Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37, Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37, Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Cảm nhận nỗi nhớ quê sâu nặng của một người xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

- Thấy tình cảm đằm thắm với trăng, một vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ.

- Thấy được thơ cổ điển cô đúc, lời ít, ý nhiều.

- Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm trong thơ cổ điển.

B/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.

 Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).

 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” (3 văn bản) và cho biết nội dung biểu cảm của bài.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút).

- Vầng trăng là biểu tượng của sự đoàn tụ, xa quê, trăng càng sáng, càng gợi nhớ quê. Trong bài thơ “Tĩnh dạ Tứ”- Lý Bạch đã chọn đề tài này để nói lên nỗi niềm thương nhớ quê hương.

 * Hoạt động 3: Bài mới (38 phút).

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37, Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 4/11/2006
 Ngày giảng: 6/11/2006
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 
 (tĩNH Dạ Tứ) Lý b ạch
Tiết 37: đọc - hiểu văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Cảm nhận nỗi nhớ quê sâu nặng của một người xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
- Thấy tình cảm đằm thắm với trăng, một vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ.
- Thấy được thơ cổ điển cô đúc, lời ít, ý nhiều.
- Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm trong thơ cổ điển.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.
 Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” (3 văn bản) và cho biết nội dung biểu cảm của bài.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút).
- Vầng trăng là biểu tượng của sự đoàn tụ, xa quê, trăng càng sáng, càng gợi nhớ quê. Trong bài thơ “Tĩnh dạ Tứ”- Lý Bạch đã chọn đề tài này để nói lên nỗi niềm thương nhớ quê hương.
 * Hoạt động 3: Bài mới (38 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của h/s
Nội dung
? Dựa vào chú thích * sgk – tr 123 nêu xuất xứ bài thơ.
- Bài thơ được sáng tác khi tác giả ở xa quê.
? Dựa vào phần giải thích hãy dịch nghĩa từng câu trong phần phiên âm.
? Đọc diễn cảm 3 văn bản.
- Yêu cầu: Đọc giọng chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
- GV: Đọc mẫu -> gọi h/s đọc
- Nhận xét, sửa.
 ?Nguyệt trong bài thơ nghĩa là gì.
? Tìm1 số từ ghép Hán Việt có yếu tố nguyệt (trăng).
? Căn cứ vào số câu, chữ cho biết bài thơ viết theo thể thơ gì.
- GV: bài thơ được viết duới hình thức cổ thể:
+ Mỗi câu thường có 5 – > 7 chữ
không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật, đối ràng buộc.
 ? Bài thơ nào đã học cũng được viết theo thể thơ này.
? Chủ đề của bài thơ là gì.
? Có người cho rằng bài thơ “Tĩnh dạ Tứ” hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không.
? Vậy văn bản này được tạo bởi phương thức biểu đạt nào.
? Phương thức nào là phương tiện, phương thức nào là mục đích.
? Bi thơ có thể chia làm mấy nội dung.
? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào.
? ánh trăng xuất hiện ở những câu thơ nào.
? Gọi h/s đọc 3 câu thơ đầu (3 văn bản).
? ở 3 câu thơ đầu, ánh trăng được nhắc mấy lần.
? Lần thứ nhất ánh trăng được gợi tả như thế nào.
? “Sàng” trong câu thơ nghĩa là gì.
? Từ đó cho thấy tác giả đang ở vị trí nào để ngắm trăng.
- GV: có thể do không ngủ được 
-> tác giả mới nhìn thấy ánhsáng của trăng -> ngỡ là sương phủ xuống mặt đất.
? Nếu thay từ sàng bằng từ án, trác (bàn) thì ý câu thơ có thay đổi không.
- GV: như vậy ở 2 câu thơ đầu không phải tả cảnh thuần tuý mà chủ thể vẫn là con nguời ?
? Tuy vậy qua cách miêu tả của nhà thơ, ánh trăng hiện ra với vẻ đẹp như thế nào.
? Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả với thiên nhiên.
? Trong đêm thanh tĩnh ấy đã gợi cho nhà thơ cảm xúc gì.
? Vì sao ánh trăng lại làm cho nhà thơ nhớ quê hương.
? Dùng trăng để tỏ lòng nhớ quê, nhà thơ thể hiện đề tài quen thuộc nào của thơ cổ.
? Nỗi nhớ quê của tác giả được bộc lộ qua câu thơ nào.
? ở 2 câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Theo em giữa câu thơ thứ 3 với câu thơ thứ 2 có mối quan hệ như thế nào.
? Cử chỉ “cúi đầu” diễn tả điều gì.
? Theo em tại sao tác giả lại có hành động cúi đầu khi nhớ về quê hương.
? Hình ảnh 1 con nguời lặng lẽ “cúi đầu nhớ cố hương” gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc đời của Lý Bạch ? Tình yêu quê của tác giả.
? Qua phân tích bài thơ, em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật của tác giả.
? Từ đó bộc lộ tình cảm gì của nhà thơ.
? Đọc diễn cảm bài thơ.
? Theo em chủ đề của bài thơ là.
a- Lên núi nhớ bạn
b- Trông trăng nhớ quê.
c- Trước cảnh sinh tình.
? Qua bài thơ giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà thơ.
- H/s dịch
- Nhận xét.
- H/s đọc
- Nhận xét
- Phát biểu
- Phát biểu
- Suy nghĩ
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát hiện
- Suy nghĩ, 
phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- H/s dựa chú thích sgk – tr124
- Phát biểu
- Phát hiện
- Phát hiện
- Thảo luận 
(5 phút)
- Đại diện trả
lời.
- Phát biểu
- Suy nghĩ, trả
lời
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 2 h/s đọc
- Phát biểu
I- Đọc – tiếp xúc văn bản.
* Đọc
* Từ khó.
* Thể thơ
- Ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Phò giá về kinh.
* Chủ đề: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê).
- Không phải.
- Vì 2 câu đầu tả ánh trăng sáng nhưng còn tả cả người ngỡ ánh trăng như sương phủ mặt đất.
- 2 câu sau tả tâm tư nhớ quê của nhà thơ nhưng còn tả cả vầng trăng sáng trên bầu trời.
- Phương thức biểu đạt: 
 miêu tả - biểu cảm.
* Bố cục: 2 phần.
- Cảnh đêm yên tĩnh.
- Cảm nghĩ của tác giả.
II- Đọc – tìm hiểu văn bản.
1- Cảnh đêm thanh tĩnh.
* ánh trăng sáng
- Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
- ý câu thơ sẽ thay đổi vì: người đọc sẽ nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách, do đó không thể hiện được khoảnh khắc suy nghĩ của nhà thơ.
-> Đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
2- Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.
- Nhớ quê hương.
- Đề tài: Vọng nguyệt hoài hương (Trông trăng nhớ quê)
- Cử đầu vọng minh nguyệt
 Đê đầu tư cố hương
- Nghệ thuật: Phép đối, từ trái nghĩa.
- Hành động nghẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đã đặt ra: vùng sáng trước giường là sương hay trăng.
- Diễn tả tâm trạng suy tư của tác giả
-> Nỗi nhớ quê sâu nặng, nỗi tủi hổ của người con xa quê mãi mãi.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị.
- Lời ít ý nhiều.
* Nội dung: 
- Là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết.
IV- Luyện tập:
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
- Về học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
- Làm bài tập sgk – tr125.
- Chuẩn bị bài “Hồi hương ngẫu thư”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37 - Tinh da Tu.doc