Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 74: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 74: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

2. Kỹ năng: Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.

3. Thái độ: Có ý thức sưu tầm tục ngữ, ca dao, có ý thức giữ gìn kho tàng văn học dân gian ở địa phương.

B. CHUẨN BỊ:

 + Giáo viên: Bảng phụ

 + Học sịnh : Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài.

 Mỗi địa phương đều có những câu ca dao, tục ngữ riêng mang những nét riêng của từng vùng miền đó. Để giúp các em có ý thức sứu tầm và giữ gìn vẻ đẹp riêng của địa phương mình trong giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em sưu tầm tục ngữ , ca dao địa phương.

 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 74: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1/2007 Tiết 74:
Ngày dạy: 17/1/2007 Chương trình địa phương phần 	 văn và tập làm văn
A: Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
1. Kiến thức: Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng: Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
3. Thái độ: Có ý thức sưu tầm tục ngữ, ca dao, có ý thức giữ gìn kho tàng văn học dân gian ở địa phương.
B. Chuẩn bị:
	+ Giáo viên: Bảng phụ
	+ Học sịnh : Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ :
	 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 Hoạt động 2. Giới thiệu bài.
 	Mỗi địa phương đều có những câu ca dao, tục ngữ riêng mang những nét riêng của từng vùng miền đó. Để giúp các em có ý thức sứu tầm và giữ gìn vẻ đẹp riêng của địa phương mình trong giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em sưu tầm tục ngữ , ca dao địa phương.
 Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV nêu yêu cầu nội dung tiết học hôm nay: 
+ Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương mình hoặc quê hương mình.
+ Những câu ca dao dân ca mang tính địa phương nói về sản vật di tích, thắng cảnh.
- Sưu tầm 20- 30 câu.
? Nhắc lại khái niệm ca dao dân ca, tục ngữ .
? Thế nào là câu ca dao?
? Thế nào là " Tục ngữ, ca dao lưu hành ở địa phương và nói về địa phương ".
- GV: Nên sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về địa phương mình.
- GV hướng dẫn học sinh cách sưu tầm.
+ Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già trong làng bản, nghệ nhân, nhà văn ở địa phương.
- GV hướng dẫn học sinh cách ghi sau khi đã sưu tầm được.
- GV hướng dẫn học sinh ghi sổ sưu tầm.
+ Mỗi lần sưu tầm được ghi vào sổ để nhớ và khỏi thất lạc.
- Cách ghhi sổ theo từng loạivà theo thứ tự A, B, C.
- GV nêu thời gian nộp
- Học sinh nghe.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe, làm theo hướng dẫn.
- Làm theo hướng dẫn.
I. Nội dung thực hiện.
II. Hệ thống lại kiến thức về ca dao, dân ca, tục ngữ.
1. ca dao, dân ca.
- Là các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người.
2. Tục ngữ .
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ.
- Câu ca dao là một bài ca dao đơn vị sưu tầm là những bài ca dao. Có bài là 1 câu có bài gồm nhiều câu trình bầy một ý hoàn chỉnh.
- Tục ngữ , ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương là gồm những câu ca dao ở nhiều địa phương được lưu truyền ở địa phương mình đang sống.
- Tục ngữ ca dao nói về địa phương; là những câu hát, câu nói, nói về chính địa phương em đang sống.
III. Phương pháp thực hiện.
1. Cách sưu tầm. 
2. Cách ghi.
- Sắp xếp ca dao, dân ca, tục ngữ riêng.
- Mỗi loại đều sắp xếp theo A, B ,C ....cách tính A, B, C theo chữ cái đầu dòng của câu ca dao .
3. Lập sổ sưu tầm.
4. Thời gian nộp:
- Tuần 29 của năm học.
Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò
- GV khái quát lại nội dung tiết học.
- Học ở nhà: Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về địa phương.
- Soạn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 74- VH- TLV.doc