A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh: Hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng học sinh lòng kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ và những người ruột thịt.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. Sưu tầm một số câu, bài ca dao có cùng chủ đề.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi - SGK.
Ngày soạn:19/9/2006 Ca dao dân ca Ngày dạy:20/9/2006 Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình Tiết 9: Đọc - Hiểu văn bản. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh: Hiểu khái niệm ca dao, dân ca. - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. 2. Kĩ năng: - Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng học sinh lòng kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ và những người ruột thịt. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. Sưu tầm một số câu, bài ca dao có cùng chủ đề. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi - SGK. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Tóm tắt cốt truyện'' Cuộc chia tay của những con búp bê''. Qua câu truyện, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? - Học sinh tóm tắt. -Lời nhắn gửi: tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. - Ca dao, dân ca là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và và những hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó đã, đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn con người Việt Nam. Tình cảm con người bao giờ cũng là tình cảm gia đình, truyền thống văn hoá đạo đức và những câu hát về tình cảm gia đình bao giờ cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng ca dao, dân ca. Vậy tình cảm đó được thể hiện cụ thể như thế nào, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Gọi học sinh đọc chú thích 1. ? Nêu vài nét về ca dao, dân ca? GV: Nêu yêu cầu đọc. chú ý ngắt nghỉ nhịp thơ lục bát: 2-2-2-2 hoặc 4- 4, giọng nhẹ nhàng, tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết ân cần. -GV đọc bài 1. - Gọi 3 HS đọc bài. - Gọi nhận xét bạn đọc. ? Nêu ý nghĩa của các từ:'' Cù lao 9 chữ'' ''Anh em hoà thuận hai thân vui vầy''. ? Văn bản gồm 4 lời ca có chung điểm gì? ? Bài ca là lời của ai ? Nói với ai? Về việc gì? ? Biện pháp nghệ thuật quen thuộc nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu? ? Theo em có điều gì sâu sắc trong cách so sánh của tác giả dân gian? GV: Đây là những so sánh rất phù hợp và hay. Lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy lại được miêu tả, bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: Ngất cao, mênh mông, hai hình ảnh: núi, biển được nhắc lại 2 lần có ý nghĩa biểu tượng văn hoá phương đông truyền thống: Cha- trời; Mẹ- đất, đây cũng là cách nói đối xứng truyền thống. ? Cách so sánh độc đáo trên có ý nghĩa gì? GV: Với hình ảnh so sánh trên bài ca dao không là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu, các khái niệm công cha, nghĩa mẹ trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn. - Gọi học sinh đọc 2 câu cuối. ? Ghi lòng được hiểu như thế nào? ? Câu ca dao cuối khuyên con cái phải làm gì? ? Theo em con cái có cần phải thuộc lòng'' Cù lao chín chữ'' một cách máy móc hay không? Cần thể hiện lòng biết ơn ấy như thế nào? ? Em hãy tìm những bài ca dao có cùng chủ đề như bài ca dao trên? GV Khái quát: Bằng lối so sánh, ví von cùng với thể thơ lục bát, bài ca là lời hát ru nhẹ nhàng mà thấm thía đã đi vào lòng mỗi con người. - Gọi học sinh đọc bài ca dao thứ hai. ? Bài ca dao là lời của ai. Nói về điều gì? ? Bài ca diễn tả tâm trạng của người con gái. Tâm trạng đó được diễn tả trong thời gian, không gian nào? ? Tại sao tác giả dân gian lại chọn thời gian '' Buổi chiều'' và không gian ''Ngõ sau'' mà không phải là '' Buổi sáng'' hay '' Ngõ trước''? ? Theo em tâm trạng của người con gái trong không gian, thời gian ấy là gì? ? Cảm nhận của em về lời ca: ''Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều''? ? Theo em bài ca có phải chỉ diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của người con gái lấy chồng xa quê hay còn diễn tả tâm trạng của những người con xa quê hương nói chung. ? Tìm một số câu ca dao có cùng chủ đề như bài ca dao trên. ? Ngày nay đọc bài ca dao này em có suy nghĩ gì? GV: Khái quát chuyển ý. - Gọi học sinh đọc bài ca dao. ? Bài ca dao là lời của ai? Nói về điều gì? Nói trong hoàn cảnh nào? ?Nỗi nhớ đươc biểu hiện như thế nào ? Em hiểu "nuộc lạt" là gì? ? Kết cấu trong 8 câu của bài ca dao có gì đặc biệt ? ? Cách nói mộc mạc ,dễ hiểu +cặp quan hệ " bao nhiêu.. bấy nhiêu nhằm diễn tả điều gì ? ? Tìm một câu ca dao có cùng kết câu bao nhiêu, bấy nhiêu ? Qua bài ca dao em hiểu được tình cảm của con cháu đối với ông bà , cha mẹ như thế nào ? -Giáo viên khái quát, chuyển ý -Giáo viên đọc bài 4 ? Trong bài ca dao các từ "Người xa, bác mẹ , cùng thân có ý nghĩa như thế nào? ? Từ đấy có thể nhận thấy tình cảm anh em ruột thịt được cắt nghĩa trên cơ sở nào ? ? Tình cảm anh em được ví như thế nào ? ? Cách so sánh ấy sâu sắc ở điểm nào ? ? Tình cảm cảm anh em gắn bó còn có ý nghĩa gì trong lời ca :''Anh em hoà thuận hai thân vui vầy''. ? Tìm 1 số câu ca dao có cùng chủ đề - GV : Bốn bài ca dao dân ca hợp thành 1 văn bản tập trung thể hiện tình cảm gia đình ? Từ tình cảm ấy em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong đời sống tình cảm của dân tộc ta ? NT nào được sử dụng nhiều trong bài ca dao trên ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Đọc chú thích - HS nghe. - Đọc bài. - Nhận xét - Giải nghĩa từ khó dựa vào sách giáo khoa. - Thảo luận nhóm. - Cử đại diện trình bày. - Trả lời độc lập. - Phát hiện nghệ thuật. - Suy nghĩ trả lời. - HS Lắng nghe. - Rút ra ý nghĩa. - HS đọc bài. - Trình bày ý hiểu. -Trả lời độc lập. - Nêu ý kiến cá nhân. - HS sưu tầm. -HS nghe . - Nêu ý kiến cá nhân. - Phát hiện chi tiết. - Thảo luận nhóm 2 người. - Trình bày ý kiến. - HS tự bộc lộ suy nghĩ. - Trình bày cảm nhận. - Trình bày ý hiểu. - Sưu tầm ca dao. - Phát biểu suy nghĩ cá nhân. - Đọc bài. - Trả lời độc lập. - Trả lời dựa vào chú thích / SGK. - Phát hiện nghệ thuật. - Phát biểu suy nghĩ. - Sưu tầm ca dao. - Nêu suy nghĩ cá nhân. - Trả lời độc lập. - Trả lời. - Nhận xét. Trình bày ý hiểu. - Sưu tầm ca dao - Khái quát nội dung. - Khái quát. - Đọc ghi nhớ. I. Đọc-Tiếp xúc văn bản. * Thể loại: SGK. * Đọc. * Từ khó * Cấu trúc văn bản. - Cùng nói về tình cảm gia đình. - Các lời ca đều ngắn từ 2- 4- 5 câu thơ lục bát. - Giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ. II. Đọc- Hiểu văn bản 1. Bài ca dao số1. - Lời ru của mẹ với con. - Về công lao cha mẹ. - > Nghệ thuật so sánh. - Công cha - Núi ngất trời. - Nghĩa mẹ - Nước biển đông. - > Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. - Là khắc tạc trong lòng không bao giờ quên. * Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ. - Không nên nhớ một cách máy móc mà cần phải bằng hành động, việc làm cụ thể. 2. Bài ca dao thứ 2. + Lời của người con gái lấy chồng xa quê. + Nói về nỗi nhớ và tình thương cha mẹ, quê hương. - Thời gian: Buổi chiều. - Không gian: Ngõ sau. - Thời gian buổi chiều: Không chỉ một chiều mà nhiều chiều, bởi trong ca dao thời gian về chiều thường gợi cảm giác buồn, nhớ. Chiều hôm là sự trở về đoàn tụ của con người, loài vật. Vậy mà người con gái lấy chồng thiên hạ vẫn bơ vơ nơi đất khách, quê người. - Không gian ngõ sau: Mới trông ra cánh đồng hiu hắt, vắng vẻ. không gian ấy dễ gợi lên cảnh ngộ cô đơn của người phụ nữ trong gia đình phong kiến và che giấu nỗi niềm riêng. * Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, nhớ cha mẹ, nhớ quê. - Là cách nói ẩn dụ chỉ nỗi nhớ thương đến xót xa. - Chín chiều là nhiều bề... - Quê mẹ - Nơi người con gái được sinh ra. - > Cả lời thơ là sự diễn tả nỗi đau, nỗi nhớ cha mẹ, nhớ nhà da diết. '' Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau''. - Thương người phụ nữ ngày xưa, trân trọng tình cảm và tâm trạng của họ. đó là tâm trạng của người con có hiếu. ở xã hội ta ngày nay không còn cảnh người phụ nữ phải ra đứng ngõ sau, như vậy càng cần phải có trách nhiệm với cha mẹ. 3. Bài ca dao số 3. - Là lời của con cháu nói về nỗi nhớ ông bà. -Nuộc lạt: Mối buộc của sợi lạt trên mái nhà tranh , tre nứa ở nông thôn, nuộc lạt có nhiều không sao đếm xuể Nỗi nhớ ông bà cũng nhiều như vậy - Kết cấu bao nhiêu .....bấy nhiêu *Kết cấu so sánh với cặp quan hệ chỉ mức độ bao nhiêu bấy nhiêu -> Diễn tả nỗi nhớ không nguôi của con cháu đối với ông bà, nó mền dẻo, dai như nuộc lạt trên mái nhà - > Nỗi nhớ niềm kính trọng sâu sắc của con cháu đối với ông bà, tổ tiên 4. Bài ca dao số 4 - Không phải là người xa lạ - Đều cùng cha mẹ sinh ra. - Đều có quan hệ ruột thịt có cùng huyết thống. - Yêu nhau như thể chân tay - Chân tay cùng liền nhau trên cơ thể - Chân tay không bao giờ phụ nhau - Tình cảm anh em không thể chia cắt - >Tình cảm anh em gắn bó không thể chia cắt đem lại hạnh phúc cho cha mẹ. III. Tổng kết: 1. Nội dung : -Tình cảm gia đình với cha mẹ, ông bà, anh em. 2. Nghệ thuật: -Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh... * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập - Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong sách giáo khoa, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài có nội dung tương tự. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - Tìm và học thuộc 1 số bài ca dao cùng chủ đề - Làm bài tập 2 /36 - Chuẩn bị bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước.
Tài liệu đính kèm: