Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

A. Mục tiêu bài học:

  Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

  Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và đấu hai chấm.

  Học sinh biết cách viết câu đúng ngữ pháp.

B. Phương pháp: Quy nạp, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Gv: Nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn bài.

2. Hs: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định tổ chức: (1’)Gv kiểm tra sĩ số hs các lớp.

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Cho biết những quan hệ thường gặp của các vế trong câu ghépgồm có những mối quan hệ nào?

2. Câu sau đây có phải câu ghép không?Nếu là câu ghép thì hãy chỉ rõ quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép đó?

 Mặc dù trời nắng, mưa, rét nhưng tôi vẫn đi học đều đặn.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) Nói và viết chuẩn xác Tiếng Việt không phải là việc đơn giản, không phải người Việt Nam nào cũng làm được tốt. Ngoài việc sử dụng tiếng Việt thì dấu câu cũng rất quan trọng khi viết.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
Tiết 50:	DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
Mục tiêu bài học:
Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và đấu hai chấm.
Học sinh biết cách viết câu đúng ngữ pháp.
Phương pháp: Quy nạp, hoạt động nhóm.
Chuẩn bị của thầy và trò:
Gv: Nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn bài.
Hs: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức: (1’)Gv kiểm tra sĩ số hs các lớp.
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Cho biết những quan hệ thường gặp của các vế trong câu ghépgồm có những mối quan hệ nào?
Câu sau đây có phải câu ghép không?Nếu là câu ghép thì hãy chỉ rõ quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép đó?
	 Mặc dù trời nắng, mưa, rét nhưng tôi vẫn đi học đều đặn.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’) Nói và viết chuẩn xác Tiếng Việt không phải là việc đơn giản, không phải người Việt Nam nào cũng làm được tốt. Ngoài việc sử dụng tiếng Việt thì dấu câu cũng rất quan trọng khi viết.
Triển khai bài:
Hoạt đông 1: Tìm hiểu về dấu ngoặc đơn
Gv ghi 3 ví dụ ra bảng phụ và gọi 1 học sinh đọc ví dụ rồi hỏi:
?Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Hs: Trình bày suy nghĩ cá nhân.
Gv: nhận xét, bổ sung.
Gv:? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trên có thay đổi không? Ví sao?
Hs: Trả lời ý kiến cá nhân.
Gv: Bổ sung.
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.
=>Vì đây chỉ là phần chú thích nhằm cung cấp những thông tin kèm theo.
Vậy theo em dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
Gv: Nhận xét, bổ sung và ghi bảng.
Gv: Gọi 1 em đọc phần ghi nhớ sgk.
Dấu ngoặc đơn
Ví dụ:
Để giải thích, để làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)
Thuyết minh về một loại động vật mà tên của nó là(ba Khía) được dùng để gọi tên một con kênh.
Bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc hiểu thêm về Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
=>Dấu ngoặc đơn dùng đánh dấu phần chú thích (giải thích, bổ sung thêm).
Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 2:Tìm hiểu dấu hai chấm
Gv: Gọi 1 em đọc các đoạn trích ở mục II và hỏi :
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?.
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
Gv: Nhận xét bổ sung rút ra kết luận cho từng đoạn 
Gv: Từ những ví dụ phân tích trên em hãy cho biết dấu hai chấm được dùng để làm gì?
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
Gv: Nhận xét bổ sung, rút ra phần ghi nhớ.
Gv: Gọi 1 em đọc phần ghi nhớ sgk.
Dấu hai chấm: (8’)
Ví dụ:
 Dùng để đánh dấu (báo trước):
Lời đối thoại (của dế Mèn nói với dế Choắt và của dế Choắt với dế Mèn).
Lời dẫn trực tiếp(Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).
Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
Ghi nhớ : sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập (15’)
Đọc bài tập 1 sgk.
Hs: Suy nghĩ trình bày cá nhân.
Gv: Nhận xét, bổ sung đấy đủ.
Gv: Gọi 1 em đọc bài tập 2
Hs: làm bài cá nhân sau đó trình bày trứoc lớp.
Gv: Nhận xét, bổ sung thêm.
Hs: Hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Các nhóm khác bổ sung.
Gv: Nhận xét, bổ sung thêm và chấm một vài nhóm.
Bài 1: Giải thích công dụng của dấu (...)
giải thích ý nghĩa các cụm từ:
“Tiệt nhiên”, “Định phận tại Thiên thư” “Hành khang thủ bại hư”=>mạnh mẽ rõ ràng dứt khoát.
Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn trong 2.290m.Chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
Dấu ngoặc đơn dùng ở hai chỗ:
Đánh dấu phần bổ sung phần này có quan hệ lựa chọn với phần chú thích ( có phần này thì không có phần kia).
Đánh dấu phần thuyết minh làm rõ phưong tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
Bài 2:
Đánh dấu (báo trứơc) phần giải thích cho ý “họ thách nặng quá”
Đánh dấu(báo trứơc) lời đối thoại của dế Choắt nói với dế Mèn nà phần thuyết minh nội dung và DC khuyên DM
Giải thích cho phần trước óng ánh đủ màu.
Bài 3:
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được không? Trong đoạn trích này tác giả đã dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được. Vì ý nghĩa của câu, đoạn không thay đổi.
Mục đích:nhấn mạnh phần đặt sau dấu hai chấm.
Củng cố:
Giáo viên đặt câu hỏi để củng cố lại bài học:
Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
Phần nào trong câu sau có thể cho vào dấu ngoặc đơn được?
Nam lớp trưỏng lớp 8C có một giọng hát tuyệt vời.
Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối xanh tươi, mát mắt.
Dặn dò: (2’)
Học và nắm chắc kiến thức trong hai phần ghi nhớ sgk.
Làm bài tập 4,5,6 trang 137 sgk.
Đọc và soạn trước bài “Dấu ngoặc kép”.
Tiết sau học tập làm văn bài: “Đề văn thuyết minh và cáhc làm bài văn thuyết minh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8(5).doc