Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Tập làm văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hướng dẫn bài viết số 2

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Tập làm văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hướng dẫn bài viết số 2

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

2. Kĩ năng: Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết văn.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Tập làm văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hướng dẫn bài viết số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	 Ngày soạn: 17/10/2012
Tiết PPCT: 32 Ngày dạy : 19/10/2012
Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng: Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết văn. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần làm theo mấy bước? Nêu nội dung từ bước?
3. Bài mới : Muốn viết được một văn bản hay, có hệ thống thì việc lập dàn ý là vô cùng quan trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện điều ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Củng cố kiến thức 
Gv yêu cầu Hs nhắc lại các kiến thức về bố cục, sự việc, yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn bản tự sự.
 Hs: nhắc lại
Gv bổ sung hoàn thiện nếu Hs không nắm vững.
Dàn ý của bài văn tự sự
Gv yêu cầu hs đọc bài văn Món quà sinh nhật 
Gv: Xác định ba phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung chính của mỗi phần?
(Gv hướng dẫn: Truyện kể về sự việc gì ? Ai là người kể chuyện ? ở ngôi thứ mấy ?)
 Hs: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình; ngôi kể: thứ nhất 
Gv: Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?
Hs: Nhà Trang và buổi sáng; trong hoàn cảnh: ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng
Gv: Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? 
Hs: Chuyện xảy ra với Trang (nhân vật chính) ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác 
Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột ;Trinh: kín đáo, đắm thắm, chân thành; Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý 
Gv: Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến 
 Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo: một chùm ổi được Trinh căm sóc từ khi còn là những cái nụ 
 Kết thúc: cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo 
Gv: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này ?
+ Miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom  Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói 
+ Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên .. bắt đầu lo ..tủi thân và giận Trinh ..giận mình quá ..tôi run run cảm ơn Trinh quá  qúy giá làm sao 
 Tác dụng :góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật.
Gv: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ?
-Hs: Tác giả vừa kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”
 Gv yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk 
Gv: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thường gồm mấy phần, là những phần nào ? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần ?
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/95
LUYỆN TẬP
Hs đọc bài tập 1 
Gv: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
Hs: Thảo luận nhóm- 4 phút – mỗi nhóm 4 HS
Gv: Phần mở bài giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào ?
Hs: Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)
Gv: Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ?
Gv: Kết cục số phận của nhân vật ntn và cảm nghĩ của người kể ra sao ?
Hs nêu yêu cầu của bài tập 2
Gv hướng dẫn Hs lập dàn ý.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày, Hs khác nhận xét.
- Gv: Góp ý, bổ sung dàn bài của Hs
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Xem lại văn bản để liệt kê các sự việc.
- Nên lập dàn bài chi tiết cho các đề trong sgk/103. Đọc một số bài văn mẫu về các đề đó để tham khảo cách viết bài hoàn chỉnh.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Củng cố kiến thức
- Bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần
- Sự việc trong văn bản tự sự yêu cầu có thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Yếu tố miêu tả làm văn bản sinh động, yếu tố biểu cảm giúp văn bản giàu cảm xúc. 
2. Dàn ý của bài văn tự sự 
a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự : 
 * Ví dụ truyện: Món quà sinh nhật 
+ Bố cục : 3 phần 
- Mở bài: Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật 
- Thân bài : Tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn 
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
+ Kết hợp miêu tả và biểu cảm để góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
+ Kể theo trình tự thời gian 
b. Dàn ý của một bài văn tự sự 
- Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật chính. 
- Thân bài: Diễn biến câu chuyện 
- Kết bài: Cảm nghĩ của người trong cuộc. 
* Ghi nhớ : SGK / 95
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1: Dàn ý văn bản Cô bé bán diêm 
+ Mở bài : 
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm.
+ Thân bài: Diễn biến câu chuyện
- Không bán được diêm nên em bé không dám về nhà. 
- Em bé đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ. 
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm: đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm. 
+ Kết bài: 
- Kết cục em bé bán diêm đã chết “vì giá rét trong đêm giao thừa” 
Bài 2 : Lập dàn ý 
+ Mở bài: giới thiệu người bạn của mình là ai ? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? 
+ Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy 
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? (thời gian, hoàn cảnh) với ai? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của xúc động )
+ Kết bài : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Xác định thứ tự các sự việc được kể trong văn bản Chiếc lá cuối cùng
* Bài mới: Chuẩn bị Viết bài viết số 2
Hướng dẫn bài viết số 2:
- Tham khảo các đề văn trong sgk/103. 
- Lập dàn ý cho các đề văn đó. Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào các sự việc cụ thể.
- Chú ý đề số 2, 4
E. RÚT KINH NGHIỆM
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 van 8 tiet 32.doc