Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Hs dựa vào chú thích * (Sgk), trả lời.
Văn bản này viết theo thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi các Hs đọc tiếp đến hết.
Gv yêu cầu Hs tìm hiểu từ khó theo Chú thích.
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung mỗi phần?
Mở bài: “Dân ta có lũ cướp nước”: Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn.
Thân bài: Tiếp “lòng nồng nàn yêu nước”: Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua những trang lịch sử vẻ vang.
Kết bài: Đoạn còn lại: Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày trong tủ kính. Bổn phận của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thể hiện.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bàn?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
? Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
-> Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Sử dụng những hình ảnh sống động (hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước.
? Thảo luận: Để chứng minh cho lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?
-> Tác giả đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xưa cho đến nay.
?Đoạn văn nói về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại sau câu chuyển đoạn có tính chất khẳng định, tác giả đã đưa dẫn chứng bằng cách nào? Cuối cùng tác giả đi tới kết luận gì?
-> Tác giả đã sử dụng cách liệt kê dẫn chứng theo mô hình liên kết: “Từ đến ” theo quan hệ hợp lý. Các dẫn chứng đưa ra vừa cụ thể vừa toàn diện để cuối cùng tác giả dẫn tới kết luận : “Những cử chỉ đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
? Trong phần kết bài tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
-> Tác giả so sánh lòng yêu nước như các thứ của quý Phép so sánh ấy có tác dụng gợi hình ảnh giúp người nghe, người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của lòng yêu nước: Tiềm tàng kín đáo và biểu lộ rõ ràng đầy đủ. Rồi từ phép so sánh ấy tác giả đi tới một yêu cầu thực tế chỉ cho mọi người thấy bổn phận của mình.
Tổng kết
Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì ?
-> Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc sáng sủa lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú Giọng văn tha thiết, sôi nổi Tất cả nhằm làm sáng tỏ chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.”
Gv chốt lại vấn đề. Hs đọc phần Ghi nhớ, Sgk.
Luyện tập
Hs làm bt 2 ra nháp trong 5 phút. Gv thu một số bài chấm ngay tại lớp. Sau đó nhận xét, uốn nắn cách viết của các em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà.
TUẦN 22 Ngày soạn: 19/01/13 TIẾT 71 Văn bản: Ngày dạy: 22/01/13 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA Hồ Chí Minh A. Mức độ cần đạt Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 2. Kỹ năng - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 3. Thái độ - Nắm được nội dung, nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn có tính mẫu mực của bài văn. - Nhớ được một số câu văn tiêu biểu cho phong cách nghị luận của tác giả trong bài văn. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm văn nghị luận D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................. 2. Bài cũ: Đọc thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ đó? 3. Bài mới: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một mẫu mực về văn nghị luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để biết sức hấp dẫn của văn bản, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản? Hs dựa vào chú thích * (Sgk), trả lời. Văn bản này viết theo thể loại nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, diễn cảm. Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi các Hs đọc tiếp đến hết. Gv yêu cầu Hs tìm hiểu từ khó theo Chú thích. ? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung mỗi phần? Mở bài: “Dân ta có lũ cướp nước”: Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn. Thân bài: Tiếp “lòng nồng nàn yêu nước”: Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua những trang lịch sử vẻ vang. Kết bài: Đoạn còn lại: Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày trong tủ kính. Bổn phận của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thể hiện. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bàn? Hướng dẫn phân tích cụ thể ? Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? -> Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Sử dụng những hình ảnh sống động (hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước. ? Thảo luận: Để chứng minh cho lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào? -> Tác giả đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xưa cho đến nay. ?Đoạn văn nói về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại sau câu chuyển đoạn có tính chất khẳng định, tác giả đã đưa dẫn chứng bằng cách nào? Cuối cùng tác giả đi tới kết luận gì? -> Tác giả đã sử dụng cách liệt kê dẫn chứng theo mô hình liên kết: “Từ đến” theo quan hệ hợp lý. Các dẫn chứng đưa ra vừa cụ thể vừa toàn diện để cuối cùng tác giả dẫn tới kết luận : “Những cử chỉ đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” ? Trong phần kết bài tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy? -> Tác giả so sánh lòng yêu nước như các thứ của quý Phép so sánh ấy có tác dụng gợi hình ảnh giúp người nghe, người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của lòng yêu nước: Tiềm tàng kín đáo và biểu lộ rõ ràng đầy đủ. Rồi từ phép so sánh ấy tác giả đi tới một yêu cầu thực tế chỉ cho mọi người thấy bổn phận của mình. Tổng kết Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì ? -> Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc sáng sủa lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú Giọng văn tha thiết, sôi nổi Tất cả nhằm làm sáng tỏ chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” Gv chốt lại vấn đề. Hs đọc phần Ghi nhớ, Sgk. Luyện tập Hs làm bt 2 ra nháp trong 5 phút. Gv thu một số bài chấm ngay tại lớp. Sau đó nhận xét, uốn nắn cách viết của các em. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Hồ Chí Minh 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Trích trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao Động Việt Nam. - Thể loại: Văn nghị luận II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần: 2.2. Phương thức biểu đạt: nghị luận 2.3. Phân tích a. Nhận định chung về tinh thần yêu nước “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” -> Vấn đề được nêu một cách ngắn gọn, súc tích: sử dụng những hình ảnh sống động (hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp, có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước. b. Những biểu hiện của lòng yêu nước * Lòng yêu nước trong quá khứ “Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vi đại.” Dẫn chứng: Thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung -> Nghệ thuật liệt kê theo trình tự thời gian. => Chứng minh một cách thuyết phục cho lòng yêu nước của dân tộc ta trong lịch sử. * Trong hiện tại Đồng bào ta ngày nay xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. + Cụ già - nhi đồng. + Kiều bào - đồng bào. + Nhân dân miền ngược - nhân dân miền xuôi. -> Ai cũng có lòng nồng nàn yêu nước. => Sắp xếp theo trình tự: lứa tuổi - hoàn cảnh - vị trí địa lý. + Chiến sỹ -> tiêu diệt giặc. + Công chức -> ủng hộ + Phụ nữ -> khuyên + Bà mẹ -> chăm sóc + Công nhân, nông dân -> thi đua sản xuất. + Điền chủ -> quyên ruộng đất. -> Việc làm thể hiện lòng yêu nước. => Sắp xếp theo trình tự công việc. => Mô hình liên kết “Từ đến” => Sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân. c. Nhiệm vụ của chúng ta “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý trong hòm.” -> Hình ảnh so sánh sinh động. => Hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ đầy đủ, rõ ràng. => Bổn phận là làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. 3. Tổng kết: - NT: - ND: *Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. 4. Luyện tập Bt2: Viết 1 đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 - 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “Từ đến”. III. Hướng dẫn tự học - Đọc lại thật kỹ văn bản; Nắm nội dung bài học. - Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tập phân tích tác dụng của các từ ngữ, các câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản. - Chuẩn bị bài sau: Câu đặc biệt. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 22 Ngày soạn: 19/01/13 TIẾT 82 Ngày dạy: 22/01/13 CÂU ĐẶC BIỆT A. Mức độ cần đạt - Hiểu thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. - Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản; biết phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. - Biết sử dụng câu đặc biệt trong nói hoặc viết. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm câu đặc biệt. - Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kỹ năng - Nhận biết câu đặc biệt. - Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: Có thái độ sử dụng câu đặc biệt vào đúng mục đích nói và viết. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................. 2. Bài cũ: Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý những điều gì? Cho một ví dụ về rút gọn câu. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong cuộc sống mỗi người, ai cũng có những “người đặc biệt” của riêng mình. 365 ngày trong năm, với mỗi ai đó cũng sẽ có “ngày đặc biệt” Trong tiếng Việt giàu đẹp của chúng ta cũng có kiểu “câu đặc biệt”. Vậy, câu đặc biệt là loại câu như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt. Gv treo bảng phụ ghi ví dụ (sgk) và các phương án trả lời. ? Câu được gạch chân có cấu tạo ntn? Yêu cầu Hs thảo luận trong 1 phút. Câu “Ôi, em Thủy!” là câu đặc biệt. Vậy thế nào là câu đặc biệt? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Gọi 1 Hs đọc lại, 3 Hs nhắc trầm lại. ? Em nào cho cô biết câu đặc biệt khác câu rút gọn ở chỗ nào? Gv lưu ý: Câu đặc biệt là câu khác với câu bình thường (có cả CN và VN), và khác với câu rút gọn (là câu vốn có CN và VN nhưng trong trường hợp nào đó bị rút gọn đi). Lấy cho cô 1 ví dụ, trong đó có câu đặc biệt? Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt Gv treo bảng phụ liệt kê tác dụng của câu đặc biệt (bỏ trống phần trả lời) ? Thảo luận (2p): Các em chép ra nháp bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt và đánh dấu X vào đáp án mà mình cho là đúng. 1 Hs lên bảng ghi đáp án nhóm mình chọn vào bảng phụ. Tác dụng Câu đặc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê thông báo Xác định thời gian nơi chốn Gọi đáp Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi. X Đoàn người nhốn nháolên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. X “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.. X An gào lên : - Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi! - Chị An ơi! X Dựa vào bảng trên, em hãy liệt kê xem câu đặc biệt có những tác dụng nào? Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2 (sgk).Gọi Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Làm bt1 kết hợp với bt2. ? Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ a, b, c, d. Sau đó, xét xem chúng có tác dụng gì? Gv làm mẫu ví dụ a. Gọi ba hs lên bảng làm các ví dụ b, c, d. Hs dưới lớp làm ra nháp. Sau đó nhận xét bài làm của bạn. Gv chữa bài. Gv lưu ý hs: Ở ví dụ d, câu rút gọn thứ nhất là câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ. c. - Không có câu rút gọn. - Câu đặc biệt: Một hồi còi. => Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. d.- Câu đặc biệt: Lá ơi! => Gọi đáp - Câu rút gọn: + Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho ... c biệt. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/28) 2. Tác dụng của câu đặc biệt 2.1. Phân tích ví dụ a. “Một đêm mùa xuân.” => Xác định thời gian b. “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” => Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng c. “Trời ơi!” => Bộc lộ cảm xúc. d. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi? - Chị An ơi! => Gọi đáp 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/29) II. Luyện tập Bt1 và Bt2 a. - Không có câu đặc biệt. - Câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền công việc kháng chiến. => Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã có trước. b. - Không có câu rút gọn. - Câu đặc biệt: Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! -> 3 câu đầu: xác định thời gian. -> Câu cuối: bộc lộ cảm xúc. BT3: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) tả cảnh quê hương. Trong đó có sử dụng câu đặc biệt. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học; Làm bt3. - Tìm trong một văn bản đã học (tự chọn) những câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng. - Chuẩn bị bài mới. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 22 Ngày soạn: 19/01/13 TIẾT 83 Ngày dạy: 25/01/13 THCHD:BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận. - Hiểu mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Bố cục chung của một bài văn nghị luận. - Phương pháp lập luận. - Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận. 2. Kỹ năng - Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng. - Sử dụng các phương pháp lập luận. 3. Thái độ: Có ý thức học để nắm được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận trong văn nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................. 2. Bài cũ: Đề văn nghị luận là đề văn như thế nào? Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là gì? Nêu cách lập ý của bài văn nghị luận. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Muốn làm tốt bài văn nghị luận ta không thể không tìm hiểu cách xây dựng bố cục và phương pháp lập luận của bài. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận Hs đọc bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ? Nêu các phương pháp lập luận trong văn bản theo sơ đồ có trong Sgk? Hàng ngang 1,2 là lập luận theo quan hệ nhân quả. Hàng ngang 3 là lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp, tức là đưa ra một nhận định chung rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể để cuối cùng đi tới một kết luận là mọi người đều có lòng yêu nước Hàng ngang 4 là quan hệ tương đồng từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta. Hàng dọc 1 là suy luận tương đồng theo dòng thời gian. ? Nhắc lại bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng thái độ quan điểm của bài. Gv chốt: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành một mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận. Trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục. ? Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Để xác lập luận điểm người ta làm thế nào? HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập ? Xác định luận điểm chính của bài? ? Có những luận điểm nhỏ nào? Hãy liệt kê ra? ? Tìm bố cục của văn bản? MB: Câu đầu tiên TB: Đoạn thứ hai KB: Đoạn còn lại ?Câu chuyện này em rút ra được bài học gì? Bài văn nêu lên tư tưởng: Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học thêm. I. Tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận 1. Phân tích ví dụ Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Các phương pháp lập luận: + Hàng ngang 1,2: Quan hệ nhân quả + Hàng ngang 3: Quan hệ tổng – phân – hợp. + Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng. + Hàng dọc 1: Suy luận tương đồng theo thời gian. - Bố cục: Gồm 3 phần a. Đặt vấn đề “Từ đầu cướp nước”. -> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. b. Giải quyết vấn đề Tiếp... “lòng nồng nàn yêu nước”. -> Dẫn chứng chứng minh cho lòng yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay. c. Kết thúc vấn đề Phần còn lại -> Bổn phận, trách nhiệm của chúng ta hiện nay. => Bố cục hợp lý, rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 2. Ghi nhớ: (Sgk) II. Luyện tập Văn bản: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. - Bài văn nêu tư tưởng : Học cơ bản mới thành tài. - Tư tưởng ấy thể hiện ở câu đầu đề của bài và câu mở đầu của bài văn. - Bài văn có bố cục 3 phần Mở bài: nêu luận điểm. Thân bài: Kể câu chuyện Lê ô na dơ Vanh – xi học vẽ. Kết bài: Rút ra kết luận về việc học - Bài văn sử dụng phép lập luận: Suy luận tương phản, Quan hệ nhân quả. III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững nội dung bài học; học thuộc Ghinhớ. - Chỉ ra những phương pháp lập luận được sử dụng trong một văn bản tự chọn. - Soạn bài mới: Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 22 Ngày soạn: 19/01/13 TIẾT 84 Ngày dạy: 25/01/13 LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt - Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận. - Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận. - Cách lập luận trong văn nghị luận. 2. Kỹ năng - Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận. - Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Luyện tập chuyên cần phương pháp lập luận trong văn nghị luận. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1.............................................. 2. Bài cũ: Bố cục trong văn nghị luận gồm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần? Để xác lập luận điểm người ta làm thế nào? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn, sâu hơn về văn nghị luận, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Lập luận trong đời sống. Gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. Xác định luận cứ và kết luận? Nhận xét về mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận? Nhận xét về vị trí của luận cứ và kết luận? Học sinh đọc ví dụ – Trả lời. GV nhận xét – ghi bảng. GV yêu cầu Học sinh làm ví dụ 2 - Tìm luận cứ cho KL. Một kết luận có thể có nhiều luận cứ vì thế có thể hỏi một vài học sinh sau đó nhận xét và ghi bảng. Học sinh trả lời. Gv nhận xét, ghi bảng. GV yêu cầu Học sinh làm ví dụ 3: Tìm kết luận cho luận cứ. Học sinh trả lời. GV nhận xét - ghi bảng. GV tóm lại ý về lập luận trong đời sống rồi chuyển sang phần lập luận trong văn nghị luận. Hướng dẫn tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận Gọi học sinh đọc mục 1 So sánh các kết luận ở mục I.2 với các luận điểm ở mục II? Nêu tác dụng của luận điểm trong văn nghị luận? Giáo viên chốt: Về hình thức: Lập luận trong đời sống hằng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức một câu; Lập luận trong văn nghị luận diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu. Nội dung: Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, văn nghị luận có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Ở lớp 6, chúng ta được học những truyện ngụ ngôn như “Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo” Mỗi câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa, giúp chúng ta nhìn nhận và ứng xử trong cuộc sống tốt hơn. Các em hãy xem xét truyện Ếch ngồi đáy giếng, rút ra một kết luận để làm luận điểm và lập luận cho luận điểm đó. Hs thực hiện theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học. I. Tìm hiểu chung 1. Lập luận trong đời sống * Ví dụ 1: a. Hôm nay trời mưa à Luận cứ. chúng ta không đi chơi công viên nữa à Kết luận b. Em rất thích đọc sách à Kết luận Vì qua sách em học được nhiều điều à Luận cứ -> Luận cứ và kết luận có quan hệ chặt chẽ. Vị trí của luận cứ và kết luận có thể đổi chỗ cho nhau. * Ví dụ 2: Bổ sung luận cứ cho các kết luận a. Em rất yêu trường em vì trường em rất đẹp. b. Nói dối rất có hại vì nó làm cho mọi người không còn tin tưởng mình nữa. c. Làm bài tập căng thẳng quá nghỉ một lát nghe nhạc thôi. * Ví dụ 3: Cho luận cứ nêu kết luận. a.Ngồi mãi ở nhà chán lắm ra ngoài chơi vui hơn. b. Ngày mai thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải cố gắng học cho xong ngay trong hôm nay. c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe phải góp ý với các bạn ấy mới được. d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu cho chúng nó noi theo chứ. e. Cậu này ham đá bóng thật lớn lên có khi làm cầu thủ. -> Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau miễn là hợp lý. 2. Lập luận trong văn nghị luận * Luận điểm trong văn nghị luận khác với kết luận trong lập luận ở đời sống vì luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội còn kết luận trong lập luận ở đời sống là những kết luận đơn giản. * Luận điểm trong văn nghị luận quan trong vì thế lập luận trong văn nghị luận phải khoa học và chặt chẽ chứ không tuỳ tiện và linh hoạt như trong đời sống. Lưu ý: Giữa luận cứ và kết luận trong văn nghị luận không thể tùy tiện, linh hoạt như trong đời sống. Ở văn nghị luận, mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra một kết luận. II. Luyện tập Truyện: Ếch ngồi đáy giếng. 1. Luận điểm: Cái giá phải trả cho sự ngông nghênh, kiêu ngạo. 2. Luận cứ: - Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé. - Các loài vật này rất sợ tiếng kêu vang động của ếch. - Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể. - Trời mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài - Quen thói cũ ếch đi nghênh ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh. - Kết quả: Ếch bị trâu dẫm bẹp. 3. Lập luận: Theo trình tự thời gian và không gian, chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra kết luận (luận điểm) một cách kín đáo. III. Hướng dẫn tự học - Đọc lại truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó. - Chuẩn bị 2 bài tiếp theo: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” và “Thêm trạng ngữ cho câu”. E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: