Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 85, Bài 21: Sự giầu đẹp của tiếng Việt - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 85, Bài 21: Sự giầu đẹp của tiếng Việt - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Hiểu được trên những nét chung sự giầu đẹp tiếng việt qua phân tích, chứng minh của tác giả.

2. Kĩ năng: Nắm được những điểm nội bật trong nghệ thuật của bài văn: Lập luận chặt chẽ, chứng minh toàn diện, văn phong có tính khoa học.

3. Thái độ: Có ý thức trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ

 + Giáo viên: Soạn bài.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ.

 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"- Hồ Chí Minh.

( Bài văn là một mẫu mực về cách lập luận trong văn nghị luận bố cục chặt chẽ, rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu toàn diện)

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 85, Bài 21: Sự giầu đẹp của tiếng Việt - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/2/2007 Bài 21: Sự giầu đẹp của tiếng Việt.
Ngày dạy: 5/3/2007 Tiết 85: Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Hiểu được trên những nét chung sự giầu đẹp tiếng việt qua phân tích, chứng minh của tác giả.
2. Kĩ năng: Nắm được những điểm nội bật trong nghệ thuật của bài văn: Lập luận chặt chẽ, chứng minh toàn diện, văn phong có tính khoa học.
3. Thái độ: Có ý thức trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
	+ Giáo viên: Soạn bài.
	+ Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ. 
	? Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"- Hồ Chí Minh.
( Bài văn là một mẫu mực về cách lập luận trong văn nghị luận bố cục chặt chẽ, rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu toàn diện)
Hoạt động2: Giới thiệu bài.
 	Giờ học trước các em đã làm quen với một đề tài khá quen thuộc đó là : Lòng yêu nước của nhân dân ta qua văn bản'' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''( Hồ Chí Minh ) . Bên cạnh lòng tự hào về truyền thống yêu nước đó, dân tộc ta cũng rất tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những yếu tố tạo nên nền văn hoá đó phải nói đến tiếng nói của dân tộc. Để người đọc thấy vai trò của Tiếng Việt, tác giả Đặng Thái Mai có viết " Tiếng Việt một biểu hiện hùng hậu của sự sống dân tộc". Để giúp các em thấy rõ nội dung tư tưởng của bài viết trong tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu một phần trích trong bài viết đó.
Hoạt động3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu xuất xứ của văn bản.
- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.
- GV nêu yêu cầu đọc: Phát âm chuẩn, chú ý dấu câu trùng giọng ở một số câu:
- Họ không hiểu tiếng ta...
- Một số giáo sĩ nước ngoài.
- GV đọc đoạn 1.
- Gọi học sinh đọc.
- Gọi học sinh nhận xét.
? Qua phần đọc em hãy cho biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào mà em đã được học.
? Luận điểm chính được đưa ra là gì.
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- GV : Để thấy được cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt chúng ta chuyển sang phần II.
- Gọi học sinh đọc phần1.
? Hai câu mở đầu khẳng định với người đọc điều gì?
? Tại sao Tiếng Việt lại có địa vị và sức sống như vậy.
? Các câu tiếp theo làm nhiệm vụ gì?
? Giải thích vẻ đẹp của Tiếng Việt, Tác giả đã dựa trên những phương diện nào?
? Căn cứ vào đâu mà tác giả nhận xét Tiếng Việt là một thứ tiếng hay?
- GV : Ba câu văn liên kết 3 nội dung khác nhau nhưng rất thống nhất, vậy yếu tố nào đã làm cho các câu văn có sự thống nhất như vậy.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận đó?
? Cách lập luận như vậy có tác dụng gì?
- GV : Văn bản này chỉ là phần trích trong văn bản dài " Tiếng Việt một biểu hiện sức sống dân tộc, tuy chỉ là phần trích song nó cũng có bố cục chặt chẽ , rõ ràng.
? Nếu coi phần trích là một bài văn thì phần 1 có nhiệm vụ gì.
- GV : Đây chính là điều chúng ta cần lưu ý khi viết mở bài cho bài văn nghị luận.
- GV khái quát: Chúng ta đã tìm hiểu và nắm được những nét chung nhất về cái hay cái đẹp của tiếng việt. Để hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt sang phần 2.
- Học sinh quan sát phần 2.
? Tác giả tập trung vào vấn đề gì.
- Gọi học sinh đọc đoạn: Tiếng Việt trong cấu tạo -> Giầu chất nhạc.
- GV: Đoạn văn em đọc đã chứng minh cái đẹp của Tiếng Việt.
? Vậy những người nước ngoài nhận xét như thế nào về Tiếng Việt. 
? Em có nhận xét gì về cách đánh giá Tiếng Việt của người nước ngoài?
- GV: Trong lời nhận xét của người nước ngoài về Tiếng Việt có 2 câu văn khi đọc chúng ta phải trùng giọng xuống đó là câu: Hộ không hiểu tiếng ta; Một giáo sĩ nước ngoài...
? Cho biết cấu tạo ngữ pháp 2 câu văn nói trên có điểm gì khác so với những câu đơn bình thường.
? Bộ phận được ngăn cách bởi dấu phẩy và dấu ngoặc đơn có tác dụng gì.
- GV : Bộ phận đó người ta gọi là biện pháp mở rộng câu, nội dung kiến thức này ta tìm hiểu ở tiết 86.
- GV : Cái đẹp của tiêng việt không chỉ thể hiện qua lời nhận xét của người nước ngoài mà nó còn thể hịên qua hệ thống nguyên âm, phụ âm.
? Qua quá trình học tiếng Việt Em hãy chỉ ra một số nguyên âm, phụ âm.
? Hệ thống thanh điệu tiếng việt được tác giả giới thiệu qua đoạn văn " Tiếng ta lại giầu ... Trầm bổng"
? Vậy âm bình, dương bình được hiểu như thế nào?
- GV : Hệ thống thanh điệu Tiếng Việt phong phúgồm 6 thanh chia thành hai thanh bằng và 4 thanh trắc do vậy các nhà thơ vận dụng rất linh hoạt hệ thống thanh điệu này tạo cho thơ văn giầu sắc thái biểu cảm và uyển chuyển.
- GV lấy ví dụ : Nhà thơ Xuân Diệu đã lặp lại những thanh bằng trong 2 dòng thơ sau:
 "Sương nương theo trăng ngưng lưng trời.
 Tương tư nâng lòng lên chơi vơi".
- GV : Như vậy sự phong phú của thanh điệu Tiếng Việt đã có giá trị lớn trong thơ văn và giao tiếp.
? Các em đang được học Tiếng Anh, Em có nhận xét gì về hệ thống ngữ âm của tiếng anh.
- GV: Bên cạnh cái đẹp của Tiếng Việt tác giả còn đề cập đến cái hay của tiếng Việt. Vậy cái hay của tiếng Việt được biểu hiện như thế nào? 
? Cái hay của Tiếng Việt thể hiện qua những mặt nào?
- GV : Để làm sáng tỏ cái hay của Tiếng Việt chúng ta cùng tìm hiểu bài ca dao sau:
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.
thân em như chẽn lúa ..."
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt , sử dụng từ ngữ, câu, biện pháp tu từ trong bài ca dao.
- Gv : Hiện nay chúng ta thấy vốn từ của ta được mở rộng có nhiều thuật ngữ khoa học mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội đó là lớp từ mượn, từ mới.
? Là học sinh em cần có thái độ như thế nào khi sử dụng lớp từ mượn, từ mới đó.
- GV: Đúng như nhà văn Pháp An- xơ- Đô- Đê đã nói về Tiếng dân tộc của mình qua bài buổi học cuối cùng như sau: Phải giữ lấy tiếng nói của chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù'' 
- Như vậy mỗi chúng ta cần làm gì và suy nghĩ gì khi sử dụng tiếng mẹ đẻ.
- GV: Cô và các em đã tìm hiểu cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt trong văn bản.
- Cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt có mối quan hệ gắn bó với nhau chính vì thế cái đẹp của một thứ tiếng thường phản ánh cái hay của thứ tiếng đó và ngược lại cái hay lại tạo vẻ đẹp cho ngôn ngữ .
? Để làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã sử dụng phương pháp nào là chủ yếu?
- GV: Đây chính là phương pháp lập luận chứng minh các em sẽ tìm hiểu ở tiết 87.
? Nét nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của tác giả là gì?
? Văn bản đề cập tới cái hay cái đẹp của Tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Đọc chú thích.
- Độc lập trả lời.
- HS nghe.
- Đọc bài.
- Nhận xét.
- Nêu ý kiến
- Phát hiện luận điểm.
- Trả lời.
- Đọc bài.
- Phát hiện luận điểm.
- Nêu lí do.
- Trả lời.
- Phát hiện.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Nêu nhận xét.
- Tác dụng.
- Nêu bố cục.
- Quan sát
- Phát hiện nội dung.
- Trả lời.
- Nhận xét
- Trả lời.
- Nêu tác dụng.
- Trả lời.
- Trả lời dựa vào chú thích.
- HS nghe.
- Nhận xét.
- Nêu định hướng.
- Độc lập trả lời.
- Tự bộc lộ.
- HS nghe.
- Nêu phương pháp lập luận.
- Khái quát kiến thức.
I Đọc- tiếp xúc văn bản.
- Tác giả: SGK.
- Tác phẩm:
* Từ khó.
- Đọc.
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Văn bản nghị luận.
- Luận điểm: Sự giầu đẹp của Tiếng Việt.
- Hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu -> Thời kì lịch sử đã nhận định Tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, hay, giải thích nhận định.
+ Phần 2: còn lại. Chứng minh cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Giải thích chung về cái hay , cái đẹp của Tiếng Việt.
- Khẳng định địa vị, giá trị, sức sống mãnh liệt của Tiếng Việt.
- Vì Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, hay.
-> Giải thích cụ thể cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
- Nhịp điệu: Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
- Cú pháp: Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm của người Việt Nam.
- Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá.
- Do cách lập luận của tác giả.
=> Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch đi từ khái quát đến ý cụ thể.
- Lập luận như vậy người đọc người nghe dễ theo dõi và dễ hiểu.
-> Phần mở bài: Nêu luận điểm chính của bài viết.
2. Chứng minh cái đẹp cái hay của Tiếng Việt.
a. Cái đẹp của Tiếng Việt.
- Tiếng Việt đẹp thể hiện qua lời nhận xét của người nước ngoài.
- Đẹp qua hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú.
- Giầu thanh điệu.
- Tiếng Việt giầu chất nhạc, rành mạch trong lời nói, uyển chuyển trong câu kéo...
- Cách đánh giá khách quan, chính xác, đề cao Tiếng Việt.
- Xét về độ dài thì 2 câu văn dài hơn câu đơn bình thường có 1 bộ phận được ngăn cách bởi dấu phẩy, dấu ngoặc đơn.
- ấn tượng người nghe và chỉ nghe thôi....
- Chúng ta biết rằng ....
- Giải thích rõ cho từ dùng ở phía trước nó.
- Nguyên âm: a, ô, ơ, u, ư...
- Phụ âm: b, t, p...
- Tiếng Việt: 26 Chữ cái 6 thanh điệu.
- Tiếng Anh không có hệ thống thanh điệu( Không dấu) chỉ có 26 chữ cái mà thôi.
b. Cái hay của Tiếng Việt.
- Là phương tiện trao đổi tình cảm giữa con người với con người.
- Dồi dào về từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Vốn từ vựng ngày càng phong phú và được mở rộng.
- Sử dụng nhiều từ việt hoá.
- Sử dụng từ láy, điệp từ , đảo ngữ, phép đối.
- Tình cảm của cô gái trước cánh đồng quê hương. Tình yêu quê hương của con người Việt Nam qua ca dao.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng nó.
- Phương pháp chứng minh giải thích, lập luận tiêu biểu.
* Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
- Giải thích chứng minh lập luận chặt chẽ.
- Cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
- Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...
IV. Luyện tập
1.Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6,7.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: Ghi nhớ.
- Bài tập 5- SBT.
- Soạn: Thêm trạng ngữ cho câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85- TV.doc