Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ đồng âm.

2. Kỹ năng: Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ

 - Trò: Soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài : ? Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ sau- cao - trình độ cao, giá cao.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

 Tiếng việt chúng ta rất phong phú, ngoài những từ đồmg nghĩa, từ nhiều nghĩa, còn có từ đồng âm. Từ đồng âm là gì, cách sử dụng từ đồng âm . bài hôm nay cô và các em tìm hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 43: Từ đồng âm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2006 Tiết 43. 
Ngày dạy: 18/10/2006 Từ đồng âm
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
2. Kỹ năng: Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B. Chuẩn bị: - Thầy: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ
	 - Trò: Soạn bài theo hướng dẫn
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài : ? Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ sau- cao - trình độ cao, giá cao.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 	Tiếng việt chúng ta rất phong phú, ngoài những từ đồmg nghĩa, từ nhiều nghĩa, còn có từ đồng âm. Từ đồng âm là gì, cách sử dụng từ đồng âm .... bài hôm nay cô và các em tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Bài mới. 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Dùng bảng phụ ghi bài tập.
- Gọi học sinh đọc bài tập.
- Chú ý những từ gạch chân .
? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu trên?
? Từ lồng trong 2 câu trên có điểm gì giống và khác nhau.
- Các từ ''Lồng'' trong 2 VD trên được gọi là từ đồng âm.
? Thế nào là từ đồng âm.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV lấy VD về từ đồng âm.
? Tìm 1 số từ đồng âm.
- GV đọc lại 2 VD phần I.
? Dựa trên cơ sở nào mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 VD đó?
- Cho học sinh đọc bài 2.
? Nếu không đặt vào ngữ cảnh cụ thể thì câu văn'' đem cá về kho'' được hiểu theo những nghĩa nào?
? Em hãy thêm vào câu trên 1 vài từ để trở thành câu đơn nghĩa.
? Trong giao tiếp để tránh hiểu nhầm do hiện tượng đồng âm cần phải chú ý điều gì?
- GV khái quát.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV: Trong cuộc sống nhất là văn chương có nhiều trường hợp người ta lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài chơi chữ.
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
? Tìm từ đồng âm với các từ cao, ba, tranh, sang....
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.
? Tìm các nét nghĩa của từ cổ.
? Cơ sở chung của các từ'' Cổ'' ở đây là gì?
? Tìm từ đồng âm với danh từ cổ? cho biết nghĩa của từ đó?
- Gọi học sinh đọc bài 3.
? Bài tập 3 nêu yêu cầu gì?
- Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Quan sát bảng phụ.
- Đọc bài tập.
- Giải thích từ
- So sánh, nhận xét.
- Khái quát, rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
- HS tìm từ đồng âm.
- Đọc ví dụ.
- Độc lập trả lời.
- HS Đọc bài tập.
- Độc lập trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Độc lập trả lời.
- Đọc ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- HS nghe.
- Tìm từ đồng âm.
- Nhận xét bạn làm.
- Độc lập trả lời.
- Nêu ý kiến.
- Tìm từ đồng âm.
- Đọc bài tập 3
- Làm theo nhóm.
- Đại diện trình bày.
I. Thế nào là từ đồng âm.
1. Bài tập1.
a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng
a- Lồng: Hăng lên chạy càn, nhẩy càn.
b- Lồng : Đồ đan bằng tre nứa để nhốt chim, gà.
- Giống nhau: Về cách phát âm.
- Khác nhau: ý nghĩa của chúng.
2. Ghi nhớ: SGK.
- VD: Nhà kho, kho cá
 Đường ( ăn)
 Đường ( đi)
II. Sử dụng từ đồng âm.
1. Bài tập.
- Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của từ ''Lồng'' trong hai VD.
* Bài tập.
-> ít nhất được hiểu theo hai cách.
- Kho là 1 hoạt động chế biến cá.
- Kho là cái nơi để chứa cá.
+ Đem cá về mà kho.
+ Đem cá về để nhập vào kho.
- Chú ý đến ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp.
2. Ghi nhớ: SGK.
- Từ nhiều nghĩa: Có 1 cơ sở chung. VD: Chân, chân bàn, chân tường, chân núi...
- Từ đồng nghĩa: Nghĩa hoàn toàn xa lạ, không liên quan với nhau
III. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Cao dán, núi cao, cao hổ cốt.
- Ba: Ba mẹ, số ba.
- Tranh: Mái tranh, tranh ảnh.
- Sang: Sang sông, sang hèn.
2. Bài tập2.
a.
- Cổ : Là bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.
- Là bộ phận của: Yếm, áo, giầy: Cổ áo, cổ yếm...
- Là chỗ co lại ở gần1 số đồ vật giống hình cái cổ: Cổ chai, cổ lọ...
-> Là chỗ co nhỏ lại, nối với phần thân.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ:
+ Cổ áo, cổ kính, cổ xưa, cổ lỗ sĩ...
- Là chỉ 1 thời xa xưa trong lịch sử: cổ xưa, cổ kính.
- Là lỗi thời, không phù thời: Cổ lỗ sĩ....
3. Bài tập3.
- Chúng ta ngồi vào bàn để bàn chuyện.
- Năm nay, em cháu vừa tròn năm tuổi.
- Thuốc trừ sâu giúp cho rau không bị sâu.
 Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà: làm bài tập 4.
- Học ghi nhớ.
- Soạn: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43- TV.doc