A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, ngắn gọn có tính mẫu mực của bài văn.
2. Kỹ năng:
Nhớ được câu chốt của bài văn và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra
Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và xã hội. Trình bày ý nghĩa của một câu mà em cho là hay nhất.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài
Ở bài học trước,các em đã phần nào nắm được nội dung của văn nghị luận. Để giúp các em có những hiểu biết thêm về loại văn này, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một văn bản nghị luận được đánh giá là chuẩn mực về phong cách này.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới
Ngày soạn: 27/1/2007 Văn bản Ngày dạy: 29/1/2007 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tiết 81: Đọc hiểu văn bản A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, ngắn gọn có tính mẫu mực của bài văn. 2. Kỹ năng: Nhớ được câu chốt của bài văn và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và xã hội. Trình bày ý nghĩa của một câu mà em cho là hay nhất. Hoạt động 2: Giới thiệu bài ở bài học trước,các em đã phần nào nắm được nội dung của văn nghị luận. Để giúp các em có những hiểu biết thêm về loại văn này, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một văn bản nghị luận được đánh giá là chuẩn mực về phong cách này. Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của Giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Bài văn được viết vào thời điểm nào? Được trích từ đâu? - GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng to, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm. Chú ý các động từ và quan hệ từ. - GV đọc mẫu - Gọi 3 HS đọc tiếp theo. - Gọi HS nhận xét. - Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao. ? Theo em văn bản được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? ? Bài văn nghị luận gồm mấy phần? mỗi phần có nhiệm vụ gì? ? Em có nhận xét gì về bố cục bài văn? GV: Đoạn trích tuy ngắn nhưng hoàn chỉnh có thể coi đây là một bài văn nghị luân chứng minh mẫu mực. - Gọi học sinh đọc đoạn 1. ? Trong phần mở đầu, câu nào là câu nêu vấn đề nghị luận? ? Hai câu văn đầu có kết cấu như thế nào? - Chú ý câu văn thứ 3. ? Câu văn thứ 3 có gì khác với 2 câu trên? (Về nghệ thuật , kết cấu) ? Nghệ thuật ấy diễn tả được điều gì? ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả? ? Giải thích nghĩa của các từ: Nồng nàn, truyền thống. - Gọi HS đọc phần 2. ? ở trong phần 2 tác giả đã tập trung giải quyết vấn đề gì? ? Tác giả đã chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta qua mấy thời kỳ? Là những thời kỳ nào? ? Để chứng minh vấn đề trên, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào? ? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và cách nêu dẫn chứng của tác giả? ? Về chứng cứ lịch sử, lời văn lướt qua chặng dài bốn nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Vì sao tác giả không kể cụ thể, chi tiết mà lại nhắc đến các danh nhân, các anh hùng dân tộc? ? Những từ ngữ:'' Chúng ta có quyền tự hào, chúng ta phải ghi nhớ công ơn'' bộc lộ tình cảm gì của người viết? - GV: Rõ ràng văn nghị luận của Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần nêu dẫn chứng chứng minh mà còn biểu ý, biểu cảm. Những tình cảm chân thành rung động, ý và tình đó được tiếp nối phân tích trong dẫn chứng ở đoạn sau rất tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía. - HS Đọc đoạn 3 ? Theo dõi phần vừa đọc, hãy xác định vị trí và vai trò của 2 câu văn:'' Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.'' - '' Những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.'' trong đoạn văn? - Chú ý câu 2,3,4 những câu này có nhiệm vụ gì trong đoạn văn? ? Em có nhận xét gì về cách trình bày dẫn chứng trong những câu văn này? ? Dẫn chứng được trình bày theo mô hình chung nào? ? Cấu trúc liên kết này nói lên điều gì? ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn này? - GV:Cách lập luận theo kiểu qui nạp là một trong những cách lập luận được sử dụng nhiều trong văn nghị luận. ? Cách trình bày trên giúp em nhận thức được gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? ? Em có nhận xét gì về việc dùng dẫn chứng và lí lẽ của tác giả trong đoạn văn này? (Lí lẽ nhiều hơn hay dẫn chứng nhiều hơn?) - GV: Đây chính là kiểu nghị luận chứng minh( Các em sẽ tìm hiểu phương pháp lập luận này ở phần tập làm văn tuần sau) - Gọi học sinh đọc đoạn 4. ? Người viết nêu điều gì trong phần 3? ? Bác đã nêu ra một hình ảnh so sánh rất đẹp, hãy chỉ ra và phân tích hình ảnh so sánh ấy? ? Em có nhận xét gì về sự vật so sánh và sự vật được so sánh? ý nghĩa của nó? ? Cấu trúc của câu văn thứ tư có gì đặc biệt? ? Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước được ''trưng bày'' và lòng yêu nước ''giấu kín'' trong đoạn văn này? - GV: Trong một đoạn văn có 3 câu rút gọn, giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rằng lòng yêu nước của đất nước ta là biểu hiện của trạng thái tiềm tàng, kín đáo và bộc lộ rõ ràng, trung thực. ? Từ đó Bác đề ra nhiệm vụ gì? ? Em có nhận xét gì về cách kết luận của tác giả? - GV: Kết thúc bài viết- vị lãnh đạo tối cao, người cầm lái con thuyền kháng chiến nêu ra nhiệm vụ cụ thể thì ai nấy đều hiểu và đều thầm hứa với Người sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình. Và chúng ta ngày nay khi đọc văn bản này cũng hiểu rõ để suy ngẫm Sâu thêm về tấm lòng, trí tuệ và tài năng của Bác, làm theo lời Bác. phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hàng ngày, việc học tập, lao động... ? Em học tập được gì về nghệ thuật lập luận của bài văn? ? ý nghĩa sâu sa của bài văn là gì? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Nêu xuất xứ. - HS nghe. - Đọc bài. - Độc lập trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Nhận xét. - Đọc bài. - Phát hiện - Trả lời - So sánh, nhận xét. - Nhận xét. - Giải thích - Đọc bài. - Phát hiện vấn đề. - Trả lời. - Nêu lí lẽ, dẫn chứng. - Nhận xét. - Trình bày suy nghĩ. - Suy nghĩ, trả lời. - Độc lập trả lời. - Trả lời. - Nhận xét. - Phát hiện. - Bộc lộ suy nghĩ. - Nhận xét - Tự bộc lộ. - Nêu ý hiểu - Trả lời. - Nhận xét, trả lời. - Phát hiện. - Nêu ý hiểu - Trả lời. - Nhận xét. - Khái quát nghệ thuật, nội dung. - Đọc ghi nhớ. I. Đọc- Tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm. - Bài văn được Bác viết vào thời kì giữa của cuộc kháng chiến chống pháp( 1946- 1954). - Bài văn được trích trong báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. * Đọc * Từ khó * Tìm hiểu cấu trúc văn bản - Nghị luận. - 3 phần 1. Từ đầu-> ''Lũ cướp nước'' : Nêu vấn đề nghị luận; Tinh thần yêu nước là moọt truyền thống quý báu của nhân dân ta( Mở bài) 2. Từ tiếp->''Lòng nồng nàn yêu nước'': Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại (thân bài). 3.Kết bài: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. -> Rành mạch, rõ ràng. II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Nêu vấn đề nghị luận - Câu 1-2 ở phần mở bài tác giả nêu rõ đề tài và luận đề cơ bản ở câu chốt: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. - Ngắn gọn, khẳng định. - Dùng phép so sánh, động từ, tính từ. -> Nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, khẳng định được lòng yêu nước của nhân dân ta. - Nồng nàn: sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào. - Truyền thống: Những giá trị đã trở nên bền vững qua một thời gian dài đã trở thành tài sản chung của cộng đồng. 2. Chứng minh lòng yêu nước. ( Những biểu hiện của lòng yêu nước) - Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc - Trong thời đại ngày nay. * Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. + Lí lẽ: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiếnChúng ta có quyền tự hào + Dẫn chứng: thời đại bàBà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo - Dẫn chứng tiêu biểu. - Được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xưa đến nay. - Đã là người Việt Nam, ai cũng hiểu được lịch sử và những chiến công của anh hùng dân tộc. - Chứng minh lòng yêu nước qua thực tế cuộc kháng chiến lúc đó. -> Tự hào, biết ơn * Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hiện tại. - Câu đầu: Mở đoạn - nêu ý khái quát - Câu cuối: Kết đoạn - kết luận, đánh giá chung. - Nêu dẫn chứng minh hoạ cho tinh thần yêu nước trong hiện tại, trong thực tế của cuộc kháng chiến. - >Liệt kê dẫn chứng, sắp xếp theo các quan hệ tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, nghề nghiệp địa bàn nơi cư trú... - Mô hình liên kết: Từ ... đến... - Sự đồng tâm nhất trí thể hiện sự đoàn kết dân tộc. - Lập luận chặt chẽ, góp phần làm sáng tỏ luận cứ. -> Nhận xét khái quát, dẫn chứng cụ thể( Đồng bào ta ngày nay...Từ các cụ già... đến...) - Rồi lại từ những dẫn chứng cụ thể đúc kết lại bằng một nhận xét khái quát '' Những cử chỉ cao quí đó....yêu nước'' - > Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống của dân tộc. - Dùng dẫn chứng nhiều hơn lập luận. 3. Nhiệm vụ của chúng ta. - So sánh: lòng yêu nước như những thứ của quí. - Hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ. -> Đề cao tinh thần yêu nước. - Mọi người dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước. - >Câu rút gọn( Làm cho câu gọn hơn tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong những câu đã đứng trước. - Lòng yêu nước của nhân dân ta biểu hiện bằng hai trạng thái tiềm tàng, kín đáo và bộc lộ rõ ràng trực tiếp. - Phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ -> Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. III. Tổng kết: - Nghệ thuật. Lập luận chặt chẽ, sắp xếp luận cứ hợp lí, lời văn giàu hình ảnh. - Nội dung. * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: - Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4->5 câu có sở dụng mô hình liên kết'' từđến'' Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. - Làm bài tập 6 - Sách bài tập ; Soạn bài: câu đặc biệt.,3,5
Tài liệu đính kèm: