Giáo án Ngữ văn 7 (Tự chọn) - Tiết 1: Ôn tập rút gọn câu - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 (Tự chọn) - Tiết 1: Ôn tập rút gọn câu - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Củng cố lại khái niệm về câu rút gọn, biết cách sử dụng câu rút gọn.

 - Biết vận dụng câu rút gọn trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Hệ thống ôn tập.

 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 - Nêu vai trò và tác dụng của câu rút gọn.

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Tự chọn) - Tiết 1: Ôn tập rút gọn câu - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/3/2007 
 Ngày giảng: 17/3/2007 
Học kỳ II.
 Tiết 1: ôn tập: Rút gọn câu 
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh: 
 - Củng cố lại khái niệm về câu rút gọn, biết cách sử dụng câu rút gọn.
 - Biết vận dụng câu rút gọn trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Hệ thống ôn tập.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 - Nêu vai trò và tác dụng của câu rút gọn.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Thế nào là câu rút gọn.
? Lấy 1 số ví dụ về câu rút gọn.
? Khi rút gọn câu, người ta thường lược bỏ những thành phần nào ? Việc lược bỏ 1 số thành phần câu nhằm mục đích gì.
? Có phải trong bất cứ trường hợp nào ta cũng sử dụng câu rút gọn không ? Khi dùng câu rút gọn cần chú ý điều gì.
? Tìm 1 số ví dụ, mà người nói sử dụng câu rút gọn không đúng.
? Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? Những thành phần nào của câu được rút gọn.
? Câu nào là câu rút gọn trong các câu sau.
? Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
a- Văn xuôi.
b- Truyện cổ dân gian.
c- Truyện ngắn.
d- Văn vần (thơ, ca dao).
I- Lý thuyết:
1- Rút gọn câu:
- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ 1 số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn.
*Ví dụ:
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Cậu làm bài tập chưa ?
- Rồi
2- Tác dụng của câu rút gọn:
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người
3- Cách dùng câu rút gọn:
- Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần nói.
+ Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
*Ví dụ:
- Con làm bài tập xong chưa ?
+ Rồi
II- Luyện tập:
* Bài 1:
a- Người ta là hoa đất.
b- ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 (Câu rút gọn thành phần CN).
c- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
 (Câu rút gọn thành phần CN).
d- Tấc đất, tấc vàng.
* Bài 2: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi:
Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?
a- Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
b- Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
c- Tất nhiên là đọc sách.
d- Đọc sách.
* Bài 3:
a- Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b- Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c- Học đi đôi với hành.
* Bài 4:
- Cậu “cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” rút gọn thành phần nào ?
a- Trạng ngữ.
b- Chủ ngữ.
c- Vị ngữ.
* Bài 5:
- Trong văn vần (thơ) ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà 
 - Ôn lại kiến thức rút gọn câu.
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Viết một đoạn văn miêu tả có dùng ít nhất một câu rút gọn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKy 2 - Tu chon - tiet 1.doc