Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thế nào là quan hệ từ.

2.Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

- Trò : Soạn bài theo câu hỏi

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ

- Người ta thường sử dụng từ hán việt trong nhưng trường hợp nào?

 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài

 Ở tiểu học các em đã làm quen với quan hệ từ. Giúp các em sử dụng quan hệ từ 1 cách thuần thục, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/200 Tiết 27.
Ngày dạy: 21/10/2006 Quan hệ từ.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thế nào là quan hệ từ.
2.Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ. 
- Trò : Soạn bài theo câu hỏi 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Người ta thường sử dụng từ hán việt trong nhưng trường hợp nào?
 Hoạt động 2. Giới thiệu bài 
 ở tiểu học các em đã làm quen với quan hệ từ. Giúp các em sử dụng quan hệ từ 1 cách thuần thục, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV: Trình bày bài tập trên bảng phụ 
- Gọi học sinh đọc 
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy xác định những quan hệ từ trong các câu trên ? 
? Các quan hệ từ nào dùng để liên kết những từ nào với từ nào trong câu hoặc vế câu nào với vế câu nào trong câu ghép? 
- GV: Gạch dưới các từ được liên kết trên bảng phụ. 
? Các quan hệ từ trên biểu thị những ý nghĩa gì? 
? Qua tìm hiểu ví dụ cho biết quan hệ từ có những đặc điểm nào? 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 
- GV: Khái quát chuyển ý 
- GV: Nêu yêu cầu bài tập. Trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ đánh dấu (+), còn trường hợp không bắt buộc sử dụng đánh dấu (-).
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
? Tại sao các câu này cần sử dụng quan hệ từ mà những câu còn lại thì không ?
? Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về cách sử dụng quan hệ từ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho?
? Đặt câu với các quan hệ từ đó.
GV: Như vậy quan hệ từ không chỉ là một từ mà nó còn kết hợp với các quan hệ từ khác làm thành các cặp quan hệ từ.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- GV: Khái quát nội dung bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Tìm quan hệ từ.
? Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
- Nêu yêu cầu bài tập.
? Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai?
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- Học sinh đọc bài tập.
- Xác định quan hệ từ.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý kiến.
- Khái quát.
Đọc ghi nhớ.
- Học sinh làm bài vào theo nhóm.
- Trình bày.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét
- Đọc ghi nhớ
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đặt câu
- Đọc ghi nhớ 
- Đọc đoạn văn
- Tìm quan hệ từ.
- Điền quan hệ từ.
- Làm bài theo nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Học sinh viết đoạn văn.
-Đọc, nhận xét
I. Thế nào là quan hệ từ.
1. Bài tập.
- Của, như, và
a. Của: Liên kết đồ chơi và chúng tôi- > quan hệ sở hữu.
b. Như: Liên kết đẹp và hoa.
- > Quan hệ ý nghĩa so sánh.
c. Và: Liên kết ăn uống - làm việc -> quan hệ đẳng lập.
- Bởi... nên: liên kết 2 vế trong câu ghép- > quan hệ nhân quả.
2. Ghi nhớ: SGK.
II. Sử dụng quan hệ từ.
1. Bài tập.
- Câu b, đ , g, h cần phải sử dụng quan hệ- Câu văn mới dễ hiểu và rõ nghĩa.
- Các câu còn lại không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ, câu văn vẫn dễ hiểu và rõ nghĩa.
* Ghi nhớ: ý 1 SGK.
* Bài tập 2:
- Nếu... thì.
- Tuy... nhưng.
- Hễ... thì.
- Sở dĩ... là vì.
- Nếu trời mưa thì tôi không đến.
- Vì lười học nên Nam phải ở lại lớp.
- Tuy nhà xa nhưng Hùng luôn đi học đúng giờ.
- Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.
- Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan.
III. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Quan hệ từ: Vào, của, còn( bây giờ) như, của, trên, và, như, mà, nhưng, cho.
2. Bài tập 2. 
- Điền theo thứ tự: Với, và, với, nếu thì, và.
3. Bài tập 3.
- Các câu đúng.
b. Nó rất thân ái với bạn bè.
d. Bố mẹ rất lo lắng cho con.
g. Mẹ thương yêu nhưng không
nuông chiều con.
i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
k.Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
e. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
4. Bài tập 4.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
- Về nhà: Học ghi nhớ- làm bài tập 5 SGK.
- Soạn: Luyện tập làm bài biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27- VH.doc