Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu.

- Học sinh nhận thấy những ưu điểm trong bài viết để phát huy và nhược điểm để sửa chữa cho bài sau.

B. CHUẨN BỊ: + Giáo viên:

 Chấm bài, ghi chép cụ thể những ưu nhược điểm của HS

 + Học sinh : Xem lại đề bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐÔNG1: Kiểm tra bài cũ:

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Đây là bài viết đầu tiên về phương pháp lập luận giải thích, chắc chắn rằng các em có nhiều thiếu sót . Để giúp các em nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm , chúng ta cùng xem lại bài?

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6 - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/4/2007 Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6
Ngày dạy: 7/4/2007 ( Bài viết ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu.
- Học sinh nhận thấy những ưu điểm trong bài viết để phát huy và nhược điểm để sửa chữa cho bài sau.
B. Chuẩn bị: + Giáo viên:
 Chấm bài, ghi chép cụ thể những ưu nhược điểm của HS
	 + Học sinh : Xem lại đề bài 	
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt đông1: Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 	Đây là bài viết đầu tiên về phương pháp lập luận giải thích, chắc chắn rằng các em có nhiều thiếu sót . Để giúp các em nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm , chúng ta cùng xem lại bài?
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc đề
? Giải thích cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Nêu vấn đề cần giải thích?
? Phần mở bài, thân bài, kết bài trình bày những nội dung nào? 
- GV trả bài cho HS; Hướng dẫn HS đổi bài cho nhau .
- Nhận xét bài của em, của bạn?
- GV nhận xét ưu nhược điểm trong bài viết của HS
- GV gọi HS lên sửa lỗi
? Câu văn trên mắc lỗi gì?
Hãy sửa lại câu văn cho đúng?
? Nhận xét về cách viết trong câu văn sau?
? Sửa lại thành câu văn đúng.
? Em quan sát và học tập được gì từ bài văn?
- HS đọc đề
- Nhắc lại lý thuyết.
- Nhắc lại yêu cầu.
- HS trình bày nội dung
- HS chú ý lắng nghe
- HS lên sửa lỗi
- HS sửa- nhận xét
- HS đọc
- Phát hiện lỗi.
- Chữa lỗi.
- Nhận xét.
- HS liên hệ.
 * Đề bài: 
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :'' Thất bại là mẹ thành công''
I. Tìm ý, lập dàn ý
1.Tìm hiểu đề
- Kiểu bài : Giải thích
- Vấn đề cần giải thích: Câu tục ngữ ''Thất bại là mẹ thành công''
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
- ý nghĩa của vấn đề.
b.Thân bài :
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
+ Từ ''Mẹ'' ở đây chỉ có nghĩa là điều sinh ra, điều làm nên.
+ Qua câu''Thất bại là mẹ thành công'' người xưa muốn nói : thất bại sẽ sinh ra được thành công, sự thất bại có thể giúp ta làm nên những thành công.
2. Vì sao người xưa lại nói như vậy?
+ Sự thất bại giúp ta hiểu rõ hơn bản chất công việc ta phải làm, giúp ta có thêm kinh nghiệm.
+ Sự thất bại còn giúp ta tôi rèn ý chí.
3. Ta phải vận dụng câu tục ngữ ấy như thế nào trong đời sống?
+ Ta không nên ngã lòng trước thất bại .Thắng không nên kiêu nhưng bại không được nản.
+ Ta cũng cần tỉnh táo rút kinh nghiệm vì sao thất bại, để từ đó tìm tòi những con đường mới đưa ta tới thành công.
c. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân, với mọi người.
II. Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung
1. Ưu diểm:
- Xác định đúng vấn đề cần giải thích.
- Biết triển khai ý trong bài.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng lý lẽ và dẫn chứng phù hợp.
2. Nhược điểm: 
- Một số bài kiến thức hiểu biết còn quá ít không giải thích được vấn đề.
- Bài viết sơ sài.
- Dùng từ không chính xác.
- Lập luận không chặt chẽ, còn lan man dài dòng.
- 1 số ít bài viết không có bố cục rành mạch, rõ ràng.
IV. chữa lỗi
1. Lỗi chính tả
- Phong chào - Phong trào.
- Thanh liên - Thanh niên
- Chán lản
- Nản nòng
''Và sự trang trọng nhất sẽ được gánh nên vai câu tục ngữ ấy''
2. Lỗi diễn đạt:
- Lòng kiên trì, ý chí bền vững, không nản trước khó khăn.
-> Câu văn què, cụt.
* Đọc bài văn hay
Huyền , Lương Tiến
Hoạt đông 4 : Hướng dẫn học ở nhà.
- Soạn bài Quan âm thị kính

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 116.doc