Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 87+88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 87+88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

A: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

B. CHUẨN BỊ.

 + Giáo viên: Soạn bài.

 + Học sinh: chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ.

 Bố cục trong bài văn nghị luận? Các phương pháp lập luận.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

 Chứng minh tức là dùng sự thật để chứng tỏ một vật là thật hay giả. Trong toà án người ta dùng bằng chứng, vật chứng để chứng minh người đó có tội hay không. Trong tư duy suy luận người ta dùng lí lẽ. Vậy ở trong văn nghị luận người ta dùng phương pháp nào để chứng minh nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các emảtả lời câu hỏi đó.

 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 87+88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/2/2007 Tiết 87, 88
Ngày dạy: 7/2/2007 Tìm hiểu chung về phép 
 lập luận chứng minh.
A: Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
B. Chuẩn bị.
	+ Giáo viên: Soạn bài.
	+ Học sinh: chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
	 Bố cục trong bài văn nghị luận? Các phương pháp lập luận.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
	 Chứng minh tức là dùng sự thật để chứng tỏ một vật là thật hay giả. Trong toà án người ta dùng bằng chứng, vật chứng để chứng minh người đó có tội hay không. Trong tư duy suy luận người ta dùng lí lẽ. Vậy ở trong văn nghị luận người ta dùng phương pháp nào để chứng minh nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các emảtả lời câu hỏi đó.
 Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Trong đời sống hàng ngày khi nào người ta cần chứng minh?
? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là đúng sự thật, em phải làm như thế nào?
? Từ đó em rút ra nhận xét thế nào là văn chứng minh.
- GV" Đây là ý một - ghi nhớ.
? Hai văn bản các em vừa học thuộc kiểu văn bản gì?
? Như vậy trong văn bản nghị luận khi người ta chỉ được phép sử dụng lời văn không được dùng vật chứng, nhân chứng thì làm thế nào để chứng tỏ ý kiến đó thực sự đáng tin cậy.
- GV: nêu tình huống:
Nam có việc gấp, mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê. Vì quá lo, quá vội, bạn đã phóng xe quá nhanh và bị chú công an giữ xe lại, kiểm tra giấy tờ. Nam lại quên tất cả ở trường. Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như thế nào?
- GV khái quát chuyển ý .
- GV cho học sinh đọc bài văn: Đừng sợ vấp ngã"
? Hãy xác định luận điểm chính trong bài.
? Em hãy tìm những câu mang luận điểm đó?
? Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận( Lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng ấy.
? Qua bài văn, em hiểu như thế nào về phép lập luận chứng minh.
? Các lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu gì.
- GV khái quát - ý 2,3 phần ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc.
- GV khái quát toàn bài.
- Gọi học sinh đọc bài văn.
? Bài văn nêu lên luận điểm nào?
? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm ấy.
? Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã nêu những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
? Cách lập luận chứng minh của bài viết này có gì khác so với bài" Đừng sợ vấp ngã"
- GV khái quát nội dung toàn bài.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Độc lập trả lời.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Đọc bài văn.
- Xác định luận điểm.
- Phát hiện.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét.
- Khái quát kiến thức.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc bài văn.
- Xác định luận điểm.
- Phát hiện.
- Suy nghĩ, trả lời.
- So sánh nhận xét.
I. Mục đích và phương pháp chứng minh.
- Khi ta muốn khẳng định một điều gì đó.
- Em phải đưa ra những bằng chứng, hay chứng cớ hay vật chứng xác thực, có thể là người, vật, số liệu, sự việc.
=> Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác thực để chứng tỏ điều gì đó.
- Văn bản nghị luận.
- Dùng lời văn để nêu các lí lẽ, dẫn chứng đó để xác nhận tính trung thực và sức thuyết phục.
- Nam phải chứng tỏ được đây là xe của bạn, có đầy đủ giấy đăng kí, chứng nhận mua bảo hiểm, có bằng lái xe( vật chứng) tiếp theo bạn có thể trình bày để chú công an có thể thông cảm phần nào
* Văn bản: Đừng sợ vấp ngã.
- Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
- Nhan đề là luận điểm là tư tưởng cơ bản của bài.
- Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết: " Vậy xin bạn chớ lo thất bại"
* Cách lập luận.
- Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ vấp ngã.
- Đưa ra hàng loạt dẫn chứng về sự vấp ngã mà một số người đã trải qua nhưng sau đó họ lại đã vươn tới thành công về các mặt kinh doanh, khoa học, văn hoá.
- Kết luận: Sự vấp ngã không hề đáng sợ mà thiếu cố gắng mới là điều đáng sợ hơn.
-> Dẫn chứng đều đáng tin cậy vì chúng được rút ra từ tiểu sử của nhưng nhân vật thành công nổi tiếng trên thế giới.
* Phép lập luận chứng minh.
- Dùng lí lẽ kết hợp bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ luận điểm của mình đưa ra là đáng tin cậy.
- Dẫn chứng tiêu biểu được lựa chọn....
- Lí lẽ sắc bén.
 * Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
- Bài văn: Không sợ sai lầm.
- Luận điểm: Không sợ sai lầm, dù có sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm tìm đến con đường khác để tiến lên.
* Những câu văn mang luận điểm.
- Nhan đề của bài văn.
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại ... tự lập được.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm là người làm chủ số phận của mình.
* Luận cứ.
- Nếu muốn sống mà không phạm sai lầm thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời .
- Nếu sợ thất bại, sai lầm thì không thể bao giờ có thể làm được việc gì. Sai lầm đem đến bài học cho cuộc đời.
- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.
- Chẳng ai thích sai lầm .
- Những luận cứ ấy hoàn toàn đúng với thực tế cuộc sống và có sức thuyết phục cao.
- Phần mở bài nêu vấn đề cũng khác : Đã sống là phải có sai lầm. Câu này thể hiện ý khẳng định.
- Phần thân bài: ở bài " Đừng sợ vấp ngã" tác giả đã nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành công. Đã nổi danh làm chứng cứ.
- ở bài này tác giả chủ yếu dùng lí lẽ nhằm chứng minh phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề trong bài, nêu lên những khía cạnh của vấn đề như: Sợ sai lầm là trốn tránh thực tế - Sai lầm cũng có hai mặt: Mặt gây tổn thất, mặt đem lại bài học bổ ích. cứ mạnh dạn tiến hành công việc của mình dù có thất bại thì hãy xem thất bại là mẹ của thành công.
 Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Về nhà đọc thêm: " Có hiểu đời mới...."
- Soạn: Thêm trạng ngữ cho câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 87,88-TlV­.doc