Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97, Bài 24: Ý nghĩa văn chương - Nguyễn Thị Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97, Bài 24: Ý nghĩa văn chương - Nguyễn Thị Hoa - Năm học 2006-2007

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh .

II. CHUẨN BỊ : + GV: Soạn bài

 + H/S: Chuẩn bị bài.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm tra bài cũ.

 ? Hãy lấy dẫn chứng trong bài văn " Đức tính giản dị của Bác Hồ" để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Đến với văn chương có rất nhiều điều cần hiểu biết nhưng có lẽ có 3 điều cần hiểu biết nhất là : Văn chương có nguồn gốc từ đâu; Văn chương có công dụng gì trong cuộc sống và văn chương có tác dụng gì . Bài viết " ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh một nhà phê bình có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 3579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97, Bài 24: Ý nghĩa văn chương - Nguyễn Thị Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/3/2007 Bài 24 : ý nghĩa văn chương
 Ngày dạy: 5/3/2007 (Hoài Thanh)
 Tiết 97: Đọc - Hiểu văn bản 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh .
II. Chuẩn bị : + GV: Soạn bài
	 + H/S: Chuẩn bị bài.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
	? Hãy lấy dẫn chứng trong bài văn " Đức tính giản dị của Bác Hồ" để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Đến với văn chương có rất nhiều điều cần hiểu biết nhưng có lẽ có 3 điều cần hiểu biết nhất là : Văn chương có nguồn gốc từ đâu; Văn chương có công dụng gì trong cuộc sống và văn chương có tác dụng gì . Bài viết " ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh một nhà phê bình có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
H.Đ của H/S
Nội dung cần đạt
- Gọi H/S đọc chú thích dấu sao
? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- GV nhấn mạnh một số điểm theo SGK - 79.
- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng rành mạch, xúc cảm và sâu lắng.
- GV đọc: Từ đầu => muôn loài
- Gọi H/S đọc tiếp.
- Gọi nhận xét.
? Em hiểu thi sỹ, thi ca là gì?
? Văn chương nghĩa là như thế nào?
? Thế nào là cặm cụi?
-> Chăm chỉ, mải miết làm một việc gì đó.
? Vậy qua phần chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết: Văn bản chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần?
? Văn bản thuộc kiểu nghị luận nào trong hai loại sau?
- Nghị luận chính trị - xã hội.
- Nghị luận văn chương.
? Vì sao em xác định như vậy?
- GV: Là một văn bản nghị luận vậy vấn đề nghị luận được triển khai như thế nào trong toàn văn bản, chúng ta đi tìm hiểu=>
- Gọi H/S đọc phần 1.
? Mở đầu bài viết, tác giả kể chuyện nhà thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của tác giả? ( vào đề trực tiếp hay gián tiếp?)
? Cách vào đề như vậy có tác dụng gì?
- GV: các em chú ý vào 2 câu tiếp theo của đoạn mở đầu.
? Em thấy hai câu trên có nhiệm vụ gì?
? Từ đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong đoạn văn mở đầu?
? Hãy tìm câu văn nêu luận điểm chính của phần này?
? Câu nêu luận điểm nằm ở vị trí nào?
GV khái quát: đây chính là cách lập luận theo kiểu qui nạp ( đi từ cụ thể -> khái quát ) mà lên lớp 8 các em sẽ được học.
? Em hiểu cốt yếu là gì?
? Theo tác giả Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
- GV: theo Hoài Thanh, nhân ái là nguồn gốc của văn chương.
? Hãy tìm một số tác phẩm văn chương đã học trong chương trình lớp 6,7 để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh
? Có ý kiến cho rằng : Quan niệm của Hoài Thanh về ý nghĩa văn chương rất đúng nhưng chưa đủ. Vậy ý kiến của em như thế nào.
Vì vậy chúng ta nên xem ý kiến của nhà văn Hoài Thanh là một trong những quan niệm về nguồn gốc của văn chương mà thôi. Từ nguồn gốc ấy, văn chương có nhiệm vụ gì 
= > phần 2
- GV khái quát chuyển ý.
? Phần 2 tác giả tập trung giải quyết luận điểm nào ?
- Gọi H/S đọc đoạn 3 - 60
? Lời văn của tác giả tập trung vào mấy ý? Là những ý nào?
? Em hiểu thế nào là hình dung của sự sống và sáng tạo sự sống?
? Hãy tìm ví dụ về các bài văn thơ đã học để nói về 2 nhiệm vụ trên của văn chương?
- GV: Chú ý hai câu văn ở đoạn cuối.
? Câu 1 có vai trò gì? Câu 2 có vai trò gì?
- GV: Đây chính là cách lập luận đoạn văn theo lối móc xích : ý nọ móc nối ý kia, các em cần chú ý vận dụng trong quá làm văn nghị luận.
? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Gọi HS đọc đoạn văn còn lại.
? Theo tác giả bài văn thì văn chương có công dụng gì ?
? Em hiểu như thế nào về câu: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện cho ta những tình cảm sẵn có" 
? Lấy dẫn chứng một số bài văn thơ đã học.
- GV khái quát chuyển ý.
? Khi nói: có kẻ nói....là tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương?
? Vậy nếu nói'' nếu pho lịch sử....là tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương.
? Từ đó ai khái quát công dụng của văn chương? 
? Bài văn có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận.
? Qua bài văn em cảm nhận được văn chương có ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Hướng dẫn học sinh luyện tập
- H/S đọc chú thích dấu sao.
- H/S nghe
- H/S đọc 
- H/S nhận xét
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời.
- H/S xác định bố cục.
- H/S trình bày ý kiến.
- Đọc phần 1.
- H/S nghe.
- H/S thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện trình bày.
- Trả lời.
- H/S nhận xét.
- Độc lập trả lời. 
- HS nghe.
- Giải thích.
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời .
- H/S trả lời
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời
- Trình bày ý kiến.
- H/S nghe
- Nêu luận điểm.
- Trả lời.
- Nêu ý hiểu
- HS trình bày ý hiểu.
- Nêu ví dụ chứng minh
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe
- Nhận xét
- Đọc bài
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày ý hiểu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Độc lập trả lời.
- Khái quát nhận xét.
- HS khái quát
- Khái quát nghệ thuật
- HS nêu cảm nhận
- HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Tác giả: SGK
- Tác phẩm: SGK
* Đọc
*Tìm hiểu chú thích
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: từ đầu -> muôn loài: nguồn gốc của văn chương.
+ Phần 2: Tiếp -> Vị tha: Nhiệm vụ của văn chương.
+ Phần 3: Còn lại : Công dụng của văn chương.
- > Nghị luận văn chương.
 Vì nội dung nghị luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề của văn chương, đó là ý nghĩa của văn chương.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Phần 1: Nguồn gốc của văn chương.
- > Tự nhiên, hấp dẫn mà xúc động. Dùng một hình ảnh thực tế để dẫn tới luận điểm.
- Câu 2 nêu cảm xúc của người thi sĩ trước trước hình ảnh thực tế ấy
- Câu 3: dùng lí lẽ giải thích thực tế.
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc hình ảnh.
'' Nguồn gốc cốt yếu...... muôn loài''.
- > Cuối phần 1.
- Điều quan trọng,cơ bản, chủ chốt không thể thiếu.
-> Lòng thương người và rộng ra là thương cả loài vật, muôn loài.
- > Bà Huyện Thanh Quan viết bài ''Qua đèo Ngang'' bởi nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi cô đơn lẻ loi của mình; Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm vì đồng cảm với Đặng Trần Côn và người chinh phụ buồn xa, nhớ chồng.
Như vậy có thể nói: cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính đều xuất phát từ tình thương và lòng nhân ái của tác giả...
- ý kiến đó hoàn toàn đúng vì văn chương còn bắt nguồn từ lao động,từ vui chơi giải trí. Các quan niệm trên tuy khác nhau nhưng nó bổ sung cho nhau.
2. Phần 2: Nhiệm vụ của văn chương. 
- Nhiệm vụ của văn chương.
- Hai ý : + Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
 + Văn chương là sáng tạo sự sống.
- Cuộc sống muôn hình vạn trạng tức là cuộc sống của con người, xã hội ... văn chương có nhiệm vụ phản ánh nó.
- Sáng tạo cuộc sống
có nghĩa là dựng lên hình ảnh, đưa ra lý tưởng mà cuộc sống chưa có nhưng sẽ có và có thể có.
-Hình dung sự sống:chúng ta có thể thấy rõ cuộc sống vất vả, lận đận của người nông dân Việt Nam xưa qua hình ảnh con cò trong các bài ca dao, qua những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích...Ta cũng có thể hình dung đất nước Việt Nam tươi đẹp như thế nào qua '' cây tre VN, sông nước Cà Mau''
- Sáng tạo ra sự sống: Tô Hoài đã sáng tạo ra thế giới loài vật đa dạng phong phú trong '' Dế Mèn phiêu lưu kí''
hoặc thế giới loài chim trong '' Lao xao''.
- Câu 1: nhấn mạnh nguồn gốc văn chương. Câu 2: chuyển tiếp sang công dụng của văn chương.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
3. Công dụng của văn chương.
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có sẵn. 
- Gây cho ta tình cảm không có nghĩa là tạo nên tình cảm mới lạ mà số đông ta chưa từng nếm trải; luyện tình cảm ta sẵn có nghĩa là văn chương bồi bổ và làm phong phú, tinh tế hơn những tình cảm mà ta đã có
- Học xong bài'' Cuộc chia tay của những con búp bê'', người đọc không thể không xót thương cho hai anh em Thành và Thuỷ hoặc tuy chưa từng được đi sông, vượt thác bao giờ nhưng học bài ''Vượt thác'' của Võ Quảng. Ta bỗng có tình cảm khâm phục và tự hào về sức mạnh của những con người dũng cảm
- Luyện tình cảm sẵn có: Bồi bổ làm phong phú hơn các tình cảm mà ta đã có: Tiếng gà trưa, bạn đến chơi nhà...
- > Làm đẹp và làm hay những thứ bình thường.
-> các thi nhân, văn nhân làm giàu cho lịch sử nhân loại.
- Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
III. Tổng kết:
- Lập luận chặt chẽ, vừa có cảm xúc, lý lẽ và hình ảnh.
- Văn chương có nhiệm vụ, công dụng to lớn trong đời sống. Đời sống tinh thần của nhân loại rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương.
* Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập.
- Đọc thêm phần đọc thêm - SGK.
- Dựa vào kến thức đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói của Hoài Thanh :'' Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có''
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà ghi nhớ
- Ôn tập - tiết sau kiểm tra 1 tiết.
* Thống nhất phương pháp dạy văn bản nghị luận.
- Nắm được đặc trưng của phương pháp dạy bài văn nghị luận.
- Xác định luận điểm chính, luận cứ, luận chứng của bài văn.
- Kết hợp giảng với bình và dẫn chứng minh hoạ.
- Phương pháp lập luận chủ yếu là lí lẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 97.doc