A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được nghĩa bóng của bài thơ, giá trị tố cáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
3. Thái độ:
- Có thái độ cảm thông, trân trọng đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Côn sơn ca" của Nguyễn Trãi. Nêu cảm nhận của về nội dung bài thơ.
Ngày soạn: 17/10/2006 Văn bản Ngày dạy: 18/10/2006 Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) Sau phút chia ly (Trích: chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm ) ( Tự học có hướng dẫn ) Tiết 25,26. Đọc- Hiểu văn bản A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 2. Kỹ năng: - Hiểu được nghĩa bóng của bài thơ, giá trị tố cáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người phụ nữ trong xã hội ngày nay. 3. Thái độ: - Có thái độ cảm thông, trân trọng đối với người phụ nữ trong xã hội cũ. B. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK C. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng đoạn trích "Côn sơn ca" của Nguyễn Trãi. Nêu cảm nhận của về nội dung bài thơ. Hoạt động 2. Giới thiệu bài Văn học Việt Nam cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 xuất hiện một số nhà thơ nữ nổi tiếng trong đó có Hồ Xuân Hương. Thơ Xuân Hương có ba tiếng nói: Tiếng nói cảm thương trước những khổ đau, bi kịch. Tiếng nói khẳng định phẩm chất và khát vọng cao đẹp, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh của người phụ nữ. Để giúp các em phần nào hiểu được nội dung đó, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 3. Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao. ? Nêu khái quát về tác giả tác phẩm? - GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, ung dung, thanh thản. - GV đọc mẫu. - Gọi 3 học sinh đọc bài. - HS: Nhận xét ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Được thể hiện bằng loại chữ nào? GV: Giải thích về chữ nôm là thứ chữ của người Việt Nam có từ thế kỉ X nhưng đến thế kỉ XIII mới được đưa vào sáng tác thơ văn. - Bài thơ được viết theo lối vịnh vật. Các con vật được vịnh. +Động vật: Con hạc, con ve. + Thực vật: Tùng, trúc, mai. + Đồ vật: Cái quạt, bánh trôi... Thường miêu tả giống sự vật, kí thác tâm tình, mượn sự vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm. ? Nói đến thơ, người ta thường nói đến tính đa nghĩa của nó. Vậy theo em tính đa nghĩa trong thơ được hiểu như thế nào? - Thơ có nhiều nghĩa đây là một thuộc tính của văn chương, thi ca nói chung. ? Có thể nói rằng bài thơ: Bánh trôi nước có 2 nghĩa. Vậy theo em đó là những nét nghĩa nào? - GV: Như vậy nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả cái bánh trôi nước khi đang được làm và luộc chín. Vậy quá trình làm bánh diễn ra như thế nào? - Gọi học sinh đọc lại bài thơ. ? Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? ? Em có nhận xét gì vê cách miêu tả của tác giả? - GV: Đó chính là sự thành công trong cách miêu tả chân thực sự vật trong thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Qua cách miêu tả đó, người đọc thấy hiển hiện trước mắt công việc làm bánh và cái bánh trôi. ? Bài thơ không chỉ dừng ở việc miêu tả cái bánh trôi nước mà còn đề cập đến vấn đề nào? ? Thông qua việc tìm hiểu công việc làm bánh và cái bánh trôi, người đọc có thể hình dung người phụ nữ xưa được hiện lên qua những phương diện nào? ? Cảm nhận của em về hình thể, phẩm chất, số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ? ? Dựa vào đâu em có thể hiểu được những nội dung trên? ? Em hiểu như thế nào về nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ cuối? ? Từ ''mà'' đứng đầu câu thơ cuối có ý nghĩa gì? ? Khẳng định phẩm chất cao quí của người phụ nữ trong xã hội cũ, Hồ Xuân Hương muốn bày tỏ thái độ gì đối với họ? Chính những ý nghĩa trên đã tạo giá trị nhân văn cho bài thơ. Như vậy bài thơ có hai nét nghĩa, thứ nhất là tả thực về bánh trôi nước còn nghĩa thứ hai nói về phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. ? Theo em trong hai nét nghĩa trên, nét nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Vì sao? - GV khái quát toàn bài. ? Qua bài thơ nói trên em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của bài thơ ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm, đều đều, buồn buồn, ngắt đúng nhịp. - Giáo viên đọc - Gọi học sinh đọc - Giáo viên giới thiệu về thể thơ song thất lục bát. Cứ 4 câu là 1 khổ nhiều khổ thành bài, thành khúc... - Câu 6 chữ nhịp 2/2/2, 3/3, 2/4 - Câu 8 chữ nhịp 2/2/2/2, 4/4.. ? Sau phút chia ly thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao? - GV: Khái quát chuyển ý - Gọi học sinh đọc lại bài thơ ? Đây là nỗi nhớ nhung của"Thiếp" hay "Chàng" . Nỗi nhớ ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào ? ? ở đây nỗi nhớ nhung của lòng người được diễn tả qua mấy khúc ngâm ? đó là những khúc ngâm nào - Gọi học sinh đọc diễn cảm 4 câu đầu. ? Cuộc chia tay đã được nói tới qua lời thơ nào? ? ở đây, cách xưng hô thiếp, chàng có ý nghĩa gì? ? Hai câu đầu vẽ ra cảnh chia tay xa cách bằng biện pháp nghệ thuật gì ? Theo em đối lập này có tác dụng gì trong việc diễn tả? ? Trong phút chia ly, con mắt nhớ thương của người vợ vẫn đăm đắm trông theo, dõi theo chàng. Nàng chỉ thấy gì? ? Hình dung của em về cảnh tượng này như thế nào ? ? Tác dụng của hình ảnh này trong việc diễn tả nỗi lòng ly biệt? - GV: Khái quát, chuyển ý - Gọi học sinh đọc ? Sự việc nào được nhắc tới trong khúc ngâm thứ 2 ? Chàng từ Hàm Dương ngảnh lại ,thiếp từ " Tiêu Dương" trông sang. Em hiểu ý nghĩa gì của hai hành động này ? Cảm giác về sự thật cách xa được diễn tả trong lời thơ nào ? ? Trong lời thơ này " Bến " và "Cây" gợi liên tưởng tới không gian nào ? ? Theo em có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện ở khúc ngâm? ? Những đặc sắc nghệ thuật trên có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly? - GV: khái quát chuyển ý. - Gọi học sinh đọc ? Đến khúc ngâm thứ 3, một không gian ly biệt khác được mở rộng ra qua lời thơ nào? ? Nhận xét gì về không gian được vẽ lên qua lời thơ ? ? Thông thường màu xanh sẽ gợi niềm vui hy vọng và hạnh phúc, còn cái không gian xanh những mấy ngàn dâu, trong mắt người chia ly ở đây gợi cảm giác gì? ? ở đây nỗi buồn tuyệt vọng được diễn tả chân thực và sinh động nhờ những nét nghệ thuật nào em cho là đặc sắc nhất? ? Em cảm nhận được gì ở tâm trạng nhận vật qua khúc ngâm thứ 3? - GV: Đây là 4 câu nổi tiếng nói về nỗi buồn xa nhớ thương thấm đẫm cả cảnh vật, đẹp một cách cô đơn, hoang vắng, lạnh lẽo trong tâm hồn nhân vật trữ tình, nàng trông mà chẳng thấy, thấy mà lại chẳng thấy... cứ quẩn quanh với người chinh phụ khiến cho nỗi buồn đó ngày càng nặng trĩu tràn ngập cả không gian. Có thể nói đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất của bài thơ. ? Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích? ? Em cảm nhận được gì về nội dung của văn bản? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Hãy xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản? ? Qua hai bài thơ, em có suy nghĩ gì, về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ và thái độ của tác giả. - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập. - Học sinh đọc chú thích. - Trả lời. - Học sinh nghe. - Đọc bài. - Đọc chú thích - Học sinh nghe - Trình bày ý hiểu. - Thảo luận nhóm 2 em. - Đại diện trình bày. - Đọc bài thơ. - Học sinh miêu tả. - Nhận xét. - Phát hiện. - Suy nghĩ trình bày. - Thảo luận nhóm 2 em. - Đại diện trình bày. - Trả lời độc lập. - Suy nghĩ trả lời. - Trả lời độc lập. - Suy nghĩ, trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Suy nghĩ trình bày. Học sinh nghe. - Nhận xét. - Học sinh đọc. - Đọc bài thơ. - Trình bày, giải thích. - Độc lập trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Đọc 4 câu đầu. - Phát hiện. - Trả lời độc lập. - Phát hiện nghệ thuật. - Nêu tác dụng. - Trình bày. - Hình dung, mô tả. - Nhận xét. - Học sinh đọc. - Phát hiện. - Suy nghĩ trình bày. - Phát hiện chi tiết. - Trình bày. - Phát hiện nghệ thuật. - Nêu tác dụng. - Học sinh đọc. - Phát hiện . - Nhận xét. - Suy nghĩ trình bày. - Trình bày ý kiến - Nêu cảm nhận Học sinh lắng nghe. - Khái quát nghệ thuật, nội dung. - Đọc ghi nhớ. - Học sinh xác định. - Nêu suy nghĩ. - Thực hiện theo yêu cầu. A. Văn bản : bánh trôi nước I. Đọc- Tiếp xúc văn bản * Tác giả tác phẩm : SGK * Đọc: * Cấu trúc văn bản. - Thể thơ tứ tuyệt.Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần câu 1-2- 4: Tròn, non, son. - Bài thơ được viết bằng chữ nôm ( Tiếng việt). II. Đọc- Hiểu văn bản - Tính đa nghĩa là tính nhiều nghĩa, bài thơ thường có nhiều nghĩa. - Vừa nói về cái bánh trôi - Vừa nói về phẩm chất của người phụ nữ. 1.Miêu tả cái bánh trôi nước. - Bánh có màu trắng được nặn thành viên, nhào bột nhiều nước thì nhão, ít nước thì cứng. Khi luộc đun sôi nước thì thả bánh vào khi bánh chín sẽ nổi lên. - Bánh được làm bằng nhân đường phên có màu đỏ. => Miêu tả chân thực, chính xác về cái bánh trôi ở ngoài đời và công việc làm bánh. 2. Phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Hình thể, phẩm chất, tấm lòng, số phận. - Hình thể: Xinh đẹp. - Phẩm chất: Trong trắng, thuỷ chung. - Số phận: Long đong, chìm nổi, lênh đênh không tự quyết định được cuộc đời, số phận của mình. - Căn cứ vào việc miêu tả cái bánh trôi nước của tác giả. - Từ ngữ: Trắng trong, chìm nổi, thân em... - Nghệ thuật sử dụng thành ngữ. - Bánh rắn hay nát là do tay người nặn khéo hay vụng. - Cuộc đời người phụ nữ sướng hay khổ là phụ thuộc vào người khác => Người phụ nữ không quyết định được số phận của mình. - Có ý nghĩa khẳng định: tấm lòng thủy chung, trong trắng của người phụ nữ. - Tác giả bộc lộ niềm tự hào về phẩm chất của người phụ nữ, oán trách xã hội bất công, thương cảm cho họ và có thái độ trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn chống chọi với cuộc đời vươn lên. - Nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để truyền tải nghĩa thứ hai. - Nghĩa thứ hai mới tạo nên giá trị bài thơ. Vì với nét nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ trong xã hội xưa. Đây chính là tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương. IV. Tổng kết. * Nghệ thuật: Thể song thất lục bát, điệp ngữ, miêu tả để biểu hiện cảm xúc. * Nội dung. * Ghi nhớ: SGK. B. Văn bản: Sau phút chia li ( Tự học có hướng dẫn) I. Đọc - tiếp xúc văn bản. * Đọc * Tìm hiểu cấu trúc. - Văn bản biểu cảm. - Tập trung diễn tả nỗi nhớ của lòng người. II.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung - Nỗi thiếp nhớ chàng, nỗi vợ nhớ chồng. - Có chiến tranh người chồng ra trận. - Bốn câu đầu: Khúc ngâm về nỗi trống trải của lòng người trong thực tế chia ly phũ phàng - Bốn câu giữa: Khúc ngâm về nỗi xót xa trong cách trở núi sông. - Bốn câu cuối: Khúc ngâm về sầu thương trong bao la cảnh vật. 1. Khúc ngâm thứ nhất - Chàng thì đi ... - Thiếp thì về - Cách xưng hô vợ chồng thân thiết trong thời phong kiến. - Biểu hiện tình cảm vợ chồng đang độ nồng nàn, hạnh phúc. -> Đối lập trong hoạt động con người: Chàng đi/ Thiếp thì về. - Đối lập không gian rộng- hẹp: Cõi xa- buồng cũ - Đối lập : Không gian lạnh lẽo- ấm áp: Mưa gió/ chiếu chăn . - > Phản ánh hiện thực chia ly phũ phàng . - Biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt. - Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. - Một bầu trời mây bay theo gió non tiếp non, 1 không gian xa lạ và vô tận. => Thân phận bé nhỏ, cảm giác trống trải của lòng người. - Nỗi buồn như dâng lên dàn trải ra cùng cảnh vật. 2. Khúc ngâm thứ 2. - Thiếp và chàng ở Tiêu Dương và Hàm Dương . - Tình vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa. - Sự khắc nhiệt của chia ly. - Bến Tiêu Dương cách Hàm Dương. - Cây Hàm Dương cách Tiêu Dương mấy trùng. - Bến gợi sông nước, cây gợi núi rừng. - Bến và cây gợi liên tưởng đến không gian chia ly xa xôi cách trở không dễ gì gặp được. - Đối ( Chàng / Thiếp, ngảnh lại / Trông sang ) - Đảo , đối ( Bến .../Cách .... Cây .../ Cách .... - Điệp ngữ . => Nỗi nhớ chất chứa , kéo dài. Nỗi sầu chia ly trong độ tăng trưởng. 3. Khúc ngâm thứ 3 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu - Không gian tràn ngập sắc mầu xanh - Không gian rộng lớn trải dài đơn điệu một sắc xanh. - Cảm giác, tuyệt vọng, bất hạnh. - Từ láy - Điệp ngữ vòng tròn (Thấy, ngàn dâu). - Câu hỏi tu từ. =>Tâm trạng vô vọng của người chinh phụ trong không gian xa cách. Nỗi oán giận chiến tranh phi nghĩa. III. Tổng kết. * Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, sử dụng thuần thục thành ngữ. * Nội dung. - Ghi nhớ: SGK - Biểu cảm là chính. - Họ đều có số phận khổ đau chịu nhiều thiệt thòi nhưng ở mỗi bài người phụ nữ lại có nỗi đau riêng ... - Lên án xã hội phong kiến bất công , chiến tranh phi nghĩa. IV. Luyện tập: 1.Phân biệt sự khác nhau của các màu xanh trong bài. ? Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ. 2. Hãy ghi lại những câu hát than thân( Đã học ở bài 4) bắt đầu bằng 2 từ ''Thân em''. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ'' bánh trôi nước'' với những câu hát than thân thuộc ca dao,dân ca. * Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà - Giáo viên khái quát nội dung 2 bài - Học ở nhà: Học thuộc lòng 2 bài thơ - Soạn: Quan hệ từ.
Tài liệu đính kèm: