Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch.

 -Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tâm trạng, tình cảm của Trương Kế qua bài thơ'' Phong Kiều dạ bạc''

2. Kĩ năng: Bước đầu có ý thức và biết cách sử dụng phần dịch nghĩa, từng chữ trong việc phân tích tác phẩm.

3. Thái độ : Biết trân trọng những giá trị của thơ Đường, có ý thức học tập thơ Đường.

B. CHUẨN BI : + Giáo viên: Soạn bài.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng bài thơ'' Bạn đến chơi nhà'' Theo em, bài thơ hay nhất ở câu nào? Vì sao?

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường ( TKVII

->TKX) là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc, đồng thời là một thành tựu đột xuất của thơ ca nhân loại, do 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết nên. Nói đến thơ Đường ta phải kể đến nhà thơ Lí Bạch và bài thơ'' Xa ngắm thác núi Lư'' là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2006 Tiết 34: Tự học có hướng dẫn
Ngày dạy: 30/10/2006 Xa ngắm thác núi Lư
 ( Vọng Lư Sơn bộc bố ) - Lí Bạch
 Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
 (Phong Kiều dạ bạc) - Trương Kế
A. Mục tiêu cần đạt. 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch.
	-Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tâm trạng, tình cảm của Trương Kế qua bài thơ'' Phong Kiều dạ bạc''
2. Kĩ năng: Bước đầu có ý thức và biết cách sử dụng phần dịch nghĩa, từng chữ trong việc phân tích tác phẩm.
3. Thái độ : Biết trân trọng những giá trị của thơ Đường, có ý thức học tập thơ Đường.
B. Chuẩn bi : + Giáo viên: Soạn bài.
	 + Học sinh: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động1: Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng bài thơ'' Bạn đến chơi nhà'' Theo em, bài thơ hay nhất ở câu nào? Vì sao?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường ( TKVII
->TKX) là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc, đồng thời là một thành tựu đột xuất của thơ ca nhân loại, do 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết nên. Nói đến thơ Đường ta phải kể đến nhà thơ Lí Bạch và bài thơ'' Xa ngắm thác núi Lư'' là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc.
- Đọc chính xác giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca.
- GV đọc.
- Gọi học sinh đọc- gọi học 
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài 
A. Văn bản:
Xa ngắm thác núi Lư
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Đọc.
sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm.
- GV: Lý Bạch là nhà thơ nổi
tiếng đời Đường Trung Quốc. Thơ ông viết về đủ mọi đề tài vịnh cảnh,thưởng hoa, nỗi đau của người dân... Dù viết theo đề tài nào thì thơ ông luôn tuyệt tác, người đời thường gọi ông là tiên thi.
- Đọc thầm phần dịch nghĩa phần hán việt.
? Hãy giải thích nghĩa của các từ: Vọng, lư sơn, bộc bố? Nhan đề bài thơ.
 Qua phần đọc và phần chuẩn bị bài ở nhà cho biết bài thơ được viết bằng thể thơ nào? Cách hiệp vần?
? Em đã được học những bài thơ nào có cùng thể loại?
? Văn bản này được tạo bằng phương thức biểu đạt nào?
? Cái được miêu tả ở đây là gì?
? Điều gì được biểu cảm?
? Căn cứ vào nghĩa của hai chữ 
"Vọng"( Nhan đề bài thơ) và " "Dạo" ( Câu 2) Em hãy xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả?Vị trí ấy có lợi như thế nào trong quan sát và miêu tả?
- Gọi học sinh đọc câu 1.
? Xác định đối tượng miêu tả ở câu thơ thứ nhất?
? Xét trong mối quan hệ với 3 câu sau thì câu 1 có vai trò gì?
? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là Hương Lô?
? Qua việc miêu tả của nhà thơ em cảm nhận được gì ở vẻ đẹp núi Lư?
GV: Núi Lư hiện ra với vẻ đẹp rực rỡ của đời thường nhưng lại có chút gì bí ẩn của nơi cách xa trần tục. Một Lư Hương khổng lồ với muôn triệu cây hương, đất linh" Khói tía bay".
Trên cái nền của núi Lư như thế cảnh chính của núi Lư hiện ra như thế nào? Tìm hiểu 3 câu cuối.
- Gọi học sinh đọc 3 câu thơ cuối.
? Ba câu thơ cuối tập trung miêu tả đối tượng nào?
? Theo dõi câu 2 đối chiếu với phần dịch thơ, dịch nghĩa hãy xem chữ nào trong nguyên tắc không có mặt trong phần dịch thơ.
? Quải có nghĩa là treo, như vậy chữ quải có mặt trong câu thơ đã giúp cho người đọc thấy được cảnh thác núi Lư hiện lên như thế nào?
? Vậy chữ" Quải" Trong câu thơ còn có ý nghĩa nào?
GV: Điều này rất phù hợp với vị trí quan sát của nhà thơ. ở bản dịch thơ chữ quải mất đi nên ấn tượng do ảnh hưởng dòng sông mang lại trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà là hợp lý. Vậy hoàn toàn có lý khi cho rằng chữ quải là nhãn tự của câu thơ.
? Vẻ đẹp nào của thác nước Lư Sơn được hiện nên qua câu thơ thứ 2?
- Cho học sinh đọc thầm câu 3.
? Trong câu thơ thứ 3 từ nào là từ quan trọng? Vì sao?
? Dựa vào 2 từ đó em thấy dòng thác lúc này ở trạng thái nào?
? Thông qua cách dùng từ của tác giả ta còn hình dung được hình thể của núi như thế nào?
? Trong câu thơ còn sử dụng con số 3000 thước, theo em con số đó có tác dụng gì trong việc miêu tả thác nước?
? Nhận xét việc dùng từ và cách diễn đạt của nhà thơ ở câu thơ thứ 3? Dòng thác được hiện lên như thế nào?
GV: So với câu thơ thứ 2 dòng thác thứ 2 mạnh mẽ và hoành tráng.
- Sự tưởng tượng của thi nhân không dừng ở đó, ông còn hoá cho Lư sơn một nét đẹp nữa.
- Gọi học sinh đọc câu thơ cuối.
? Dựa vào câu thơ em hãy miêu tả cảnh ở câu cuối bằng trí tưởng tượng của em?
? Miêu tả được cảnh đó là nhờ vào từ ngữ nào? 
? Hai động từ trong câu thơ cuối gợi cho người đọc ảo giác gì
? Nhận xét hình ảnh so sánh trong câu thơ cuối? Cách so sánh có hợp lí không vì sao?
? Câu thơ cuối tác giả thành công ở nghệ thuật nào?
? Nét độc đáo đó đã tạo nên Lư sơn vẻ đẹp như thế nào?
GV: Câu thơ cuối xưa nay được coi là câu thơ nổi tiếng bởi nó đã kết hợp tài tình giữa cái ảo và cái chân, cái tình của cảnh.
? Để có được bức tranh toàn cảnh Lư sơn đẹp như vậy. Người viết phải là người như thế nào?
GV: Khái quát chuyển ý.
? Em hiểu gì về tính cách, tình cảm của tác giả qua bài thơ?
- Học sinh đọc chú thích (b) /SGK.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- GV: Nêu yêu cầu đọc.
Đọc giọng chậm, buồn, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- GV đọc mẫu.
- Gọi 2 học sinh đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Gọi học sinh đọc 2 câu thơ đầu.
? Những đối tượng nào được nói tới trong hai câu thơ đầu?
Và được miêu tả cụ thể như thế nào?
? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả, cảm nhận của tác giả trong hai câu thơ đầu?
? Nêu cảm nhận của em về cảnh vật, không gian qua cách miêu tả của tác giả?
-GV: Thơ Đường thường mượn cảnh để tả tình. Tâm trạng nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua 2 câu thơ đầu?
- GV đọc 2 câu thơ cuối.
? Âm thanh nào được nhắc tới ở 2 câu thơ cuối?
- GV: ở đây tác giả đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh .
? Tiếng chuông chùa ngân vang lúc nửa đêm có ý nghĩa gì?
? Bài thơ giúp người đọc hiểu gì về tâm trạng , tình cảm của tác giả đối với quê hương?
? Điểm chung về nghệ thuật, nội dung của hai bài thơ trên là gì?
? Em hiểu gì về tâm trạng, tình cảm của Lí Bạch, Trương Kế qua hai bài thơ?
thơ: Phiên âm
- Dịch nghĩa, dịch thơ.
- Dựa vào chú
thích trả lời
- HS nghe.
- Đọc thầm.
- Giải nghĩa từ.
- Trình bày ý kiến.
- Độc lập trả lời.
Trả lời.
- Nêu định hướng.
- Xác định vị trí. 
- Trả lời độc lập.
- Đọc câu 1.
- Trả lời độc lập.
- Giải thích.
- Trả lời, nêu cảm nhận.
- HS nghe.
- Đọc 3 câu cuối.
- Xác định đối tượng.
 Phát hiện.
- Trình bày ý kiến.
- Nêu ý hiểu.
-HS nghe.
- Độc lập trả lời.
-HS đọc thầm
- Phát hiện.
- Độc lập trả lời.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét, trả lời.
- Đọc câu thơ cuối
- Hình dung miêu tả.
- Phát hiện trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Nêu cảm nhận.
- HS nghe.
- Nêu suy nghĩ.
- Bộc lộ suy nghĩ.
- Đọc chú thích.
- Trả lời dựa vào SGK.
- HS đọc bài.
- Đọc 2 câu thơ.
- HS phát hiện, trả lời.
- Nhận xét.
- Nêu cảm nhận.
- Nêu suy nghĩ.
- Phát hiện.
- Trình bày suy nghĩ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét khái quát.
Trình bày ý hiểu.
- Tác giả, tác phẩm: SGK.
*Từ khó
- Vọng: Trông từ xa.
- Lư sơn: Núi lư.
- Bộc bố: Thác nước
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt gieo vần ở chữ cuối câu 1- 2- 4.
- Nam quốc sơn hà.
- Buổi chiều đứng ở...
- Bánh trôi nước.
-> Phương thức biểu đạt: Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Thác núi Lư.
- Cảm xúc của tác giả về thác này.
II. Hướng dẫn đọc- Hiểu văn bản
1. Cảnh thác núi Lư.
- Đứng từ xa, thấp hơn so với chiều cao của thác.
- Đây là điểm nhìn tối ưu. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết nhưng lại có lợi thế để phát hiện được vẻ đẹp toàn cảnh.
* Câu 1: 
Ngọn núi Hương Lô.
- Là cái phông nền cho toàn cảnh.
- Nghĩa đen: Hương Lô có nghĩa là lò hương.
- Dáng núi: Trông xa như chiếc lò Hương nhân tạo khổng lồ.
- >Vẻ đẹp của Lư sơn hùng vĩ và rực rỡ.
* Ba câu thơ.
Thác nước núi Lư.
- Chữ "Quải" không có mặt trong phần dịch thơ.
- Câu thơ được rõ ý hơn vì nó thể hiện được cái ấn tượng ban đầu của nhà thơ với thác núi.
Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ nước tuôn trào ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng, rủ xuống yên ắng bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- Biến cái động thành cái tĩnh.
- > Vẻ đẹp vừa mỹ lệ, vừa nên thơ.
- Từ Phi lưu, trực há là từ quan trọng. vì nó đã diễn tả được độ chảy mạnh của dòng thác.
-Dòng thác ở trạng thái động.
- Thế núi dốc đứng.
- Làm tăng thêm độ nhanh và chảy mạnh ở dòng thác.
- > Từ ngữ gợi tả, cách nói khoa trương, dòng thác mạnh nên mãnh liệt, hoành tráng.
- Động từ: Nghi, thị.
- Gợi cảm giác huyền ảo.
- Hình ảnh so sánh hoàn toàn hợp lý bởi đã được chuẩn bị từ 2 câu đầu. 
- Nghệ thuật so sánh, lối nói phóng đại.
- Vẻ đẹp huyền ảo của thác núi Lư.
- Tài quan sát.
- Trí tưởng tượng
2. Tình cảm của nhà thơ.
- Nhà thơ có tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, đằm thắm.
- Tính cách hào phóng của nhà thơ.
* Ghi nhớ: SGK
B. Văn bản:
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
* Tác giả: SGK
* Đọc
* Cấu trúc văn bản.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và được dịch ra theo thể thơ lục bát.
II. Hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu.
- Trăng, quạ, sương, đèn chài, cây, bến.
- Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời...
-> Tả thực + cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy.
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, vắng lặng, yên tĩnh.
- Tâm trạng buồn, thao thức không ngủ được của một lữ khách xa quê.
2. Hai câu thơ cuối.
=> Tăng thêm sự vắng lặng yên 
tĩnh đến não lòng.
=> Buồn, nhớ quê hương da diết. Tình yêu quê hương sâu đậm, thường trực tâm hồn tác giả.
III.Tổng kết
+ Nghệ thuật:
- Dùng động từ tả tĩnh.
- Tả cảnh ngụ tình.
=> Yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
IV. Luyện tập:
- Đọc thuộc lòng bài thơ'' Xa ngắm thác núi Lư''
- Đọc diễn cảm bài ''Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều''
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Về học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm đọc thêm thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ
- Soạn bài : Từ đồng nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34- VH.doc