Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

THÀNH NGỮ

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu thế nào là thành ngữ.

- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.

- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Khái niệm thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết thành ngữ

- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13	Ngày soạn: 18/11/12
TIẾT: 49	 Ngày dạy :22/11/12
THÀNH NGỮ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thành ngữ
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết. 
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A5
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn thành ngữ. Đó là một tổ hợp từ (cụm từ) cố định. Đó cũng là một vật liệu định hình, có sẵn trong kho tàng từ ngữ, dùng để cấu tạo câu. Giá trị của thành ngữ là ngắn gọn, hàm súc và có tính hình tượng cao. Để hiểu rõ hơn về thành ngữ, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hơm nay.
* Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm thành ngữ
 Có thể thay một vài từ trong cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Hay có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
 “Lên thác xuống ghềnh” là một cụm từ có trật tự cố định. Chúng ta không thể thay đổi vị trí các từ, chêm xen cũng như thay đổi một vài từ trong cụm từ vì như thế ý nghĩa của cụm sẽ trở nên lỏng lẻo.
 Đặc điểm cấu tạo của cụm từ này chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa.
Em hiểu cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” thế nào? Cụm từ hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng?
-> “Lên thác xuống ghềnh” chỉ sự gian nan, lận đận. Cụm từ này được hiểu theo nghĩa bóng.
 Cụm từ “Nhanh như chớp” được hiểu ntn? Nó được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? ->Cụm từ này chỉ làm việc gì đó rất nhanh, chính xác.
 Gọi “Lên thác xuống ghềnh”, “Nhanh như chớp” là những thành ngữ. Vậy thế nào là thành ngữ? Chg có đặc điểm gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
Bài tập thảo luận nhóm: Mỗi nhóm 4 bạn tìm 10 thành ngữ, 5 thành ngữ hiểu theo nghĩa đen, 5 thành ngữ hiểu theo nghĩa bóng?
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Tham sống sợ chết
Bùn lầy nước đọng
Mưa to gió lớn
Mẹ góa con côi
Năm châu bốn biển
Lên thác xuống ghềnh
Ruột để ngoài da
Lòng lang dạ thú
Khẩu Phật tâm xà
Rán sành ra mỡ
* Hướng dẫn Sử dụng thành ngữ
 Em hiểu thế nào về thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”? Nó giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu thơ? -> Chỉ sự long đong, vất vả, cực khổ. Làm vị ngữ.
 Em hiểu thế nào về thành ngữ “Tắt lửa tối đèn”? Nó giữ vai trò ngữ pháp gì? 
-> Chỉ sự khó khăn, hoạn nạn. Làm phụ ngữ.
Vậy, thành ngữ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
Gv chốt ý, dẫn đến Ghi nhớ ý 1 mục II.
Thảo luận (2p): Có hai câu, 1 câu sử dụng thành ngữ, 1 câu không. Các em thử nhận xét xem câu nào hay hơn.
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ.
Câu 1: Sáu tự đắc vì đã đi guốc trong bụng họ, khoái chí cười hơ hớ.
Cu 2: Sáu tự đắc vì đã hiểu rất rõ họ rồi,  cười hơ hớ.
-> Rõ ràng câu 1 hay hơn. Vậy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 2, mục II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Gọi Hs đọc các ví dụ ở a, b, c. Hs khác xác định thành ngữ đồng thời giải nghĩa.
=> Sơn hào hải vị: Các món ăn trên núi, dưới biển.
Nem công chả phượng: Món ăn quý hiếm.
Bt2: Kể vắn tắt các truyền thuyết, truyện ngụ ngôn để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ Con Rồng, cháu Tiên; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi.
Cho Hs đứng tại chỗ kể miệng.
Bt3: Gọi Hs đứng tại chỗ làm.
Bt4: Gv yêu cầu Hs về nhà thực hiện
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và soạn bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là thành ngữ?
1.1. Phân tích ví dụ
a. Lên thác xuống ghềnh
- Cụm từ có trật tự cố định.
-> Chỉ số phận trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.
=> Hiểu theo nghĩa bóng.
 b. Nhanh như chớp
-> Hành động mau lẹ, rất nhanh và chính xác.
=> Hiểu theo nghĩa câu chữ (nghĩa đen)
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/144)
2. Sử dụng thành ngữ
2.1. Phân tích ví dụ
a. Bảy nổi ba chìm
-> Làm vị ngữ trong câu.
b. Tắt lửa tối đèn
-> Làm phụ ngữ cho danh từ “khi”.
* Sử dụng thành ngữ làm cho câu văn hàm súc, giàu hình tượng và có tính biểu cảm cao.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/144)
II. Luyện tập
Bt2: Nguồn gốc các thành ngữ:
Con Rồng, cháu Tiên: Lai lịch người Việt. 
Ếch ngồi đáy giếng: Chỉ những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang.
Thầy bói xem voi: Chỉ những kẻ nhìn sự vật một cách phiến diện đã vội vã kết luận, cho rằng mình đúng.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN: 13	Ngày soạn: 18/11/12
TIẾT: 50	 Ngày dạy :22/11/12
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ
 TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện cách làm văn biểu cảm để cảm thụ tác phẩm một cách tốt nhất.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình.	
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 7A4
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Về tác phẩm văn học, tính đến nay chúng ta đã tìm hiểu được một số tác phẩm. Vậy cách làm bài văn biểu cảm về những tác phẩm đó như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bài bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
? Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ gì? 
? Khái quát nội dung bài thơ?
? Bài thơ đã lấy đối tượng trữ tình là sự vật gì? Thuộc đề tài nào?
? Từ hình ảnh về sự vật được nêu, tác giả muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm như thế nào?
? Đọc bài thơ tên em liên tưởng đến điều gì? Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho đối tượng, số phận cuộc đời của đối tượng nào? Căn cứ vào đâu em có thể hiểu được điều ấy?
? Bài thơ, gợi cho em hiểu điều gì về số phận người phụ nữ thời phong kiến? Trong điều kiện ngày nay, người phụ nữ Việt Nam còn giữ được những phẩm chất gì?
? Vậy theo em, để làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ta phải làm gì?
GV: Đọc bài văn mẫu để HS tham khảo.
Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ, Sgk/147.
Gv: Chẳng hạn, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá diễn đạt 2 nội dung: cuộc sống gian khổ, khó khăn của tác giả; ước mơ của nhà thơ.Về nghệ thuật: kết hợp cả 3 phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
1. Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”.
Bài thơ này diễn đạt những nội dung nào?
Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên và tâm hồn của Bác.
Câu 1: Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
-> Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn, lấy con người làm chủ thể.
Câu 2: Hình ảnh sinh động, thiên nhiên quấn quýt.
Câu 3: Sự hài hòa giữa cảnh và người.
Câu 4: Tm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.
2. Lập dàn ý cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.”
 Phần mở bài em phải nêu được điều gì?
Tác giả, thời đại và tác phẩm.
Phần thân bài, em dự định viết những gì?
 Trình bày theo trình tự ý của bài thơ, xen kẽ những tình cảm, cảm xúc của người viết.
 Kết bài tức là kết lại vấn đề, khẳng định tình cảm của tác giả đối với quê hương có 2/3 thời gian sống ở nơi khác.
Hoạt động 3. Hướng dẫn về nhà
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
 1. Phân tích ví dụ:
“Bánh trôi nước”
- Về hình thức: bài thơ được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt. Với đề tài vịnh vật.
- Về nội dung: 
+ Đối tượng trữ tình của bài thơ là bánh trôi nước.
+ Bánh trôi được tác giả ví, tượng trưng cho số phận người phụ nữ trong xã hội PK.
+ Chiếc bánh bảy nổi ba chìm chính là số phận vất vả, long đong của họ. Họ không được làm chủ số phận của mình, mà hoàn toàn bị phụ thuộc vào người khác và thường bị coi thường, xúc phạm. Tuy nhiên, dù cho sự xoay vần của cuộc đời như thế nào chăng nữa, thì họ vẫn giữi được nét đẹp, phẩm chất đáng quý, làm nên truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
* Yêu cầu khi làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
- Đọc kỹ tác phẩm, tìm những chi tiết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
- Từ cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng. Từ đó rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
2. Ghi nhớ: (Sgk/147)
II. Luyện tập
1. Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên và tâm hồn của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
-> Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn, lấy con người làm chủ thể.
Câu 2: Hình ảnh sinh động, thiên nhiên quấn quýt.
Câu 3: Sự hài hòa giữa cảnh và người.
Câu 4: Tm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.
2. Lập dàn ý cho đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Mở bài: Giới thiệu tác giả; thời đại ông sống, nội dung và lý do yêu thích bài thơ.
- Thân bài:
 + Kể chuyện người xa quê lâu ngày, cuối đời mới trở về.
 + Giọng nói không đổi thể hiện tấm lòng gắn bó với quê hương.
 + Trẻ con không biết, hỏi khách nơi nào đến.
-> Nhà thơ ngậm ngùi, chua xót.
 + Tình yêu quê hương sâu sắc, thiết tha.
- Kết bài: Bài thơ thể hiện tình quê của một người xa quê lâu ngày, già mới trở về.
III. Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài học; học thuộc phần Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Viết bài Tập làm văn số 3.
+ Xác định bố cục của bài viết.
+ Nội dung cần trỉnh bày (hệ thống ý).
+ Các yếu tố biểu cảm cần có đối với bài viết.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN: 13	Ngày soạn: 18/11/12
TIẾT: 51,52	 Ngày dạy : /11/12
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 13.doc