Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản - Viết bài tập làm văn số 1 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản - Viết bài tập làm văn số 1 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

-Giúp học sinh: Nắm được các bước của quá trình tạo lập 1 văn bản, để có thể có thể tập làm văn 1 cách có phương pháp và hiệu quả hơn.

2.Kỹ năng:

- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mach lạc trong văn bản.

- Ôn lại cách làm bài văn tự sự và miêu tả.

3. Thái độ:

-Có ý thức vận dụng những kiến thức đó làm 1 bài văn cụ thể.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn bài

-Học sinh: Chuẩn bị bài, xem lại văn bản'' Mẹ tôi'' /SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ

? Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc . Bài tập 1 SGK (2-b)

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Các em vừa được học liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản .Hãy suy nghĩ xem các em học những kiến thức, kĩ năng đó để làm gì ? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn 1 lý do khác nào nữa bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản - Viết bài tập làm văn số 1 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/2006 Tiết : 12
Ngày dạy: 25/9/2006
 Quá trình tạo lập văn bản - Viết
 bài tập làm văn số 1 - Làm ở nhà.
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh: Nắm được các bước của quá trình tạo lập 1 văn bản, để có thể có thể tập làm văn 1 cách có phương pháp và hiệu quả hơn.
2.Kỹ năng:
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mach lạc trong văn bản.
- Ôn lại cách làm bài văn tự sự và miêu tả. 
3. Thái độ: 
-Có ý thức vận dụng những kiến thức đó làm 1 bài văn cụ thể. 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài 
-Học sinh: Chuẩn bị bài, xem lại văn bản'' Mẹ tôi'' /SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
? Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc . Bài tập 1 SGK (2-b)
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Các em vừa được học liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản .Hãy suy nghĩ xem các em học những kiến thức, kĩ năng đó để làm gì ? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn 1 lý do khác nào nữa bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3. Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản 
- Giả sử ông bà ở xa em muốn trao đổi thông tin em sẽ làm như thế nào? 
? Em dự định viết những gì trong thư gửi ông bà?
- GV: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày có nhiều tình huống chúng ta phải tạo lập văn bản kể cả văn bản nói họăc văn bản viết.
-Về vấn đề này Bác Hồ thường khuyên các nhà báo nói riêng và những người cầm bút nói chung. Khi đặt bút viết một cái gì, Người đều tự đặt cho mình câu hỏi'' Viết cho ai?'', ''Viết để làm gì'' sau đó mới quết định'' Viết cái gì?'' và'' Viết như thế nào?''
? Nếu em viết thư cho ông bà thì em sẽ xác định vấn đề như thế nào ?
? Đối tượng: Ông bà. 
- Mục đích: Để ông bà vui. 
- ND: Tình hình học tập công việc gia đình ,hỏi thăm ông bà.
- Hình thức: Lời lẽ trang trọng, lễ phép. 
- GV: Kết luận: 4 yêu cầu trên chính là phần định hướng cho công việc tạo lập văn bản, có thể nói đây là bước đầu tiên của quá trình tạo lập văn bản. 
? Muốn xác định văn bản có hiệu quả ta cần định hướng những gì ?
- Đây là ý 1 phần ghi nhớ 
? Sau khi đã xác định được 4 yêu cầu trên cần làm những việc gì để có được 1 văn bản ?
? Vì sao phải sắp xếp ý ?
-Đây là bước 2 trong quá trình tạo lập văn bản ?
? Trong thực tế người ta có thể giao tiếp bằng các ý của bố cục được không ? Vì sao ?
? Vậy sau khi có bố cục bước tiếp theo ta phải làm gì ?
? Việc viết thành văn phải đạt những yêu cầu gì ? (Câu 4 SGK)
- GV đây chính là bước thứ 3 và cũng là quan trọng nhất để tạo lập văn bản hoàn chỉnh cũng chính là khâu đánh giá năng lực cảm thụ của mỗi người. 
? Khi viết thành văn cần chú ý điều gì ?
? Bước cuối cùng trong việc tạo lập văn bản là gì?
? Chúng ta cần kiểm tra những gì?
- GV khái quát. 
? Theo em, để tạo lập văn bản cần phải trải qua mấy bước đó là những bước nào? Trong đó bước nào quan trọng nhất? 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Khi tạo nên các văn bản tập làm văn, điều mà em muốn nói có thật cần thiết không? 
? Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa? 
? Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến hình thức viết như thế nào? 
? Em có lập dàn bài khi làm tập làm văn không ? 
? Sau khi hoàn thành bài văn em có kiểm tra không ? 
- GV: Cho học sinh đọc bài tập. 
? Theo em bạn viết như thế đã phù hợp chưa? Nên điều chỉnh như thế nào ?
? Theo em bạn học sinh đã không đạt yêu cầu gì trong các bước tạo lập văn bản? 
- GV: Nêu yêu cầu bài tập. 
? Dàn bài có thể viết thành văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp không?
? Những câu đó có phải nhất thiết liên kết chặt chẽ với nhau không? 
? Một dàn bài gồm nhiều mục lớn nhỏ làm thế nào để phân biệt được mục lớn nhỏ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời độc lập.
- HS nghe.
-Nêu ý kiến.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Trả lời.
-Trình bày ý kiến.
- Trả lời độc lập.
-Trả lời.
-Khái quát rút ra ghi nhớ.
-Độc lập trả lời.
-Liên hệ, rút kinh nghiệm.
-Tự liên hệ
- HS làm bài tập ra nháp.
- Trình bày.
- Liên hệ, rút kinh nghiệm.
- Đọc bài tập.
- Nhận xét, trả lời.
- Trả lời độc lập.
I. Các bước tạo lập văn bản 
1. Ví dụ
- Khi cần trao đổi thông tin hoặc hỏi thăm sức khoẻ. 
* Viết thư cho ông bà 
- Hỏi thăm sức khoẻ ông bà thông báo tình hình học tập của em. 
- Đối tượng:( Viết cho ai?)
- Mục đích:( Viết để làm gì?)
- Nội dung:( Viết về cái gì?)
- Hình thức:( Viết như thế nào?)
* Định hướng chính xác: Nội dung, đối tượng, mục đích, hình thức 
- Sắp xếp ý theo 1 trình tự hợp lý 
- Tạo bố cục rành mạch rõ ràng 
- >Sắp xếp ý theo trình tự nhất định thì người đọc, người nghe mới hiểu được mình nói gì 
* Tìm ý và sắp xếp ý 
- Trong thực tế người ta không thể giao tiếp bằng bố cục vì bố cục vì bố cục chỉ là các ý chính chưa thể diễn đạt các ý cụ thể của người nói, người viết muốn trình bầy. 
* Viết thành văn 
- Đạt tất cả các yêu cầu trong SGK 
- Diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu, đoạn có liên kết mạch lạc ....
* Kiểm tra lại văn bản 
- Kiểm tra cách diễn đạt, dùng từ dùng câu. 
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập. 
1.Bài tập 1. 
- Điều muốn nói thật sự cần thiết 
- Cần quan tâm đến việc viết cho ai để lựa chọn cách xưng hô. 
- Trước khi viết phải lập dàn bài 
- Khi viết xong phải kiểm tra 
2. Bài tập 2 
- Bạn viết như thế chưa phù hợp vì bạn mới chỉ dừng lại ở việc thuật lại việc học tốt của mình chứ không phải là báo cáo các kinh nghiệm học tốt của trường.
- Cách xưng hô chưa phù hợp vì đây là báo cáo với tập thể học sinh chứ không phải là với thầy cô giáo 
- Không xác định được đối tượng tiếp nhận văn bản. 
- Xác định chưa đúng nội dung của văn bản.
3. bài tập 3 
- Dàn bài là cái sườn, đề cương cho nên không cần viết rõ ý.
- Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết với nhau. 
- Phần lớn nhất ký hiệu là chữ số la mã. 
- Các ý nhỏ là những chữ số thường. 
- Trình bầy các mục rõ ràng mạch lạc.
 Hoạt động 4:Hướng dẫn học ở nhà
- Các bước tạo lập văn bản .
- ở nhà: Học ghi nhớ; Làm bài tập 4.
- Soạn những câu hát than thân.
* Ra đề bài về nhà.
Đề bài: Hãy kể lại kỉ niệm ngày khai trường mà em nhớ nhất.
+ Yêu cầu: * Nội dung :8 Điểm
1. Mở bài: Giới thiệu ngày khai trường nhớ nhất. ( 1 Điểm )
2. Thân bài:- Sự chuẩn bị cho ngày khai trường.
 - Không khí từ nhà đến trường.
 - Không khí ở trường.
 - Các hoạt động chính trong ngày khai trường
 -Vì sao ngày khai trường ấy khiến em nhớ nhất .( 6 Điểm )
3. Kết bài: Cảm xúc của bản thân, ấn tượng.
 * Hình thức: 2 Điểm.
- Văn viết đúng đặc trưng của phương thức tự sự.
- Diễn đạt lưu loát, bài viết sinh động, biểu cảm.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12-TLV.doc