Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh.

1. Kiến thức: Biết trình bàycảm nghĩ về tác phẩm văn học.

2. Kỹ năng: Tập trình bày cảm nghĩ về 1 số tác phẩm đã học trong chương trình.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Soạn bài.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài cũ.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ.

 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

HOẠT ĐỘNG 2. Khởi động.

Các em đã tìm hiểu về văn biểu cảm và đã làm bài văn biểu cảm về sự vật. Vậy đứng trước 1 tác phẩm văn học các em thường có những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau. Để giúp các em có phương pháp bộc lộ tình cảm đó, tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/12/2006 Tiết: 50
Ngày dạy: 4/12/2006 Cách làm bài văn biểu cảm về 	 tác phẩm văn học.
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh.
1. Kiến thức: Biết trình bàycảm nghĩ về tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng: Tập trình bày cảm nghĩ về 1 số tác phẩm đã học trong chương trình.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Soạn bài.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2. Khởi động.
Các em đã tìm hiểu về văn biểu cảm và đã làm bài văn biểu cảm về sự vật. Vậy đứng trước 1 tác phẩm văn học các em thường có những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau. Để giúp các em có phương pháp bộc lộ tình cảm đó, tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV: Đọc bài văn / SGK
- GV: Gọi học sinh đọc bài văn: Cảm nghĩ về 1 bài ca dao.
- GV: Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn Nguyên Hồng hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và ấn tượng do bài ca dao gợi lên. Cảnh minh hoạ nói ở đây là do bức tranh vẽ trong SGK thời trước vẽ về một người đàn ông, mặc áo dài, đầu đội khăn xếp.
? Dựa vào bài viết em hãy đọc lại toàn bộ bài ca dao.
? Theo em bài văn gồm có mấy đoạn? Nêu giới hạn từng đoạn.
- GV: Như vậy 4 đoạn biểu cảm về 4 cặp câu lục bát, cụ thể từng đoạn văn đã biểu cảm về vấn đề ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
? Tác giả đã cảm nhận về 2 câu đầu như thế nào?
? Cách bày tỏ cảm xúc của tác giả ra sao?
- GV khái quát.
- GV đọc đoạn 2.
- Cảm nghĩ về cảnh ngóng trông được bộc lộ qua biện pháp nghệ thuật nào?
- GV khái quát.
- Gọi học sinh đọc đoạn 3.
? Cảm xúc của tác giả về sông Ngân Hà được thể hiện qua câu chuyện cảm động và quen thuộc của Trung Quốc ,đó là câu chuyện nào?
? Tác giả bày tỏ cảm xúc về sông Ngân Hà qua hình thức nào?
? Cách liên tưởng này có tác dụng gì trong việc trình bày mạch cảm xúc? 
- Gọi học sinh đọc đoạn 4.
? Đoạn văn này đã trình bầy cảm xúc gì của tác giả?
? Sông Tào Khê được hiện lên trong cảm xúc của nhà thơ là dòng sông như thế nào?
? Cách so sánh đó gợi cho người đọc thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
? Tác giả trình bầy cảm xúc đó bằng cách nào?
- GV đọc câu văn cuối "Vì....
? Câu văn cuối đã nói lên điều gì?
? Như vậy tác giả đã cảm nhận những vấn đề gì về nội dung bài ca dao?
? Nội dung ấy được trình bày bằng những hình thức nghệ thuật nào?
? Qua tìm hiểu bài văn hãy cho biết phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ý1.
- GV giới thiệu bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- GV: Đây là bài biểu cảm về tác phẩm trữ tình, để giúp cho các em biết cách biểu cảm về tác phẩm văn học cần lưu ý một số điểm sau.
- Cảm nghĩ phải bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm, phải có ấn tượng về người , cảnh trong tác phẩm.
- Đó là những cảm nghĩ sau:
- Cảm xúc về cảnh, người trong tác phẩm( thông qua miêu tả và kể....)
- Cảm xúc về tâm hồn, số phận của nhân vật trong tác phẩm.
- Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm( Nghệ thuật).
- Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
- GV khái quát toàn bài.
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Nêu yêu cầu của bài tập.
? Xác định yêu cầu biểu cảm?
? Dựa vào bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, hãy xác định dàn ý cho đề bài trên.
? Phần mở bài cần nêu những nội dung nào?
? Thân bài cần trình bày những ý nào?
? Nội dung kết bài là gì?
- GV: Khái quát toàn bài.
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- HS nghe.
- Đọc bài ca dao.
- Xác định bố cục.
- HS nghe.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét.
- HS nghe.
- Độc lập trả lời.
- Đọc đoạn 3.
- Liên hệ mở rộng.
- Trả lời độc lập.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- HS đọc đoạn 4.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Trình bày ý kiến.
- Độc lập trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Nêu nhận xét.
- Khái quát rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nghe.
- Đọc bài tập.
- HS xác định.
- HS lập dàn ý.
- Trả lời độc lập.
- Nhắc lại kiến thức.
- Trả lời độc lập.
- Nhận xét bài làm của bạn.
I Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1. Bài tập1.
- Cảm nghĩ của em về 1 bài ca dao.
* Gồm 4 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến cố hương: cảm nhận về 2 câu ca dao đầu.
- Đoạn 2: Tiếp - Gọi nhện: Tưởng tượng về cảnh ngóng trông.
- Đoạn 3: Tiếp-> vô cùng: Cảm nhận về sông ngân.
- Đoạn 4: Còn lại: Cảm nghĩ về sông Tào Khê.
- Đoạn 1. Biểu cảm về 2 câu ca dao đầu.
- Cảm xúc: Hình dung một người đàn ông, thậm chí là một người thân quen, đang nhớ quê.
- Cách biểu cảm: Đặt mình vào hoàn cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
* Đoạn 2. Cảm nghĩ về cảnh ngóng trông.
- Hình ảnh: Về tiếng kêu, tiếng nấc.
- Cách thể hiện: Tưởng tượng ra cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người ngóng trông.
- Đoạn 3. Cảm xúc về sông Ngân Hà.
-> Câu chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ.
- Cách bày tỏ cảm xúc: Liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm từ thực tế trong bức tranh minh hoạ đến câu chuyện điển tích đầy ý nghĩa.
 - Cảm xúc thêm sâu sắc và tự nhiên hơn.
* Đoạn 4. Cảm nghĩ về sông Tào Khê.
- Sông chảy xiết không bao giờ cạn.
-> Lòng thủy chung sâu nặng với quê hương. 
- Cách biểu cảm: Miêu tả con sông và trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
- Cảm xúc chân thành của nhà thơ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-> Nỗi nhớ quê của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, hồi tưởng suy ngẫm...
2. Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
* Yêu cầu:
- Nội dung: Cảnh đẹp của thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng khuya.
- Tấm lòng yêu nước lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác.
- Nghệ thuật: Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo, từ ngữ giàu hình ảnh.
* Dàn ý.
a. Mở bài. 
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
- ấn tượng cảm xúc về bài thơ.
b. Thân bài.
- Câu1. Cảm xúc được bắt nguồn từ một hình ảnh so sánh mới mẻ.
- Câu 2. Hình ảnh quấn quýt sinh động gợi cảm xúc về bức tranh những tầng bậc của núi rừng trong đêm trăng khuya.
- Câu 3. Cảm xúc về sự hài hoà đồng cảm giữa con người và cảnh.
- Câu 4. Cảm xúc về tâm hồn cao cả của Bác.
c. Kết bài.
- Tình cảm của em với bài thơ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
* Học ở nhà: Viết hoàn chỉnh đề bài trên để chuẩn bị cho tiết luyện nói.
- Hoàn thành bài tập 2.
- Ôn tập: Văn biểu cảm.
- Soạn bài'' tiếng gà trưa''

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 50- TLV.doc