Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

Giúp học sinh: Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

2. Kỹ năng :

 Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.

3. Thái độ :

Có ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp khi nói, viết.

 B. CHUẨN BỊ :

Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ .

Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐÔNG 1 : Kiểm tra bài cũ.

? Các loại từ ghép Hán Việt? Làm bài tập 3- 4 SGK.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Các em đã nắm được thế nào là từ Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt để sử dụng từ Hán Việt đúng lúc, đúng chỗ trong tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

* HOẠT ĐỘNG 3 : Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (Tiếp theo) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2006 Tiết 22.
Ngày dạy: 11/10/2006 Từ Hán Việt (Tiếp theo) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
Giúp học sinh: Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
2. Kỹ năng : 
 Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
3. Thái độ : 
Có ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp khi nói, viết.
 B. Chuẩn bị :
Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ .
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn 
C. tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt đông 1 : Kiểm tra bài cũ. 
? Các loại từ ghép Hán Việt? Làm bài tập 3- 4 SGK.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Các em đã nắm được thế nào là từ Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt để sử dụng từ Hán Việt đúng lúc, đúng chỗ trong tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3 : Bài mới.
Hoạt động của gV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV Treo bảng phụ.
Chú ý những từ Hán Việt được gạch chân.
GV: Đọc câu a.
? Em hãy thay thế các từ thuần việt( trong ngoặc đơn) có nghĩa tương đương vào các từ Hán Việt trong 3 câu văn.
? Hãy đọc lại các câu văn vừa thay các từ Thuần Việt và cho ý kiến nhận xét về ý nghĩa sắc thái của chúng.
Cho học sinh đọc câu b.
? Giải thích các từ: Kinh đô. yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần.
? Các từ này ngày nay có được sử dụng rộng rãi không?Vì sao?
? Tại sao trong các tác phẩm văn học vẫn sử dụng những từ Hán Việt cổ như vậy?
? Qua tìm hiểu bài tập trên em rút ra nhận xét khi nào người ta thường sử dụng từ Hán Việt? 
GV: Khái quát.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Gọi học sinh đọc bài tập.
? Hãy cho biết trong các cặp câu trên câu nào diễn đạt hay hơn ? Vì sao?
GV:Như vậy ta không nên lạm dụng từ Hán Việt.
- Lạm dụng: Tức là không cần thiết mà vẫn dùng từ Hán Việt hoặc dùng không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
GV: Khái quát, cho học sinh đọc ghi nhớ
- GV: Nêu yêu cầu bài tập.
- Chọn từ thích hợp điền... 
- Gọi HS đọc bài 2 .
? Tại sao người Việt nam lại thích dùng từ Hán - Việt đặt tên người, tên địa lý . 
- Gọi HS đọc bài 3 ? Yêu cầu?
- Đọc đoạn văn.
-HS chú ý lên bảng.
- HS đọc câu a.
- Trả lời độc lập.
- HS đọc.
- Nhận xét.
- Đọc câu b.
- Giải thích.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý kiến.
- Thảo luận 
- Trình bày ý kiến.
- Đọc ghi nhớ.
- Trả lời, giải thích.
- HS lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ.
- Trình bày ý kiến.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc bài 3.
- Tìm từ Hán Việt.
I. Sử dụng từ Hán Việt.
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
* Bài tập.
- Phụ nữ Việt Nam...( đàn bà).
- Cụ là nhà cách mạng...cụ từ trần đã mai táng...( chết, chôn)
- Bác sĩ đang khám tử thi( xác chết).
- Các câu văn dùng từ hán việt đã có sắc thái trang trọng và đỡ gây cảm giác ghê sợ.
- Kinh đô: Chỗ vua đóng đô.
- Yết kiến: Đến thăm người trên.
- Trẫm: Vua tự xưng.
- Bệ hạ: Vua.
- Thần: Bề tôi.
- > Các từ này ngày nay ít được dùng vì chúng là những từ cổ.
- Tạo không khí cổ xưa.
- Dùng từ Hán Việt để tạo sắc thái trang nhã đỡ gợi cảm giác thô tục.
- Gợi không khí cổ xưa.
* Ghi nhớ :SGK.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
* Bài tập.
- Câu 2 diễn đạt hay hơn.
Vì: Trong những tình huống giao tiếp không cần sử dụng từ Hán - Vì: Từ Hán - Việt thường có sắc thái biểu cảm trang trọng.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Mẹ, thân mẫu.
- Phu nhân, vợ.
- Sắp chết, lâm chung.
- Giáo huấn, dạy bảo.
2. Bài tập 2.
- Vì: Từ Hán - Việt thường có sắc thái biểu cảm trang trọng.
3. Bài tập 3 . 
- Từ Hán Việt: Giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc, tuyệt trần.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
? Cách sử dụng từ Hán Việt?
- GV: Khái quát toàn bài.
- Về nhà: Học ghi nhớ .
 Làm bài tập 4.
Mở rộng từ Hán Việt qua văn bản'' Thiên trường vãn vọng''
+ Mẫu: Thôn: Làng -> Hương thôn, cô thôn,thôn nữ...
+ Hậu :Sau -> Hậu thế, hậu sinh, hậu trường...
+ Tiền: Trước-> Tiền bối, tiền tuyến, tiền đề...
+ Đạm: Nhạt -> Đạm bạc, thanh đạm...
 Soạn bài: Đặc điểm văn biểu cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 - TV.doc