Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh : Hiểu được bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa .

2. Kỹ năng:

 - Biết vận dụng từ trái nghĩa đúng chỗ đúng lúc.

3. Thái độ:

 - Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết 1 cách có hiệu quả .

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - Giáo viên : Nghiên cứu bài, bảng phụ

 - Học sinh : Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 . Kiểm tra bài cũ

 - Thế nào là từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa ? Chữa từ dùng sai trong câu dưới đây : Phòng tranh có trình bầy nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng .

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu

 - Các em đã học về từ trái nghĩa ở tiểu học . Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về từ trái nghĩa và biết cách sử dụng đúng từ trái nghĩa bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu .

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/11/2006 Tiết 39 : 
Ngày dạy : 11/11/2006 Từ trái nghĩa 
A. Mục Tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh : Hiểu được bản chất khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa .
2. Kỹ năng:
	- Biết vận dụng từ trái nghĩa đúng chỗ đúng lúc.
3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết 1 cách có hiệu quả .
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
	- Giáo viên : Nghiên cứu bài, bảng phụ
	- Học sinh : Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1 . Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa ? Chữa từ dùng sai trong câu dưới đây : Phòng tranh có trình bầy nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng .
 Hoạt động 2. Giới thiệu 
	- Các em đã học về từ trái nghĩa ở tiểu học . Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về từ trái nghĩa và biết cách sử dụng đúng từ trái nghĩa bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu .
 Hoạt động 3. Bài mới .
- Bảng phụ. 
? Hai bản dịch thơ ''cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh'' và ''ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê'' 
- GV gọi học sinh đọc bản dịch thơ .
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ .
- GV gạch chân các cặp từ trái nghĩa ở hai bài thơ.
? Những cặp từ trái nghĩa trên xét trên cơ sở chung nào?
? Em hãy tìm thêm 1 số cặp từ trái nghĩa khác ?
- GV: Những từ trên gọi là từ trái nghĩa. Em hiểu từ trái nghĩa là gì?
- Bảng phụ .
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già?
? Từ ví dụ trên và ví dụ ở bài tập 1, em có thể rút ra nhận xét gì về từ trái nghĩa?
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ .
- GV: Các em đã nắm được khái niệm về từ trái nghĩa, sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì .
? Trong 2 bài thơ dịch trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong câu thơ, bài thơ?
- Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy?
? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ .
- GV đưa bài tập bảng phụ .
? Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng .
- GV: Trong sáng tác thơ văn sử dụng từ trái nghĩa để biểu đạt tư tưởng tình cảm , lời thơ sinh động .
- Trong giao tiếp hàng ngày việc sử dụng từ trái nghĩa có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc trao đổi thông tin ta cần phải tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Dùng xấu hay đẹp hoặc có duyên. khi người đối thoại quả thực là xấu, nếu ta cứ khen đẹp thì người đối thoại sẽ cho là giễu cợt . Trong trường hợp này ta nên mượn ca dao tục ngữ :
- Người xấu duyên lặn vào trong .Người đẹp duyên bong ra ngoài .
- Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu cũng đẹp.
- GV khái quát ở phần bài học các em nắm chắc 2 nội dung.
- Gọi học sinh đọc bài .
- Nêu yêu cầu bài tập. Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao tục ngữ .
GV gạch chân những từ trái nghĩa ,
? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì .
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 .
? Tìm từ trái nghĩa với các từ gạch chân trong các cụm từ sau .
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
- Gọi nhận xét bài của bạn .
? Bài tập nêu yêu cầu gì? 
Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau .
- Gọi nhận xét .
? Viết 1 đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .
- GV gọi 1 học sinh đọc nhận xét.
- HS Đọc bản dịch thơ.
- Xác định các cặp từ trái nghĩa.
- Trả lời độc lập.
- Tìm từ trái nghĩa.
- Nhận xét.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
- Nhận xét.
_ Tìm từ trái nghĩa.
- Nhận xét tác dụng.
- Đọc ghi nhớ.
- Phát hiện, trả lời.
- HS nghe.
- HS Đọc bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Độc lập trả lời.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- HS viết đoạn văn.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
I. Thế nào là từ trái nghĩa .
1. Bài tập1.
- Bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh .
- Cặp từ trái nghĩa .
+ Ngẩng - cúi ( Trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng lên xuống )
- Bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê .
- Trẻ - già. ( Trái nghĩa về tuổi tác ).
- Đi - Trở lại ( Là trái nghĩa về sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát).
- VD: Sáng - Tối ( Trái nghĩa về thời gian)
- Ngắn - dài ( Trái nghĩa về độ dài)
- Béo - gầy.
-> Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Từ trái nghĩa với già :
- Cau già - cau non.
- Rau già - rau non.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Ghi nhớ . SGK.
II. Sử dụng từ trái nghĩa .
1 Bài tập .
- Tác dụng: Nhằm tạo hình tượng tương phản, làm cho lời thơ thêm sinh động .
- Tạo thể đối trong câu thơ.
* Thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa .
- Ba chìm bảy nổi.
- Đầu xuôi đuôi lọt .
- Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
=> Tạo ra sự tương phản làm cho lời nói thêm sinh động .
2 Ghi nhớ: SGK.
- Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí .
- Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung .
- Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng .
- Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
- Tác dụng: Tạo sự tương phản, lời thơ sinh động.
III. Luyện tập .
1. Bài tập 1.
- Các cặp từ trái nghĩa .
- Lành - Rách .
- Giàu - Nghèo.
- Ngắn - Dài.
- Đêm - Ngày.
- sáng - Tối.
=> Tạo sự tương phản, gây
ấn tượng mạnh.
2. Bài tập 2 .
- Cá tươi - Cá ươn.
- Hoa tươi - Hoa héo.
- Ăn yếu - Ăn khoẻ.
- Học lực yếu - Học lực khá.
- Chữ xấu - Chữ đẹp.
- Đất xấu - Đất tốt .
3. Bài tập 3.
- Chân cứng đá mềm .
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
- Buổi đực buổi cái.
- Bước thấp bước cao.
- Chân ướt chân ráo.
4. Bài tập 4.
 Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà : Ghi nhớ .
- Soạn : Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật và con người ( Chọn 1 trong 4 đề bài / SGK, chuẩn bị chu đáo để trình bày trước lớp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39- TV.doc