Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.

 - Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.

 - Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn biểu cảm.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo SGV.

 - Học sinh: Tìm hiểu đề bài (sgk – tr88)

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 ? Nêu đặc điểm chung của văn biểu cảm.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 Khi gặp 1 đề văn biểu cảm, ta cần phải xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong đề văn đó. Đồng thời cần nắm chắc các bước làm 1 bài văn biểu cảm. Để hiểu rõ , chúngk ta đi tìm hiểu bài: “ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”.

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 37 phút).

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/10/2006
 Ngày giảng: 16/10/2006
 Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.
 - Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
 - Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn biểu cảm.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Tìm hiểu đề bài (sgk – tr88)
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 ? Nêu đặc điểm chung của văn biểu cảm.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Khi gặp 1 đề văn biểu cảm, ta cần phải xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong đề văn đó. Đồng thời cần nắm chắc các bước làm 1 bài văn biểu cảm. Để hiểu rõ , chúngk ta đi tìm hiểu bài: “ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 37 phút).
Hoạt động của thầy
HĐ của trũ
Nội dung cần đạt
- GV: ghi các đề văn lên bảng => học sinh đọc và chỉ ra những từ ngữ quan trọng.
? Căn cứ vào các từ: Cảm nghĩ, vui buồn, em yêu, em thấy các đề văn trên thuộc loại nào.
? Hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong các đề văn trên.
? Qua phân tích các đề văn trên, em thấy đề văn biểu cảm thường bao gồm những nội dung nào.
- Gọi h/s đọc ý 1 trong ghi nhớ (sgk – tr88).
- GV: Chép đề bài lên bảng => gọi h/s đọc.
? Để tạo lập 1 văn bản, bước đầu tiên phải làm gì.
? Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn yêu cầu là gì.
? Xác định tình cảm cho bài viết.
? Trong những trường hợp nào em nhìn thấy nụ cười của mẹ, những lúc đó em thấy nụ cười của mẹ như thế nào.
? Những khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy như thế nào.
? Làm thế nào để luôn thấy nụ cười của mẹ.
? Sau khi tìm ý, ta phải làm gì.
? Dựa vào phần tìm ý, hãy lập dàn ý cho bài văn.
? Bước tiếp theo của lập dàn ý là gì.
? Em viết như thế nào để bảy tỏ được niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
GV: Khi viết bài phải tìm lời văn thích hợp, gợi cảm
? Khi viết xong, người viết có cần kiểm tra lại văn bản không ? Việc kiểm tra nhằm mục đích gì.
? Qua tìm hiểu, em thấy để làm 1 bài văn biểu cảm cần thực hiện qua mấy bước ? Đó là những bước nào.
- GV: gọi h/s đọc ghi nhớ
? Đọc bài văn của Mai Văn Tạo – sgk.
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì ? Đối với đối tượng nào.
? Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và đề bài cho thích hợp.
? Hãy xây dựng dàn ý cho bài văn.
? Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.
- Phỏt biểu
- Phỏt biểu
- Phỏt biểu
- 1 h/s đọc ghi nhớ.
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phỏt biểu
- Phát biểu
- Suy nghĩ,
phát biểu.
- Phát biểu
- h/ s lập dàn ý.
- Trình bày.
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h.s đọc
- 1 h/s đọc
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu.
I- Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
1- Đề văn biểu cảm.
a- Cảm nghĩ về dòng sông.
b- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
c- Vui buồn tuổi thơ.
d- Loài cây em yêu.
- Văn biểu cảm.
* Đề 1: 
- Đối tượng: Dòng sông quê em.
- Tình cảm: Tình yêu dòng sông, những kỷ niệm về dòng sông.
* Đề 2:
- Đối tượng: Đêm trăng trung thu.
- Tình cảm: Sự vui thích về đêm trăng trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của người lớn.
* Đề 3:
- Đối tượng: Nụ cười của mẹ.
- Tình cảm: Cảm nghĩ về sự hiền lành, thân yêu, độ lượng  trong nụ cười của mẹ.
=> Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài viết.
2- Các bước làm bài văn biểu cảm.
* Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a- Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề:
- Đối tượng: nụ cười của mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc của bản thân về nụ cười của mẹ.
* Tìm ý:
- Những lúc nhìn thấy nụ cười của mẹ.
+ Khi em vui chơi, ngoan ngoãn, học hành tiến bộ => nụ cười của mẹ vui, yêu thương, khuyến kích.
+ Khi em ốm (hoặc bị điểm yếu)
=> nụ cười của mẹ an ủi, động viên
- Những khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy buồn, lo lắng 
- Em phải ngoan ngoãn, luôn học hành tiến bộ 
b- Lập dàn ý:
* Mở bài:
Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười làm ấm lòng mọi người.
* Thân bài: 
- Các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ:
+ Nụ cười vui, yêu thương.
+ Nụ cười khuyến khích, an ủi
- Những khi vắng nụ cười của mẹ, em thấy lo lắng, buồn 
* Kết bài:
- Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
- Mong nụ cười luôn nở trên môi mẹ
c- Viết bài:
d- Kiểm tra văn bản:
* (Ghi nhớ sgk – tr87)
II- Luyện tập:
* Bài văn sgk – tr88:
- Đối tượng và tình cảm cần thể hiện.
+ Bài văn bộc lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
- Nhan đề: Tình quê hương 
- Đề bài: Quê hương trong trái tim của em.
* Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu: Quê hương An Giang.
- Thân bài: 
+ Biểu hiện tình yêu mến quê.
+ Tình yêu quê từ tuổi thơ.
+ Tình yêu quê trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
- Kết bài:
Tình yêu quê với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
* Phương thức biểu đạt: Bộc lộ tình cảm trực tiếp, tình yêu quê của mình.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút)
 - GV: khái quát lại toàn bộ bài.
 + Về học bài, viết bài hoàn chỉnh cho đề văn: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”
 + Chuẩn bị bài: “Sau phút chia ly” và “Bánh trôi nước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe van va cach lam bai van bieu cam.doc