Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A.MUC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

2. Kỹ năng:

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong viết văn.

B. CHUẨN BỊ : + Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ

 + Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

 Trong chương trình lớp 6 các em đã được học những loại dấu câu nào? Nêu tác dụng của các dấu câu đó.

+ Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.

+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn.

+ Dấu chấm than đặt sau câu cầu khiến, câu cảm thán.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.

 Như vậy chúng ta thấy dấu câu rất phong phú và có những chức năng khác nhau. Để giúp các em có những hiểu biết nhất định về dấu câu và sử dụng chúng đúng mục đích , hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm 2 loại dấu câu: Dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/4/2007 Tiết 119:
Ngày dạy: 12/4/2007 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
A.Muc tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2. Kỹ năng:
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong viết văn.
B. Chuẩn bị : + Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ
 + Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
	 Trong chương trình lớp 6 các em đã được học những loại dấu câu nào? Nêu tác dụng của các dấu câu đó.
+ Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.
+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn.
+ Dấu chấm than đặt sau câu cầu khiến, câu cảm thán.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
	Như vậy chúng ta thấy dấu câu rất phong phú và có những chức năng khác nhau. Để giúp các em có những hiểu biết nhất định về dấu câu và sử dụng chúng đúng mục đích , hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm 2 loại dấu câu: Dấu chấm lửng và dấu chấm phảy. 
Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV trình bày bài tập trên bảng phụ
- Gọi HS đọc bài tập
? Các câu văn trên nói về việc gì?
- Các em chú ý vào dấu câu trong bài tập.
? Trong các câu văn trên dấu chấm lửng được dùng với mục đích gì?
- GV: ở ví dụ c thể hiện sự hài hước một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết. 
? Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết dấu chấm lửng có những công dụng gì ?
 - GV khái quát: Đây chính là nội dung ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV: Khi dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết thì người nói viết ít nhất phần liệt kê được 2 sự vật, sự việc. Trong chức năng dấu chấm lửng có thể đứng sau ký hiệu " v.v" biểu hiện sự tương tự trong liệt kê.
- Các nhà văn thường sử dụng dấu chấm lửng để bày tỏ sự bối rối, lúng túng hốt hoảng, đau đớn của nhân vật. 
- Ví dụ: Để thể hiện sự xúc động thiêng liêng đến tận cùng khi Bác Hồ trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài Tố Hữu viết: 
 Ôi sáng nay, xuân 41
 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
 Bác về ... im lặng con chim hót
 Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...
- GV: Ngoài những công dụng trên dấu chấm lửng còn có thêm một số công dụng khác như:
+ Để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh hay để thêm thời gian chờ đợi.
+ ù...ù...ù. 
+ Ba giây...bốn giây...5 giây...lâu quá.
+ Dấu chấm lửng còn chỉ ý bị lược bớt ( khi đó dấu chấm lửng để trong ngoặc vuông).
- GV: Cần phân biệt cách sử dụng dấu chấm lửng thể hiện bằng các dấu chấm khi viết, khi nói được thể hiện bằng cách nghỉ hơi một quãng dài hơn so với dấu phảy.
+ Ví dụ: Có người cha sắp mất gọi con đến dặn : Đừng uống trà...uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ ...đánh bạc con nhé!
 Do hiểu sai ý nghĩa của dấu chấm lửng trong lời nói của cha, nên sau khi người cha mất, con lao vào uống rượu, đánh bạc.
+ Dấu chấm lửng trong trường hợp trên là thể hiện lời nói bị ngắt quãng do kiệt sức, chứ không phải là ngắt câu.
GV khái quát chuyển ý
- GV cho HS đọc bài tập .
- GV giới thiệu đây là những câu ghép có nhiều vế câu phức tạp.
 ? Dấu chấm phảytrong các câu trên dùng để làm gì?
? có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy trong câu văn a trên được không? vì sao?
- GV: Nếu bỏ dấu chấm phẩy trong đoạn "... xây dựng CNXH và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, ghét bóc lột ăn bám và lười biếng... thì có người cố ý hiểu một trong những phẩm chất của con người mới XHCN là lười biếng lao động.
- GV: Trong một liệt kê phức tạp trên ta thấy tác giả tổng kết những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới trong chín mối liên hệ và dùng dấu chấm phảy ngăn cách các mối quan hệ này, sau đó mới dùng dấu phảy để ngăn cách thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ. Cách dùng dấu câu như vậy mới giúp người đọc hiểu rõ từng tầng bậc ý khi liệt kê và tránh được sự hiểu lầm.
? Dấu chấm phảy có những công dụng gì?
- GV khái quát - Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Gọi HS đọc bài tập 2 .
? Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong những câu sau.
- Viết đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.
- HS đọc bài tập.
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe
- HS khái quát
- HS đọc ghi nhớ
- HS chú ý lắng nghe
- HS nghe
- HS nghe
- HS chú lắng nghe
- HS đọc bài tập
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS trả lời
- HS đọc
- HS đọc
- HS làm theo nhóm
HS đọc bài tập
- HS viết đoạn văn
- Đọc nhận xét
I. Dấu chấm lửng
1. Bài tập : SGK
a. Lòng tự hào của nhân dân ta với các anh hùng dân tộc.
b.Thông báo của người dân với quan phủ về việc vỡ đê.
c.Giới thiệu cuốn tiểu thuyết độc đáo.
a. Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được liệt kê.
b. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ .
c. Giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp. 
2. Ghi nhớ: SGK
II. Dấu chấm phảy
1. Bài tập
a. Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép.
b. Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp giúp người đọc hiểu rõ các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
a. Có thể thay dấu phẩy vào dấu chấm phẩy được vì nội dung các vấn đề câu không thay đổi.
b. Không thay đổi được vì : 
Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.
 Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần liệt kê.
2. Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập1:
a. Dấu chấm lửng biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, ngắt quãng do sợ hãi .
b. Dấu chấm lửng thể hiện câu nói bị bỏ dở.
c. Biểu thị liệt kê chưa đầy đủ.
2. bài tập 2:
- Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
3. bài tập 3.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ ; 
- Soạn bài: Văn bản đề nghị.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 119.doc