A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh: Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
2. Kĩ năng: - Thông qua luyện tập, nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng khi nói, viết
B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi /SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài
Các em đã nắm được đặc điểm của quan hệ từ và biết cách sử dụng quan hệ từ, nhưng vẫn còn một số em sử dụng quan hệ từ chưa phù hợp, để giúp các em biết cách chữa lỗi về quan hệ từ bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.
Ngày soạn : 27/10/2006 Tiết 33. Ngày dạy: 28/10/2006 Chữa lỗi về quan hệ từ. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh: Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ. 2. Kĩ năng: - Thông qua luyện tập, nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng khi nói, viết B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi /SGK C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ. Hoạt động 2: Giới thiệu bài Các em đã nắm được đặc điểm của quan hệ từ và biết cách sử dụng quan hệ từ, nhưng vẫn còn một số em sử dụng quan hệ từ chưa phù hợp, để giúp các em biết cách chữa lỗi về quan hệ từ bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - GV: Treo bảng phụ. - Gọi học sinh đọc bài tập. ? Khi đọc hai câu văn trên em thấy ý nghĩa của chúng như thế nào? ? Theo em lý do nào khiến cho 2 câu văn thiếu lô gích như vậy? ? Vậy các quan hệ từ đó nên dùng ở vị trí nào trong câu và em sẽ dùng quan hệ từ nào? ? Qua đó nêu cách sửa khi dùng thiếu quan hệ từ ? GV: Khái quát chuyển ý. - Gọi học sinh đọc bài tập. ? Nghĩa của 2 câu văn trên như thế nào? ? Lý do nào khiến cho hai câu văn có nghĩa như vậy? ? Để giúp cho câu văn dễ hiểu hơn cần làm như thế nào? ? Theo em sẽ thay bằng những quan hệ từ nào? ? Vì sao em chọn thay bằng quan hệ từ" Nhưng" vào câu thứ nhất và quan hệ từ" vì" vào câu thứ 2? GV: Khái quát, chuyển ý. - Gọi học sinh đọc bài tập. ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu trên? ? Vì sao 2 câu trên không có chủ ngữ? ? Để khôi phục CN của hai câu trên chúng ta cần làm như thế nào? GV: Khái quát chuyển ý. Quan hệ từ được dùng trong văn bản thường có tác dụng gì? ? Trong các câu in đậm dưới đây, quan hệ từ có tác dụng ấy không? Hãy phân tích. ? Như vậy các câu trên mắc lỗi gì? ? Nêu cách sửa của những câu văn trên? - GV: Khái quát các lỗi mà học sinh thường mắc phải khi sử dụng quan hệ từ. ? Khi sử dụng quan hệ từ, chúng ta thường mắc phải những lỗi như thế nào? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nêu yêu cầu bài tập. ? Có thể thêm quan hệ từ nào vào 2 câu trên. - Gọi học sinh đọc bài tập 2. ? Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ từ thích hợp. ? Vì sao em lại lựa chọn các quan hệ từ trên để thay thế? - Nêu yêu cầu bài tập 3. - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài. - HS đọc bài tập. - Nhận xét. - Phát hiện trả lời. - Tìm quan hệ từ phù hợp. - Độc lập trả lời. - HS Đọc bài tập. - Nêu nhận xét. - Phát hiện. - Trả lời độc lập. - HS tìm quan hệ từ phù hợp. - Trả lời độc lập. - Đọc bài tập. - Phân tích ngữ pháp. - HS giải thích. - Độc lập trả lời. - Trả lời. - Đọc bài tập /107. - Phát hiện lỗi sai. - Nêu cách sửa. - Khái quát, rút ra ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ - HS nêu yêu cầu bài tập. - Trả lời độc lập. - Đọc bài tập2 - Lựa chọn thay thế. - Thảo luận. - Đại diện trình bày. - HS làm bài - Trình bày. I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. 1. Thiếu quan hệ từ. a. Bài tập. - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. - ý nghĩa của chúng chưa rõ ràng, chưa lô gích. - Hai câu văn thiếu lô gích vì dùng thiếu quan hệ từ. - Đừng nên nhìn hình thức(mà) đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng( với ) xã hội xưa còn(với) ngày nay thì không đúng. - Cách sửa: Thêm quan hệ từ phù hợp vào câu văn để tạo ý nghĩa rõ ràng. 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. * Bài tập. - Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến đúng giờ. - Chim sâu rất có ích cho nhân dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. - > Nghĩa chưa rõ ràng còn lủng củng. - Dùng quan hệ từ chưa phù hợp. * Cách sửa: Thay các quan hệ từ khác cho phù hợp tạo sự rành mạch rõ ràng trong câu văn. - Và: Nhưng. - Để: Vì. - ở câu thơ thứ nhất diễn đạt các sự việc hàm ý tương phản cho nên có thể dùng từ " Nhưng" thay cho từ" và". - Câu thứ 2: người viết muốn giải thích lý do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nhân dân.Để diễn đạt lý do đó, nên dùng từ" vì" thay thế cho từ " để". 3. Thừa quan hệ từ. * Bài tập. - Qua câu ca dao ... con cái. - Về hình thức... nội dung. - Vì: Quan hệ từ qua, về, đã biến CN thành trạng ngữ. * Cách sửa: Bỏ quan hệ từ thừa. -> Liên kết câu trong văn bản, liên kết ý trong câu. 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. * Cách sửa: - Bỏ quan hệ từ thừa và thêm quan hệ từ tạo thành cặp: Không những- mà còn. - Câu 2: Thêm quan hệ từ: ''Mà'' => Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị. * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. 1. Bài tập1. - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối. - Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng. 2. Bài tập 2: a. Thay quan hệ từ " với" bằng "Như" b. Thay quan hệ từ" Tuy" bằng "Dù" c. Thay quan hệ từ "Bằng"="Về" "Bằng"= "Qua" - > Tạo cho câu văn tính mạch lạc và lô gích. 3. Bài tập 3. a. Dùng quan hệ từ đúng. b. Dùng quan hệ từ đúng. c. Dùng thừa quan hệ từ "cho" d. Dùng đúng quan hệ từ. e. Quan hệ từ :"Của"đặt sai vị trí phải dịch nên trước nhóm từ: Bản thân mình. g. Dùng thừa quan hệ từ "Của". h. Dùng đúng quan hệ từ. i. Quan hệ từ "Giá" dùng chưa đúng vì từ " Giá" chỉ nêu lên điều kiện - giả thiết. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ? Khi sử dụng quan hệ từ , chúng ta thường mắc những lỗi nào? - Về nhà: + Học ghi nhớ. +Soạn bài: Xa ngắm thác núi lư.
Tài liệu đính kèm: