Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy.

- Muốn đạt được giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.

- Hiểu rõ liên kết văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.

- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng đượcvăn bản có tính liên kết.

B/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Đọc – tham khảo SGV.

 Học sinh: Đọc và soạn bài mới.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

- Văn bản là chuỗi lời nói bằng miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Như vậy liên kết là 1 yếu tố rất quan trọng trong văn bản. Để hiểu liên kết trong văn bản chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2006
Ngày giảng: 12/9/2006.
 Tiết 4: Liên kết trong văn bản	 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy.
- Muốn đạt được giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Hiểu rõ liên kết văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng đượcvăn bản có tính liên kết.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Đọc – tham khảo SGV.
 Học sinh: Đọc và soạn bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Văn bản là chuỗi lời nói bằng miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Như vậy liên kết là 1 yếu tố rất quan trọng trong văn bản. Để hiểu liên kết trong văn bản chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
? Đọc VD (bảng phụ)
? Đoạn văn này được trích từ văn bản nào.
? Theo em, nếu bố của En – ri – cô chỉ viết những câu văn đó thì En – ri – cô có thể hiểu điều bố muốn nói không ?
? Vậy lý do nào trong 3 lý do sau, khiến En – ri – cô không hiểu ý bố ?
- Vì có câu văn chưa viết đúng ngữ pháp.
- Vì có câu văn nội dung chưa rõ ràng.
- Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết.
? So với đoạn văn trong văn bản “ Mẹ tôi” trong (SGK - Tr10) với đoạn văn trên, đoạn nào có sự liên kết.
- GV giải thích: Liên kết
+ Nối liền nhau, gắn bó với nhau.
? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó cần phải đảm bảo yêu cầu gì ?
? Vậy liên kết trong văn có vai trò như thế nào ?
- GV: Khái quát.
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ 1 (sgk – Tr18)
? Đọc kỹ lại đoạn văn trên và cho biết do thiếu ý gì mà nó trở lên khó hiểu.
? Vậy em hãy sửa lại đoạn văn để En – ri – cô có thể hiểu được.
- GV tổ chức h/s thảo luận nhóm theo tổ.
- GV nhận xét sửa
? Qua tìm hiểu bài tập trên, em thấy để văn bản có tính liên kết, nội dung các câu phải đảm bảo yêu cầu nào.
? Đọc đoạn văn (2.b) – SGK – Tr18 và cho biết đoạn văn đó thuộc văn bản nào.
? Đọc lại đoạn văn đó trong văn bản “ Cổng trường mở ra”
? So sánh 2 đoạn văn đó và chỉ ra sự thiếu liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn trên và hãy sửa lại thành 1 đoạn văn có nghĩa.
? Nếu đoạn văn thiếu các từ trên thì sẽ như thế nào.
? Như vậy ngoài sự liên kết về nội dung, các câu, đoạn trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì để đảm bảo tính liên kết.
- GV gọi h/s đọc ghi nhớ 2 (SGK – Tr18)
? Sắp xếp các câu văn đã cho (SGK – Tr18) theo 1 thứ tự hợp lý để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết.
? Các câu văn đã cho (SGK) đã có tính liên kết chưa? vì sao ?
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét
? Đọc yêu cầu bài tập 3 – Tr18.
? Em hãy điền từ thích hợp vào ô trống trong đoạn văn để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.
Hoạt động của H/s
h/s đọc bảng phụ
Phát biểu
Suy nghĩ,phát biểu
Phát biểu
Phát biểu
Phát biểu
h/s đọc
Phát biểu
Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các tổ nhận xét
Suy nghĩ, phát biểu
Đọc - phát biểu
Phát biểu
Phát biểu
Suy nghĩ, phát biểu
Suy nghĩ, làm bài
Phát biểu
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời – nhận xét
h/s đọc
Suy nghĩ, làm bài
Nội dung
I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1- Tính liên kết của văn bản:
- Lý do thứ 3
- Các câu, các đoạn trong SGK – Tr10 mới có sự liên kết.
 Muốn văn bản có nghĩa, để hiểu các câu, các đoạn phải có tính liên kết.
- Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản có nghĩa, dễ hiểu.
* Ghi nhớ: SGK – Tr18.
2- Phương tiện liên kết trong văn bản.
- Vì nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Giữa câu 1 và câu 2 có thể thêm câu “ Việc như thế nào không bao giờ con được tái phạm nữa, con phải nhớ rằng mẹ là người rất yêu thương con”
+ Giữa câu 4 và 5 có thể thêm câu: “nhớ lại điều con làm bố rất giận con. Con phải xin lỗi mẹ”.
+ Thêm câu cuối: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
 Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Văn bản: “Cổng trường mở ra”
- Thêm từ “bây giờ” vào giữa câu 1 và 2.
- Không dùng từ “ đứa trẻ” mà dùng từ “con”.
- Đoạn văn rời rạc.
 Phải nối kết các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ: (từ, câu ...) thích hợp.
* Ghi nhớ: SGK – Tr18.
II- Luyện tập:
* Bài tập 1: SGK – Tr18
- Câu 1 câu 4 câu 5 
câu 2 câu 3.
* Bài tập 2: SGK – Tr18
- Về hình thức: Các câu văn có vẻ liên kết, do sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhưng thực ra chưa có sự liên kết vì: Nội dung các câu chưa có sự gắn bó thống nhất với nhau.
* Bài tập 3: SGK – Tr18
- Điền từ thích hợp vào ô trống.
+ Bà, bà, cháu, bà, bà, thế là.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài.
? Liên kết trong văn bản đóng vai trò như thế nào ?
? Để đưa văn bản có tính liên kết cần đảm bảo những yêu cầu nào.
? Nếu 1 đoạn văn không có tính liên kết thì văn bản đó sẽ trở nên như thế nào.
- Về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 (SGK – Tr 19). 
- Chuẩn bị bài : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
 + Đọc văn bản, tìm hiểu cầu trúc.
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docLien ket trong van ban.doc