Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản của từng cụm bài, những giới thiệu về văn chương, về đặc trưng thể loại cơ bản, về sự giầu đẹp của Tiếng Việt thuộc chương trình ngữ văn 7.

B. CHUẨN BỊ: + Giáo viên: Soạn bài

 + Học sinh: Ôn tập

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1:

 Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài:

 Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống về thơ văn trong chương trình Ngữ văn 7 hôm nay chúng ta cùng ôn tập

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/4/2007 Tiết 121:
Ngày dạy: 18/4/2007 Ôn tập phần văn học
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản của từng cụm bài, những giới thiệu về văn chương, về đặc trưng thể loại cơ bản, về sự giầu đẹp của Tiếng Việt thuộc chương trình ngữ văn 7.
B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Soạn bài
 + Học sinh: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1:
 Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:	
	Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống về thơ văn trong chương trình Ngữ văn 7 hôm nay chúng ta cùng ôn tập 
Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV nêu yêu cầu chung của tiết ôn tập
? Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đã học trong cả năm ?
- Thu giấy trong đèn chiếu - nhận xét.
? Dựa vào các chú thích dấu sao nêu lại định nghĩa về ca dao- dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thất ngôn tứ tuyệt.
? Thế nào là ca dao- dân ca?
- GV cho lên đèn chiếu khái niệm ca dao - dân ca.
Nhắc lại thế nào là tục ngữ?
? Thế nào là thơ trữ tình?
? Nêu thơ trữ tình trung đại Việt Nam?
? Nêu đặc điểm của thơ thất ngôn tứ tuyệt , đường luật?
? Đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
? Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú?
? Nêu định nghĩa thơ lục bát?
Nêu đặc điểm thơ song thất lục bát
? Em hiểu thế nào là truyện ngắn hiện đaị?
- GV: Phép tương phản, phép tăng cấp nghệ thuật,
- Tương phản là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật... trái ngược nhau để tô đậm một đối tượng.
? Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học?
- GV : Đọc thuộc lòng những bài ca dao có tình cảm, thái độ trên?
? Những kinh nghiệm của nhân dân trong tục ngữ như thế nào?
? Những giá trị lớn và tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ đã học.
- GV gọi HS đọc một vài đoạn hoặc bài thơ ( Đọc thuộc)
- GV hướng dẫn HS lập bảng 
- GV: Những tác phẩm văn xuôi - kỳ 1 đã làm các em tập trung vào 3 tác phẩm chính. 
- HS chú lắng nghe
- HD trình bày ý kiến.
- HS nhận xét
- HS trình bày ý kiến
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời độc lập
- HS trả lời độc lập
- HS trả lời độc lập
- HS trình bày ý kiến.
- HS nêu định nghĩa
- HS trả lời độc lập
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS đọc
- HS trả lời độc lập
- HS trình bày ý kiến
- HS làm
I. Yêu cầu.
- Nhớ và ghi lại đầy đủ chính xác các tác phẩm thuộc hệ thống văn bản đã học trong cả năm.
- Nắm chắc các khái niệm lý thuyết và bước đầu biết vận dụng lý thuyết vào việc hiểu tác phẩm.
- Nắm được giá trị cơ bản trong từng cụm văn bản.
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các phần văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Học thuộc lòng tất cả các bài thơ, đoạn thơ đã được học.
II. Nôi dung ôn tập
1. Các văn bản đã học trong năm học
 ( Sách thiết kế - 254)
2. Nêu định nghĩa về ca dao - dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình... 
a. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian: Những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian được quần chúng nhândân sáng tác biểu diễn và truyền từ đời này sang đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi những tiếng đệm, lát, đưa hơi... dân ca là lời bài ca dân gian.
b. Tục ngữ:
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định , có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm...
c. Thơ trữ tình:
- Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu , nhịp điệu, nhưng cô đọng mang tính cách điệu cao...
d. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Sáng tác từ thế kỷ X => XIX.
- Một số thể thơ có nguồn gốc từ Trung Hoa như : Thất ngôn tứ tuyệt
 ( Một bài 4 câu, một câu 7 chữ ), ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú.
- Một số thể thơ có nguồn gốc từ thơ ca dân gian Việt nam: Lục bát, song thất lục bát.
- Thơ trung đại chịu ảnh hưởng của văn học Hán( chữ viết, thể thơ, thi liệu lấy từ sách vở Trung Quốc) quen sử dụng các kiểu nghệ thuật có sẵn như ước lệ , tượng trưng.
e. Thơ thất ngôn tứ tuyệt , đường luật
- Bài gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng
- Kết cấu: Câu 1 - khai; câu 2 - thừa; câu 3- chuyển; câu 4 - hợp.
- Nhịp: 4/3, 2/2/3
- Vần: Chân, vần liền, cách.
g. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, đường luật
- Bài thơ gồm 4 câu , mỗi câu 5 chữ
- Nhịp: 3/2, 2/3
- Vần có thể gieo vần trắc.
h.Thất ngôn bát cú
- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Vần bằng, trắc, chân, lưng, cách.
- ( 2- 4 - 6 - 8 )
- Kết cấu: Đề - thực - luận - kết
- Hai câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng câu , từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
i. Thơ lục bát.
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca.
- Kết cấu theo từng cặp: Trên 6 dưới 8 
- Vần lưng: Bằng 6-6, vần chân 6-8 
( liền).
k. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạogiữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát.
- Mỗi khổ có 4 câu, 2 câu 7 tiếng 
( song thất) tiếp 1 cặp 6 - 8 ( lục bát)
- Vần:2 câu song thất vần lưng(7- 5 ), vần ở cặp lục bát như ở thơ lục bát thông thường. 
m. Truyện ngắn hiện đại
- cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
3. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca 
- Tình cảm gia dình.
- Tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Những thái độ thể hiện trong các bài ca dao:
+ Thái độ oán trách, phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến .
+Thái độ phê phán những cái xấu trong xã hội.
+ Châm biếm đả kích những thói xấu trong xã hội.
4.Những kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết kết trong tục ngữ.
- Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết
- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp.
- Kinh nghiệm về con người xã hội .
5. Những giá trị về tư tưởng tình cảm, thể hiện trong các bài thơ đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc ( Thơ Đường).
- Lòng yêu quê hương đất nước và tự hào dân tộc.
- Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khát khao hạnh phúc lứa đôi.
- Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam , thương cảm cho thân phận chìm nổi của họ.
- Tình yêu thương con người và mong muốn mọi người đều no ấm. 
6. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi.
TT
Nhan đề văn bản, tác giả
Giá trị về nội dung
Giá trị về nghệ thuật
1
Sống chết mặc bay. Tác giả:
Phạm DuyTốn
Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác, khi làm nhiệm vụ hộ đê, vảm thông với những thống khổ của nhân dân vì hoạn nạn. 
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
- Bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
2
Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu .Tác giả:
Nguyễn ái Quốc
- Đả kích toàn quyền Va- ren đầy âm mưu, thủ đoạn, thất bại đáng cười trước Phan Bội Châu.
 - Ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù xảo trá.
- truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp.
- Kể chuyện theo hành trình chuyển đi của Va- ren .
- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính trong tù giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
3
Ca Huế trên sông Hương . Tác giả: Hà ánh Minh
- Giới thiệu ca Huế một sinh hoạt và thú vui văn hóa rất tao nhã ở đất cố đô.
Văn bản giới thiệu , thuyết minh: Mạch lạc, giản dị, mà nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
4
Sài gòn tôi yêu
.Tác giả: Minh Hương
- Tình cảm sâu đậm của tác giả, đoạn văn Sài gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về tác phẩm này.
- Bút ký tả, kể, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khéo léo, nhịp nhàng. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- GV khái quát nội dung ôn tập 
- Về ôn tập toàn bộ nội dung.
- Soạn : Dấu gạch ngang.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 121.doc