Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Giúp học sinh

 Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

B. CHUẨN BỊ:

 GV : Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ

 HS : Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản nghị luận?

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài.

 Như chúng ta đã biết văn nghị luận nhằm xác định cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. để có sức thuyết phục người viết phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. Vậy luận điểm, luận cứ và lập luận được thể hiện như thế nào trong bài văn nghị luận và vai trò của chúng ra sao? Tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/1/2227 Tiết 79:
Ngày dạy: 24/1/2007 Đặc điểm của văn bản nghị luận.
I. Mục tiêu cần đạt.
	- Giúp học sinh
	Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
B. Chuẩn bị:
	 GV : Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ
	 HS : Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản nghị luận?
	 Hoạt động 2. Giới thiệu bài.
	Như chúng ta đã biết văn nghị luận nhằm xác định cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. để có sức thuyết phục người viết phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. Vậy luận điểm, luận cứ và lập luận được thể hiện như thế nào trong bài văn nghị luận và vai trò của chúng ra sao? Tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
	 Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc lại bài: "Chống nạn thất học " 
- GV giải thích: văn bản ''Chống nạn thất học'' của tác giả Hồ chí Minh ra đời khi đất nước ta vừa giành được độc lập. Trước tình hình giặc đói và giặc dốt đang hoành hành. 95% dân số nước ta mù chữ. Văn bản được trích trong'' Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4- NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000''
? Qua nghe bạn đọc và quan sát văn bản em hãy cho biết: vấn đề chính được nêu trong văn bản trên là gì?
? Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó?
? Ngoài nhan đề của văn bản, vấn đề chống nạn thất học còn được thể hiện ở những câu nào trong bài văn?
- GV gạch chân những câu có chứa vấn đề chính.
? Những câu văn trên thể hiện điều gì?
? Em có nhận xét gì về hình thức và cách diễn đạt của câu văn trên?
? Nếu cô bỏ những câu văn gạch chân đi thì em thấy nội dung đoạn văn như thế nào?
? Từ đó em có nhận xét gì về vai trò của chúng trong bài văn?
? Đặt trong hoàn cảnh thực tế đất nước ta lúc bấy giờ, em thấy vấn đề mà người viết đưa ra có ý nghĩa như thế nào?
- GV: chính vì đáp ứng được nhu cầu thực tế nên văn bản trên có sức thuyết phục rất lớn. Trong điều kiện bấy giờ, sau bài viết của Bác cả nước đã dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi tham gia vào phong trào bình dân học vụ và thu được kết quả rất tốt.
? Cách nêu vấn đề như trên chính là luận điểm. Theo em luận điểm là gì và yêu cầu của nó trong bài văn nghị luận như thế nào?
 Đó là ý 2 phần ghi nhớ SGK.
- GV: Trong 4 câu nêu luận điểm, em thấy câu văn nào nêu đầy đủ nhất nội dung vấn đề? các câu nào triển khai những nội dung cụ thể của vấn đề?
- Luận điểm ở câu 1 là luận điểm chính còn lại là các luận điểm phụ. Vậy em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận?
- GV: Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện tư tưởng của người viết được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc ở câu khẳng định hay câu phủ định. Vị trí của những câu chứa luận điểm cũng khác nhau: khi thì đứng ở giữa bài văn, cũng có khi luận điểm lại được dùng làm kết luận của bài văn. Song dù được thể hiện dưới hình thức hay vị trí nào, thì luận điểm đều phải thể hiện được tư tưởng quan điểm của người viết và là linh hồn của bài văn nghị luận. Nhưng để những luận điểm ấy có sức thuyết phục cần có những yêu cầu nào khác, chúng ta chuyển sang phần 2.
? Tiếp tục quan sát văn bản em hãy cho biết tác giả đã triển khai các luận điểm trên bằng cách nào?
? Em hãy nêu những lí lẽ và dẫn chứng mà Bác đã dùng trong văn bản?
? Tại sao trong bài viết Bác không nêu luận điểm trước mà lại nêu lí lẽ, dẫn chứng rồi mới đến luận điểm?
? Em có nhận xét gì về các lí lẽ và dẫn chứng mà Bác đưa ra?
? Nó có tác dụng như thế nào trong việc trình bày luận điểm?
- GV đó chính là luận cứ trong bài văn nghị luận, theo em luận cứ là gì?
- GV lưu ý: luận cứ trong bài văn nghị luận làm cơ sở cho luận điểm khiến cho lụân điểm có sức thuyết phục. Vì thế luận cứ thường trả lời cho câu hỏi: vì sao, như thế nào? làm thế nào
Có được luận điểm, luận cứ chính xác tiêu biểu cần phải sắp xếp chúng như thế nào -> phần 3.
? Dựa vào hệ thống luận điểm và luận cứ em hãy cho biết trong bài viết tác giả đã trình bày luận cứ và luận điểm như thế nào? 
? Em hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các luận cứ và luận điểm trong bài văn ?
? Em hãy lấy ví dụ minh họa
? Cách sắp xếp như vậy chính là lập luận . Theo em lập luận là gì ? Yêu cầu của lập luận ra sao ? 
GV kết luận : Lập luận trong bài văn nghị luận giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ hết sức chặt chẽ . Làm cho bài văn có sức thuyết phục tác động lớn tới người đọc .
? Các em đã được tìm hiểu 3 yếu tố trong bài văn nghị luận . Theo em nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì bài văn có phải là văn nghị luận nữa không ?
? Từ đó em thấy vai trò của các yếu tố trên như thế nào?
- GV: Đó cũng là đặc điểm bài văn nghị luận . Nó hoàn toàn khác với các kiểu văn bản mà các em đã được học. Nếu như tự sự cần đến sự việc và nhân vật. Miêu tả cần đến so sánh tưởng tượng thì nghị luận không thể thiếu luận điểm, luận cứ và lập luận. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với một bài văn nghị luận . 
- Gọi học sinh đọc văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội- Bài 18.
? Nêu luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn.
- GV: Các luận cứ trên dẫn đến các luận điểm chính của bài.
? Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn.
? Vấn đề tác giả nêu là một vấn đề bức thiết trong đời sống.
- Học sinh đọc BT
-HS trả lời
- HS giải thích.
- Phát hiện.
- HS nhận xét.
- Nhận xét hình thức.
- HS lí giải.
- HS nhận xét.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS kết luận.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét.
- HS nghe.
- Đọc thầm văn bản.
- Nhận xét
- HS liệt kê.
- HS giải thích.
- Nhận xét.
- HS khái quát.
- Trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- HS nhận xét
- HS nêu định nghĩa
- HS lý giải
- HS nhận xét
- HS đọc văn bản
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
* Văn bản:'' Chống nạn thất học''
1. Luận điểm
- Vấn đề chính: chống nạn thất học.
- Căn cứ vào nhan đề văn bản và nội dung văn bản.
- Mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để 
- Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ
- Những người chưa biết chữ hãy học cho biết đi
- Phụ nữ lại càng phải học
-> Thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết.
- Hình thức: câu khẳng định.
- Diễn đạt: Ngắn gọn, rõ ràng nhất quán tập trung thể hiện vấn đề chống nạn thất học.
- Nếu bỏ những câu văn trên thì đoạn văn sẽ rời rạc, nội dung không rõ ràng người đọc không hiểu người viết muốn nói gì.
- Nó có vai trò vô cùng quan trọng, nó là linh hồn của bài viết vì nó thể hiện tư tưởng, quan điểm và thống nhất các đoạn văn thành một khối.
=> Đó là những quan điểm đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế.
* Ghi nhớ ( SGK)
- Câu 1 nêu đầy đủ nhất nội dung vì nó là câu nêu nhận xét chung
- Các câu 2,3,4 triển khai hiệm vụ cụ thể: chống nạn thất học như thế nào
- Trong bài văn nghị luận có luận điểm chính có thể có cả luận điểm phụ.
2. Luận cứ.
- Tác giả triển khai bằng lí lẽ và dẫn chứng.
* Lí lẽ:
- Khi xưa Pháp cai trị
- Nay chúng ta giành được độc lập
- Đã lâu chị emứng cử
* Dẫn chứng:
- Số người thất học
- Như các chị em
- Vợ chưa biết
-> Vì những lí lẽ, dẫn chứng ấy làm cơ sở cho luận điểm. Nó đưa ra nguyên nhân vì sao phải chống nạn thất học.
- Lí lẽ chặt chẽ
- Dẫn chứng tiêu biểu chính xác.
-> Làm cho luận điểm rõ ràng có sức thuyết phục.
3. Lập luận 
- Để trình bày quan điểm tư tưởng chống nạn thất học thì mở đầu bài viết tác giả đã nêu 2 luận cứ .
 Nêu lý do vì sao phải chống nạn thất học, lấy dẫn chứng chứng minh sau đó nêu luận điểm : Phải chống nạn thất học và những nhiệm vụ cụ thể. Để có sức thuyết phục , người viết lại tiếp tục lấy dẫn chứng để chứng minh.
-> Cách sắp xếp lô gíc chặt chẽ 
 Từ khi nêu luận điểm chống nạn thất học tác giả đã đưa ra lý do . Khi triển khai luận điểm thì đi từ luận điểm chính đến luận điểm phụ
* Ghi nhớ: ( SGK)
- Nếu bỏ một trong ba yếu tố thì bài văn không còn là bài văn nghị luận .
-> Đó là ba yếu tố không thể thiếu trong bài văn nghị luận 
II . Luyện tập.
- Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống. 
* Luận điểm :
- Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Mỗi con người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình....
* Luận cứ:
- Có thói quen xấu và thói quen tốt.
- Nêu lí lẽ giải thích thế nào là thói quen xấu, thế nào là thói quen tốt. Kèm theo lí lẽ là các dẫn chứng minh họa cho vấn đề được giải thích.
* Cách lập luận.
- Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- Luận cứ 2. Giải thích thế nào là thói quen tốt.
- Luận cứ 3. Giải thích thế nào là thói quen xấu.
- Bài văn có sức thuyết phục cao vì tác giả đã nêu lên những nhận xét hết sức chính xác, dẫn chứng cụ thể thực tế.
	 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài ở nhà: Ghi nhớ.
- Làm bài tập 1-> 6 bài tập ngữ văn.
- Soạn: Đề văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79- VH.doc