Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 2: Câu đặc biệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 2: Câu đặc biệt - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh: - Củng cố lại khái niệm về câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt.

 - Biết sử dụng câu đặc biệt trong tạo lập văn bản.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 - Học sinh: Ôn lại bài cũ.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

 ? Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng ?

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 Ngoài kiểu câu rút gọn, chúng ta đã được làm quen với 1 dạng câu không cấu tạo theo mô hình C-V, đó chính là câu đặc biệt.

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 2: Câu đặc biệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/3/2007 
 Ngày giảng: 17/3/2007 
 Tiết 2: câu đặc biệt
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh: - Củng cố lại khái niệm về câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt.
 - Biết sử dụng câu đặc biệt trong tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: 
 - Học sinh: Ôn lại bài cũ.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng ?
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Ngoài kiểu câu rút gọn, chúng ta đã được làm quen với 1 dạng câu không cấu tạo theo mô hình C-V, đó chính là câu đặc biệt.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
 ?Thế nào là câu đặc biệt ? Lấy ví dụ.
? Câu đặc biệt có những tác dụng gì ? Lấy ví dụ cho từng tác dụng.
- H.s đọc bài tập (sgk – tr29)
? Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.
? Chỉ rõ tác dụng của từng loại câu đó.
- H.s thảo luận nhóm 3’
- GV: hướng dẫn thảo luận.
- GV: hướng dẫn h.s làm bài tập trắc nghiệm.
? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
I- Thế nào là câu đặc biệt.
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
* Ví dụ:
- Ôi Lan / cậu đã đến đấy ư.
- Đoan người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
II- Tác dụng của câu đặc biệt:
- Bộc lộ cảm xúc.
+ Trời ơi ! sao con lại ra nông nỗi này ?
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng:
+ Điện bật sáng, tiếng reo, tiếng nói, tiếng cười rộ cả lên.
- Xác định thời gian, nơi chốn:
+ Mùa xuân / cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
- Gọi đáp:
+ An gào lên.
- Sơn ! em Sơn ! Sơn ơi !
- Chị An ơi !
III- Luyện tập:
* Bài tập 1 (sgk – tr29).
- Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn:
* Câu đặc biệt:
- Ba giây . bốn giây  năm giây . lâu quá.
=> Xác định thời gian.
- Một hồi còi.
=> Thông báo sự tồn tại của sự vật.
- Lá ơi !
=> Gọi đáp.
*Câu rút gọn:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền .kháng chiến.
=> Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
=> Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh.
* Bài tập 2:
- Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
a- Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
b- Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
c- Hoa Sim !
d- Mưa rất to.
* Bài tập 3:
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt.
a- Gìơ ra chơi.
b- Tiếng suối chảy róc rách.
c- Cánh đồng làng.
d- Câu chuyện của bà tôi.
 * Bài tập 4: 
 Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp: 
 ? Xác định câu đặc biệt trong mỗi ví dụ sau và 
 đánh dấu vào ô trống.
 Tác dụng
 Câu đặc biệt
Bộ lộ
cảm xúc
Liệt kê, thông báo
Xác định thời
gian nơi chốn
Gọi đáp
Ôi ! trăm hai mươi là bài đen đỏ, có ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế.
 (Phạm Duy Tốn)
X
Cho ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy.
 (Hồ Biểu Chánh)
X
Chiều chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
 (Thạch Lam)
X
Khi thì ở chợ cuối Chắm, ở đô Tràng Thưa, khi lại về Phố Rổ, chợ Bì, chợ Bưởi.
 (Nguyễn Khải)
X
 - H.s: viết bài - đọc bài – nhận xét.
- GV: nhận xét – sửa chữa.
* Bài tập 5:
-Viết một đoạn văn ngắn khoảng (5 – 7 câu)
 tả cảnh quê hương em trong đó có ít nhất 1 câu đặc biệt. 
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Về học bài, ôn lại phần đã học.
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Về viết 1 đoạn văn ngắn tả đêm văn nghệ có sử dụng ít nhất 1 câu rút gọn, 1 câu đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docKy 2 - Tu chon - Tiet 2.doc