Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73, Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73, Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

 - Thấy được những kinh nghiệm mà nhân dân đúc kết và vận dụng vào cuộc sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Thấy nghệ thuật của tục ngữ: ngắn gọn, có vần, đối, có nhịp điệu

 B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 - Học sinh:

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1phút)

 Trong kho tàng văn học dân gian,có rất nhiều thể loại như:ca dao,tục ngữ để hiểu thế nào là tục ngữ bài học hôm nay

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 43 phút).

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73, Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/1/2007
 Ngày giảng: 15/1/2007
 Học kỳ II
 Bài 18
 tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 Tiết 73: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
 - Thấy được những kinh nghiệm mà nhân dân đúc kết và vận dụng vào cuộc sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.
 - Thấy nghệ thuật của tục ngữ: ngắn gọn, có vần, đối, có nhịp điệu 
 B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: 
 - Học sinh: 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1phút)
 Trong kho tàng văn học dân gian,có rất nhiều thể loại như:ca dao,tục ngữđể hiểu thế nào là tục ngữ bài học hôm nay
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 43 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Đọc chú thích * (sgk – tr4).
? Em hiểu thế nào là tục ngữ.
- Yêu cầu đọc to, rõ ràng.
- GV: đọc mẫu -> gọi h.s đọc.
? Các câu tục ngữ trong bài được chia thành mấy đề tài ? nội dung của từng đề tài.
? Đọc câu tục ngữ 1.
? Quan sát câu tục ngữ và cho biết câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Cách nói quá đó có tác dụng gì.
? Em có nhận xét gì về cách nói này.
? Vậy bài học được rút ra từ câu tục ngữ này là gì.
? Đọc câu tục ngữ thứ 2.
? Câu tục ngữ chia thành mấy vế ? Giải nghĩa từng vế.
? Kinh nghiệm đúc rút từ hiện tượng này là gì.
? Câu tục ngữ này có tác dụng gì.
? Đọc câu 3.
? “Ráng” ở đây có nghĩa là gì.
? Vậy “Ráng mỡ gà “ nghĩa là gì.
? Tại sao lại nói khi có ráng mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời thì phải giữ nhà.
? Ngoài câu tục ngữ này, còn có câu tục ngữ nào cũng dùng để dự báo bão.
? Đọc câu tục ngữ.
? Câu tục ngữ chia làm mẫy vế ? Giải nghĩa từng vế.
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì.
? Đọc câu 5.
? Câu tục ngữ chia làm mấy vế ?
 Đó là về nào.
? Em hiểu “tấc” là gì.
? Tấc vàng là bao nhiêu.
? Vậy nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
? Qua câu tục ngữ dân gian muốn nhắc nhở chúng ta điều gì. 
? Đọc câu 6.
? Em hiểu: trì, viên, điền nghĩa là gì.
? Hãy cho biết nội dung của câu tục ngữ.
? ở đây thứ tự: nhất, nhị, tam dùng để chỉ gì.
? Nếu vậy kinh nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì.
? Bài học kinh nghiệm ở đây là gì.
* Lưu ý: câu tục ngữ này chỉ đúng khi mà ở địa phương có cả 3 điều kiện trên.
? Đọc câu tục ngữ.
? Câu tục ngữ khẳng định điều gì.
? Bài học rút ra từ câu tục ngữ này là gì.
? Đọc câu tục ngữ.
? Em hiểu thế nào là thì và thục.
? Vậy kinh nghiệm từ hai câu tục ngữ này là gì.
? Nhận xét về hình thức của câu tục ngữ.
? ý nghĩa của câu tục ngữ.
? Nhận xét về cách diễn đạt của các câu tục ngữ.
? Nêu nội dung chính của những câu tục ngữ trên.
? Sưu tầm thêm 1 số câu tục ngữ có nội dung như trên.
- Đọc
phát biểu
Đọc- nhận xét
- Phát biểu
- H/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- H/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- H/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- H/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- H/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Suy nghĩ
- Thảo luận
- Trình bày
I- Đọc –tiếp xúc văn bản:
1- Khái niệm tục ngữ:
- Hình thức: tục ngữ là một câu nói ngắn gọn có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu .
- Nội dung: tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và LĐSX, con người, xã hội.
2-Đọc
II-Đọc-tìm hiểu văn bản.
1- Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên.
*Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Nghệ thuật: nói quá, phép đối xứng.
- Vần lưng ( năm – nằm, mười – cười).
=> Đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn.
- Cách nói ngắn gọn gây ấn tượng độc đáo, dễ nhớ.
- Sử dụng thời gian trong cuộc sống con người sao cho hợp lí với mỗi mùa.
* Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Mau sao thì nắng: sao đêm dày thì ngày hôm sau nắng.
- Vắng sao thì mưa: sao đêm ít hoặc không có thì ngày hôm sau sẽ mưa.
=> Trông sao, đoán thời tiết mưa nắng.
- Giúp mọi người chủ động trong công việc.
* Câu 3: 
 Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Sắc màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
=> Ráng vàng xuất hiện phía chân trời là sắp có bão.
- VD: 
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
* Câu 4:
 Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Tháng 7 âm lịch, kiến rời tổ từng đàn.
- lo lắng lại lũ lụt.
=> Đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch.
2- Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
* Câu 5:
 Tấc đất, tấc vàng
- Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian: bằng 1/10 thước.
 Tấc đất: mảnh đất rất nhỏ.
- Một lượng vàng lớn.
- Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.
=> Đề cao giá trị của đất trong lao động sản xuất.
* Câu 6:
 Nhất canh trì, nhị canh viên,
 tam canh điền.
- Dùng để chỉ thứ tự giá trị của các nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng.
=> Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn, trồng lúa.
- Muốn làm giàu cần phát triển thuỷ sản.
* Câu 7:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
=> Khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố (nước, phân, cần, giống) đối với nghề trồng lúa nước.
- Trong nghề làm ruộng phải đảm bảo 4 yếu tố, trong đó nước là hàng đầu.
*Câu 8:
 Nhất thì, nhì thục
- Trong trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó yêu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.
- Ngắn gọn, hàm xúc.
=> Nhấn mạnh tầm quan trọng của hai yếu tố thì và thục trong trồng trọt.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Câu ngắn gọn, có vần, có nhịp.
* Nội dung: 
- Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
(Ghi nhớ sgk – tr5)
IV- Luyện tập:
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về nhà học lòng các câu tục ngữ trên và nắm được nội dung của từng câu.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn. 
 + Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ viết về địa phương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docKy 2 - Bai 18 - tiet 73.doc