Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 23: Đặc điểm văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 23: Đặc điểm văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

Giúp học sinh: Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.

2. Kỹ năng:

 Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm.

3. Thái độ:

 Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, trau dồi kỹ năng biểu cảm

B. CHUẨN BỊ.

Giáo viên : Chuẩn bị nội dung lên lớp.

Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

* HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu phải đảm bảo yêu cầu gì?

* HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài

Trong các tiết học trước, các em đã nắm được thế nào là văn biểu cảm và phần nào thấy được tình cảm thể hiện trong văn biểu cảm. Vậy đặc điểm của văn biểu cảm như thế nào? Có gì giống và khác so với các thể loại văn đã học, Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu.

* HOẠT ĐỘNG 3 . Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 23: Đặc điểm văn biểu cảm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2006 Tiết : 23
Ngày dạy: 14/10/2006 Đặc điểm văn biểu cảm.
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: 
Giúp học sinh: Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
2. Kỹ năng:
 Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm.
3. Thái độ: 
 Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, trau dồi kỹ năng biểu cảm
B. Chuẩn bị.
Giáo viên : Chuẩn bị nội dung lên lớp.
Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu phải đảm bảo yêu cầu gì?
* Hoạt động 2. Giới thiệu bài
Trong các tiết học trước, các em đã nắm được thế nào là văn biểu cảm và phần nào thấy được tình cảm thể hiện trong văn biểu cảm. Vậy đặc điểm của văn biểu cảm như thế nào? Có gì giống và khác so với các thể loại văn đã học, Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu.
* Hoạt động 3 . Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho học sinh đọc văn bản ''Tấm gương''.
? Văn bản trên biểu đạt tình cảm gì?
? Những từ ngữ nào biểu đạt tình cảm đó?
? Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã dùng hình ảnh nào?
? Vì sao tác giả lại mượn hình ảnh tấm gương để bày tỏ tình cảm đó?
? Khi ca ngợi phẩm chất của gương và nói với gương tức là tác giả muốn ca ngợi những con người như thế nào?
GV: Như vậy có thể nói tấm gương là hình ảnh ẩn dụ để ngợi ca những con người trung thực.
? Qua bài văn trên, em có nhận xét gì về nội dung biểu cảm trong mỗi bài văn biểu cảm?
 Để biểu đạt tình cảm ấy người viết cần phải làm như thế nào?
GV Khái quát. Đây là ý 1-2 phần ghi nhớ. Gọi học sinh đọc.
? Bố cục bài văn gồm mấy phần? Nêu rõ giới hạn từng phần?
- GV cho học sinh đọc lại mở bài, kết bài.
? Phần mở bài và phần kết bài có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV: Cho học sinh đọc phần thân bài.
? Phần thân bài nêu ý nghĩa gì?
? Tất cả các ý nêu trong phần thân bài có quan hệ với nhau như thế nào với chủ đề của bài văn?
? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn như thế nào? Tình cảm đó có tác dụng như thế nào?
GV: Khái quát.
? Bài văn biểu cảm gồm mấy phần? Tình cảm trong văn biểu cảm phải đảm bảo yêu cầu gì?
GV: Khái quát chuyển ý.
Gọi học sinh đọc đoạn văn SGK.
? Đoạn văn thể hiện tình cảm gì?
? Tình cảm được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào đâu mà em nhận xét như vậy.
GV: Cách biểu lộ tình cảm trong văn biểu cảm có thể biểu lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.
GV: Khái quát .
- Từ sự phân tích ở trên em hãy rút ra đặc điểm của văn biểu cảm?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Gọi học sinh đọc bài văn.
? Bài văn thể hiện tình cảm gì 
? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này?
? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
? Hãy tìm mạch ý của bài văn?
? Bài văn biểu lộ tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- Đọc văn bản ''Tấm gương''.
- Tìm những từ ngữ biểu đạt tình cảm.
- Phát hiện hình ảnh.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Nhận xét khái quát.
- Trả lời độc lập.
- HS Đọc ý 1-2 ghi nhớ.
- Học sinh nêu bố cục, giới hạn.
- Đọc mở bài, kết bài.
- Nhận xét.
- Đọc thân bài.
- Trả lời độc lập.
- Nhận xét.
- Trình bày ý kiến.
- Khái quát rút ra nhận xét.
- Đọc đoạn văn SGK.
- Học sinh bộc lộ.
- Nêu nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc bài văn.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày suy nghĩ.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý kiến.
- Trả lời độc lập.
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm.
1. bài tập 1.
- Văn bản''Tấm gương''.
- > Bài văn ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh dối trá.
- Tấm gương là người bạn chân thật suốt đời.
- Không bao giờ biết xu nịnh, cho dù xương tan thịt nát thì vẫn giữ nguyên tấm lòng ngay thẳng.
- Tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa.
- Vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh.
=> Tác giả gián tiếp ca ngợi những con người trung thực, thẳng thắn.
* Kết luận: Mỗi bài văn biểu cảm cần tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Chọn hình ảnh tượng trưng để gửi gắm tình cảm.
* Bố cục: 3 phần.
- Mở bài: Từ đầu...Cha mẹ sinh ra nó.
- Thân bài: Tiếp...Hổ thẹn.
- Kết bài: Còn lại.
* Quan hệ mở bài và kết bài.
- Mở bài: Nêu phẩm chất của gương.
- Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất đó.
-Thân bài: Nêu lên các đức tính của gương như trung thực, thẳng thắn.
- Lấy 2 ví dụ về sự đáng trọng, đáng kính của các nhân vật có vẻ bề ngoài xấu xí thế nhưng gương cũng không nói sai sự thật.
- Có mối quan hệ tập trung làm rõ chủ đề của bài văn là tính trung thực của con người.
- Tình cảm đánh giá chân thực rõ ràng không thể bác bỏ.
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn.
* Kết luận: Bài văn biểu cảm gồm 3 phần.
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng trong sáng, chân thực.
2. Bài tập 2.
- Đoạn văn- SGK/ 86.
- Nội dung: Đoạn văn thể hiện tình cảm cô đơn cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông.
- Cách thể hiện: Tình cảm bộc lộ trực tiếp.
- Dựa vào dấu hiệu của nó là lời than, câu hỏi biểu cảm.
3. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
* Văn bản: Hoa học trò.
-Nội dung biểu cảm: Nỗi buồn, nhớ khi phải xa thầy, xa bạn, nghỉ hè.
- Mượn hình ảnh hoa phượng để bày tỏ tình cảm trên.
- Vì nhà thơ đã biến hoa phượng, một loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học thành biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò.
- Mạch ý của bài văn.
+ Phượng nở báo hiệu mùa chia tay.
+ Cảm xúc bối rối, thẫn thờ khi chia tay.
+ Cảm xúc trống trải cô đơn.
- Bài văn biểu lộ tình cảm gián tiếp.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
? Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Học ghi nhớ.
- Soạn bài đề văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23-TLV.doc