A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
Hiểu được nhu cầu nghi luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị một vài ví dụ về văn bản nghị luận.
- HS : Chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2 :Giới thiệu bài.
Trong cuộc sống con người cần sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Khi cần kể một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vật người ta dùng phương thức miêu tả. Để bày tỏ tình cảm, cảm xúc ta làm văn biểu cảm.Vậy khi cần nêu ý kiến, những nhận định, suy nghĩ, quan điểm tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống ta cần sử dụng phương thức biểu đạt nào? Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Ngày soạn: 16/1/2007 Tiết 75,76. Ngày dạy: 18/1/2007 Tìm hiểu chung về văn nghị luận A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nhu cầu nghi luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. B.Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị một vài ví dụ về văn bản nghị luận. - HS : Chuẩn bị bài. C. Tiến trình các hoạt động. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Hoạt động 2 :Giới thiệu bài. Trong cuộc sống con người cần sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Khi cần kể một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vậtngười ta dùng phương thức miêu tả. Để bày tỏ tình cảm, cảm xúc ta làm văn biểu cảm.Vậy khi cần nêu ý kiến, những nhận định, suy nghĩ, quan điểm tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống ta cần sử dụng phương thức biểu đạt nào? Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - GV đưa ra một số câu hỏi để trao đổi với học sinh. ? Vì sao em đi học , vì sao con người cần có bạn bè? ? Theo em thế nào là cuộc sống đẹp? (thảo luận). - GV gọi đại diện trình bày. ? Trong cuộc sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như trên không? ? Tìm một vài câu hỏi như trên? - GV: Những câu hỏi như trên là rất hay. Nó cũng chính là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày khiến cho con người ta cần bận tâm và nhiều khi tìm cách giải quyết. ? Khi gặp các vấn đề và câu hỏi loại như trên em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như : Kể truyện, miêu tả, hay biểu cảm không? Hãy giải thích vì sao? - GV:Để trả lời câu hỏi:Thế nào là sống đẹp. Ta có thể kể một câu truyện, hoặc một vài tấm gương sống đẹp mà ta biết, cũng có thể nêu những cảm nghĩ về những con người. Nhưng dù thế nào với ba kiểu văn bản trên người nghe khó có thể hình dung một cách đầy đủ và thấu đáo thế nào là một cuộc sống đẹp. Chỉ có văn bản nghị luận mới làm được điều này một cách triệt để. ? Để trả lời cho những câu hỏi như trên hàng ngày trên báo chí qua đài phát thanh truyền hình. Em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. - GV đọc một bài phê bình ngắn cho học sinh làm quen. - Chỉ ra một số bài nghị luận trên báo cho học sinh thấy. - GV khái quát: Các văn bản trên là văn bản nghị luận. ? Em hiểu thế nào là văn nghị luận trong đời sống - GV khái quát: Để hiểu được đặc điểm của văn bản nghị luận chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. - Gọi học sinh đọc bài văn. ? Bác Hồ viết bài văn này để hướng tới đối tượng nào và nhằm mục đích gì? ? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm đó. ? Những câu văn mang luận điểm có đặc điểm gì? ? Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ dẫn chứng nào? Hãy liệt kê những lí lẽ và dẫn chứng đó? ? Để thực hiện mục đích của mình tác giả có thể bằng văn kể chuyện hoặc miêu tả có được không? Vì sao? ? Như vậy mục đích của bài viết đã được giải quyết thông qua phương pháp nào? - Bài văn trên là một bài văn nghị luận tiêu biểu. ? Văn nghị luận viết ra thường nhằm mục đích gì? ? Muốn làm văn nghị luận cần có những yêu cầu nào? ? Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu gì. - GV khái quát toàn bài. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV gọi học sinh đọc bài văn. ? Bài văn trên có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao? ? Tác giả đã đề xuất ý kiến gì? Những dòng văn nào thể hiện ý kiến đó? ? Để thuyết phục người đọc tác giả đã nêu lí lẽ và dẫn chứng nào. ? Bài văn nghị luận có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành với ý kiến của bài viết không? Vì sao? - Nêu bố cục của bài văn. - GV nhận xét, kết luận. ? Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận và chép vào vở. - Gọi học sinh đọc bài văn. ? Bài văn là văn bản tự sự hay nghị luận? - HS nghe yêu cầu. - Thảo luận nhóm - Cử đại diện trình bày. - Suy nghĩ, trả lời. - Độc lập trả lời. - HS nghe. - Nêu ví dụ. - HS nghe. - Khái quát ý kiến. - Đọc bài văn. - Phát hiện. - Nêu ý kiến cá nhân. - Phát hiện luận điểm. - Nhận xét. - Tìm lí lẽ, dẫn chứng. - Nêu ý kiến, lí giải. - Phát hiện, trả lời. - Trả lời. - Độc lập trả lời. - HS nghe. - Đọc ghi nhớ. - Đọc bài văn. - Suy nghĩ, trả lời. - Phát hiện . - Phát hiện kiến thức. - Nêu ý kiến cá nhân. - Nêu bố cục. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Nêu ý kiến I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận. - Trong đời sống ta thường gặp các câu hỏi về vấn đề như trên. -> Làm thế nào để học giỏi môn Ngữ văn, Toán, Lý, Hoá. - Vì sao con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Vì sao phải giữ cho trái đất xanh, sạch, đẹp. - Gặp các vấn đề và các câu hỏi loại đó ta không trả lời bằng các kiểu văn bản kể truyện, miêu tả, hoặc biểu cảm vì những câu hỏi đó đòi hỏi phải dùng lí lẽ kèm theo những dẫn chứng xác đáng để bầy tỏ một tư tưởng, một quan điểm nào đó thật rõ ràng, mạch lạc có sức thuết phục cao - Xã luận, bình luận, nghiên cứu phê bình, phát biểu ý kiến. - Trong đời sống ta thường gặp nhiều văn bản nghị luận dưới dạng là một ý kiến nêu trong cuộc họp các bài xã luận, bình luận. 2. Thế nào là văn bản nghị luận. - Bài văn: Chống nạn thất học. - Đối tượng: Hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam. - Mục đích của bài viết: Chống giặc dốt (Chống nạn thất học ngu dân của thực dân Pháp đem lại) - Thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân, số người Việt Nam mù chữ chiếm 95%. - Nay hoà bình độc lập phải cấp tốc nâng cao dân trí. - Học chữ bằng nhiều cách nhiều hình thức. * Luận điểm: + Một trong những công việc cần thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. + Mọi người phải hiểu quyền lợi và bổn phận của mình phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. -> Các câu văn mang luận điểm là những câu khẳng định một ý kiến, tư tưởng. - Lý lẽ: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8 dẫn dẫn đến lạc hậu dốt nát. + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. + Những khả năng thực tế trong công việc chống nạn thất học. - Dẫn chứng: + Thực dân Pháp để lại chính sách ngu dân. + Trên 95% người dân mù chữ. - Các loại văn bản biểu cảm, miêu tả, tự sự đều không thực hiện được mục đích trên. - Không giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người dân chống nạn thất học một cách chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy. - Đưa ra những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng xác đáng. - Vấn đề đó trong thực tế lúc bấy giờ là rất cần thiết. - Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. -> Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. - Tư tưởng, vấn đề trong đời sống. 3. Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập. 1. Bài tập1. - Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống và xã hội. - Bài văn chính là một văn bản nghị luận. - Vì: Vấn đề xã hội cần tạo ra một thói quen tốt trong cuộc sống. - Mở bài, thân bài, kết bài, đều thể hịên rõ tính nghị luận. - ý kiến đề xuất: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu. - Lí lẽ, dẫn chứng. + Có thói quen tốt có thói quen xấu.... + Có người phân biệt tốt và xấu. + Nhiễm thói quen xấu thì dễ còn tạo thói quen tốt thì khó... - Dẫn chứng phong phú. - Bài văn nghị luận trên nhằm rất trúng một vấn đề có trong thực tế trong cả nước nhất là trong các thành phố lớn. - Chúng ta tán thành ý kiến đó vì vấn đề nêu ra hoàn toàn đúng đắn và cụ thể. - Bố cục của bài văn: Gồm 3 phần. + Mở bài: Câu1 + Thân bài: Tiếp-> nguy hiểm + Kết bài: Còn lại. 2. Bài tập 2. - Học sinh sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở. 3. Bài tập 3. - Bài văn là một văn bản nghị luận. ở đây tác giả đã kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ mang ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà khiến người ta liên tưởng tới cách sống của hai con người Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm được : Thế nào là văn bản nghị luận? - Học ghi nhớ. - Sưu tầm những văn bản nghị luận và chép vào vở. - Soạn: tục ngữ về con người và xã hội.
Tài liệu đính kèm: