hóa). - Ông Đồ vẫn ngồi đấy: Vẫn có mặt với cuộc đời. - Qua đường không ai hay: Mọi người đã lãng quên -> ông trơ trọi, lạc lõng. - Lá vàng rơi trên giấy: câu thơ độc đáo mang nổi buồn da diết. Mưa bụi bay: Trời ảm đạm, lạnh lẻo như lòng người -> câu thơ vừa tả cảnh vừa tả tình. 3) Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ - Năm nay, đào lại nở: Tết lại đến xuân lại về. - Không thấy ông Đồ xưa: Hình ảnh ông vắng bóng, vĩnh viễn đi vào quá khứ. - 2 câu cuối: nỗi buâng khuâng tiếc nuối ngậm ngùi. “Những người muôn năm cũ” => những con người đã góp những nét đẹp, những giá trị truyền thống vào cuộc sống tinh thần của quê hương đất nước. - Câu hỏi cuối bài: Day dứt, ám ảnh về một quá khứ. - Bài thơ có kiễu kết cấu đầu cuối tương ứng có tác dụng làm nổi bật chủ đề . IV- Tổng kết: NT: Viết theo thể thơ ngũ ngôn: - Giọng điệu nhẹ nhàng, điềm đạm trầm lắng thiết tha. - N2 trong sáng giản dị mà có sức biểu đạt cao. - Kết cấu chặt chẽ,đầu cuối tương ứng -> nỗi bật chủ đề. Nội dung: Bày tỏ lòng thương cảm chân thành và niềm hoài cổ âm thầm thiết tha. Ghi nhớ: Sgk IV- CỦNG CỐ: Đọc diễn cảm lại bài thơ. E- DẶN DÒ: Chuẩn bị bài kiểm tra học kì. Ngày soạn: / /200 TIẾT 67-68: KIỂM TRA TỔNG HỢP KÌ 1 ( Đề của phòng GD ra ) ------------------------------------Ngày soạn: / /200 TIẾT 69 - 70: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ BẢY CHỮ Ngày soạn: Ngày giảng: A- MỤC TIÊU : Gúp học sinh. - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp, biết gieo vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẽ. B- CHUẨN BỊ: Gv: Tìm hiểu khái niệm thơ 7 chữ. C- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I- ỔN ĐỊNH: II- BÀI MỚI: a- Hoạt động 1 ? Yêu cầu học sinh đọc bài thơ của mình (hoặc sưu tầm). ? Cho biết cách ngắt nhịp, gieo vần và quy luật bằng trắc. b- Hoạt động 2 - Hs nhận xét. - Gv nhận xé ? Hs nhận xét Gv nhận xé I- NHẬN DIỆN LUẬT THƠ - Thơ 7 chữ - Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4 - Vần : có thể trặc hoặc bằng nhưng đa số là bằng gieo vần vào cuối câu 2 và 4 - Lụât bằng trắc: a) BBTTTBB TTBBTTB TTBBBTT BBTTTBB b- TTBBTTB BBTTTBB BBTTBTT TTBBTBB II- Tập làm thơ 7 chữ. a- Làm tiếp 1 bài thơ dỡ dang (Hs tự làm - trình bày). b- Tự làm 2 bài hoàn chỉnh Hs tự làm - trình bày E- DẶN DÒ: Tiết sau trả bài Tiếng Việt TIẾT 71: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn: Ngày giảng: A- MỤC TIÊU : Giúp học sinh - Đánh giá kết quả học tập của mình về phần tiếng việt. - Nhận ra những ưu khuyết điểm của mình. B- CHUẨN BỊ: Gv: Chấm - chữa bài. C- KIỂM TRA BÀI CŨ: D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I- ỔN ĐỊNH: II- BÀI MỚI: 1) Đọc đáp án cho học sinh biết. 2) Nhận xét: Phần trắc nghiệm , Hs làm khác tốt, gần 90% làm được phần này. Một số em, không nắm vững kiến thức nên chọn đáp án chưa phù hợp . Phần tự luận: - Qua bài viết cũng cố về kiến thứ của từ tượng hình và tượng thanh cũng như rèn kỹ năng diễn đạt. - Đa số, các em sử dụng đúng 2 loại từ này và đưa vào khá thích hợp. - Kỹ năng diễn đạt tương đối tốt. 3) Phát bài. 4) Vào điểm. E DẶN DÒ: Soạn bài nhớ rừng. TIẾT 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP Ngày soạn: Ngày giảng: A- MỤC TIÊU : - Giúp học sinh nhận ra ưu khuyết điểm trong bài làm tổng hợp của mình. - Biết bổ khuyết điểm những điểm yếu kém của mình. - Biết đề ra những phương pháp học tập hữu hiệu hơn. B- CHUẨN BỊ: Gv: Nghiên cứu đáp án - chấm - chữa bài. C- KIỂM TRA BÀI CŨ: D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I - ỔN ĐỊNH II- BÀI MỚI: a- Hoạt động 1 Đánh giá chung - Đây là đề do phòng GD Đông Hà ra, nhìn chung là phù hợp với năng lực của học sinh. - Các em đã vận dụng khá tốt những kiến thức đã học để làm bài được tốt. - Phần thuyết minh: Nhiều em tách thành 2 bài văn riêng lẽ là chưa phù hợp. - Kiến thức về 2 bài hoa này là chưa đầy đủ, kỹ năng viết bài chưa tốt, cách diễn đạt còn nhiều điểm vụng về, lỗi chính tả vẫn là lỗi thông thường. - Phần trắc nghiệm làm khá tốt. b- Hoạt động 1 Trả bài c- Hoạt động 3 Vào điểm E-CŨNG CỐ: ? Thế nào là văn TM . ? Bố cục bài văn TM. - DẶN DÒ: Soạn bài nhớ rừng
Tài liệu đính kèm: