A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm câu đặc biệt.
2. Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt. Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong tình huống nói hoặc viết cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Soạn bài.
+ Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là câu rút gọn? Cách sử dụng câu rút gọn?
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.
Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về câu rút gọn. Trong ngữ pháp Tiếng Việt còn có một loại câu khác. Câu đặc biệt. Vậy câu đặc biệt khác với câu rút gọn như thế nào. Bài học hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.
Ngày soạn: 30/1/2007 Ngày dạy: 31/1/2007 Tiết 82 : Câu đặc biệt. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm câu đặc biệt. 2. Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt. Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong tình huống nói hoặc viết cụ thể. B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Soạn bài. + Học sinh: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là câu rút gọn? Cách sử dụng câu rút gọn? Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ở tiết trước các em đã tìm hiểu về câu rút gọn. Trong ngữ pháp Tiếng Việt còn có một loại câu khác. Câu đặc biệt. Vậy câu đặc biệt khác với câu rút gọn như thế nào. Bài học hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt - Các em chú ý lên bảng cô có bài tập sau- Bản phụ. - Gọi học sinh đọc bài tập . - Trong bài tập các em chú ý vào các câu gạch chân. ? Câu được gạch chân có cấu tạo như thế nào? - Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng. A- Đó là 1 câu bình thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ. B- đó là 1 câu lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. C- Đó là 1 câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. - GV gọi kiểu câu trên là câu đặc biệt. ? Em hiểu thế nào là câu đặc biệt. - GV lưu ý: Nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ. ? Em hãy phân biệt câu đặc biệt với câu đơn bình thường. ? Em hãy phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. - GV: Đối với câu rút gọn có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn làm cho câu có cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ bình thường. - Câu đặc biệt không thể có chủ ngữ - vị ngữ. - ở phần này các em nắm chắc cho cô khái niệm về câu đặc biệt - Nội dung bài học nằm trong phần ghi nhớ. - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV đưa đoạn văn bảng phụ. - Gọi học sinh đọc. ? Em hãy xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. - GV gạch chân. ? Vì sao em cho những câu này là câu đặc biệt. - GV: Vậy câu đặc biệt có tác dụng như thế nào. - GV: Treo bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt. - GV giới thiệu: Trong bảng này có các cột sau: + Cột hàng dọc thứ nhất ghi các ví dụ có các câu đặc biệt- là những câu gạch chân. + 4 cột tiếp theo là tác dụng của câu đặc biệt- GV đọc 4 tác dụng. - Đọc bài tập. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Rút ra khái niệm. - HS phân biệt. - Đọc ghi nhớ. - Đọc đoạn văn. - Lí giải. I. Thế nào là câu đặc biệt. 1. Bài tập 1. - ôi em Thuỷ! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. ( Khánh Hoài) -> Đáp án - c - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. - Câu đơn bình thường là câu có cả chủ ngữ và vị ngữ. 2. Ghi nhớ: SGK * Bài tập nhanh: a, Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) b, Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử. II. Tác dụng của câu đặc biệt Tác dụng Câu đặc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng Xác định thời gian nơi chốn Gọi đáp 1. Một đêm mùa xuân.... X 2. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. X 3. trời ơi. X 4. Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! 5. Chị An ơi! X - GV: Phát phiếu học tập. - Các em đọc kĩ bài tập- Xác định những câu đặc biệt có tác dụng như thế nào thì đánh dấu X vào ô đó. - Gọi đại diện các nhóm trả lời. ? Câu đặc biệt: Một đêm mùa xuân có tác dụng gì?( GV đánh dấu) ? Câu đặc biệt: Tiếng reo. Tiếng vỗ tay có tác dụng gì ? - Đọc câu 3. Câu này có tác dụng như thế nào? ? Câu: Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Dùng để làm gì? - Một em nhận xét bài làm của các bạn đúng hay sai? ? Căn cứ vào bảng này em hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt. - GV: Đó là nội dung phần ghi nhớ. - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. biệt các em đã tìm được. - GV: Để giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học ta sang phần III. - Nêu yêu cầu của bài tập. ? Tìm trong các đoạn văn câu đặc biệt và câu rút gọn. - Gọi học sinh đọc đoạn văn a. ? Tìm câu đặc bịêt trong đoạn văn câu rút gọn? ( GV gạch chân câu đặc biệt bằng mực đỏ - câu rút gọn bằng mực đen) -? Những câu rút gọn này có tác dụng gì? - Gọi học sinh đọc câu b. ? Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng? - Học sinh đọc đoạn văn c. ? Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn. tác dụng . ? Trong đoạn văn có câu rút gọn không? ( Nếu học sinh cho câu 1 hồi còi là câu rút gọn) ? Vì sao em cho câu này là câu rút gọn. ? Em hãy đặt câu này trong ngữ cảnh để xác định xem có đúng là câu rút gọn không. - Hoc sinh đọc đoạn văn d. ? Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn và nêu tác dụng. - Gọi học sinh đọc bài 3. - Bài tập 3 yêu cầu các em viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu) tả cảnh đẹp quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt. - Gợi ý: tả cảnh trăng lên, mặt trời lên, cảnh hoàng hôn, cảnh dòng sông có thể chọn những câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ..... - Gọi học sinh đọc bài. - Gọi học sinh nhận xét. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện trình bày. - Nêu tác dụng. - Đọc ghi nhớ. - HS nghe. - Đọc đoạn văn. - Xác định theo yêu cầu. - Nêu tác dụng. - Đọc bài tập. - Xác định. - Tìm câu đặc biệt. - Đọc đoạn văn. - Làm bài theo yêu cầu. - Nhắc lại yêu cầu. - Thực hành viết đoạn văn. 2. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong ví dụ. a. Câu đặc biệt: Không có - Câu rút gọn: Có khi được trưng bầy .... trong gương, trong hòm. - Tác dụng: Làm cho câu rút gọn hơn tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước. b. Câu đặc biệt. - Ba giây..... Bốn giây..... Năm giây.... Xác định thời gian. - Lâu quá! bộc lộ cảm xúc. - Câu rút gọn: Không có. c. Câu đặc biệt . - Một hồi còi: Thông báo về sự vật, hiện tượng. - Câu rút gọn: Không có. d. Câu đặc biệt: - Lá ơi-> Gọi đáp. + Câu rút gọn: - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi. - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. -> Câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ. - Làm cho câu gọn hơn tránh lặp từ ở phần trước. 2. Bài tập 3. - Đoạn văn: Trăng từ từ nhô lên cả một vòng tròn vành vạnh màu vàng tươi mát. Trăng lên cao như treo lơ lửng trên ngọn cây và toả ra một thứ ánh sáng kì ảo xanh xanh trắng trắng mà rất trong. vạn vật đều chìm trong ánh trăng huyền ảo ấy. thật là tuyệt. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học: Ghi nhớ - SGK - Bài tập: 3, BT4,5 SBT. - Soạn bố cục và phương pháp lập luận
Tài liệu đính kèm: