Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

 1. Kiến thức: Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

 - Chỉ ra được những nét riêng trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.

 2. Kỹ năng: Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.

 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ.

 + GV: Soạn bài.

 + HS chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 HOẠT ĐỘNG 2 : Giới thiệu bài:

 Để giúp các em nắm chắc và có hệ thống về văn nghị luận, phân biệt được văn nghị luận với các phương thức biểu đạt khác. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập văn nghị luận.

HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/3/2007 
Ngày dạy: 13/3/2007 
 Tiết 101: 
 Ôn tập văn nghị luận 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
	1. Kiến thức: Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
	- Chỉ ra được những nét riêng trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
	2. Kỹ năng: Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
	3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị. 
	+ GV: Soạn bài.
 + HS chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	 Hoạt động 1: Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài:
	Để giúp các em nắm chắc và có hệ thống về văn nghị luận, phân biệt được văn nghị luận với các phương thức biểu đạt khác. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập văn nghị luận.
Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV đàm thoại cùng HS những nội dung kiến thức về 4 văn bản nghị luận vừa học theo sơ đồ.
- Sau đó GV khái quát qua hệ thống bảng phụ cho HS nắm một cách có hệ thống.
? Các em đã được học mấy văn bản nghị luận đó là những văn bản nào? Nêu tên tác giả.
? Nêu đề tài nghị luận? Luận điểm chính và phương pháp lập luận chủ yếu của mỗi bài.
- GV khái quát bằng bảng phụ.
- HS trả lời độc lập
- HS trả lời độc lập
1.Tóm tắt nội dung, đặc điểm của các bài văn nghị luận đã học.
TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài
Luận điểm chính
Đặc sắc về nội dung
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
- Bố cục chặt chẽ,dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, xắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc. 
- Chứng minh
2
Sự giầu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giầu đẹp của Tiếng Việt
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Bố cục mạch lạc.
- Kết hợp giải thích và chứng minh ngắn gọn.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ
- Chứng minh (kết hợp giải thích)
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Phạm văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Giản dị trong mọi phương diện: Bữa cơm, cái nhà, lối sống, nói và viết.Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú về đời sống tinh thần ở Bác.
- Dẫn chứng cụ thể xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh - giải thích - bình luận. Lời văn giản dị giàu cảm xúc. 
- Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)
4
ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.
- Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm cho con người.
- Trình bày ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giầu hình ảnh.
Giải thích kết hợp bình luận.
- GV cho HS quan sát bảng liệt kê ( SGK - 67) .
- GV khái quát: Truyện, ký, thơ tự sự có thể gọi chung là tự sự, thơ trữ tình và tùy bút gọi chung thể loại trữ tình.
- Gọi HS trình bày theo phần chuẩn bị ở nhà.
- Gọi HS nhận xét.
? Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các văn bản khác?
( Tự sự chủ yếu dùng phương thức biểu đạt nào?)
? Trong văn nghị luận phương thức chủ yếu được dùng là gì?
? Những câu tục ngữ trong bài 18,19 có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
? Một văn bản nghị luận cần có những yếu tố cơ bản nào?
? Trình bày các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
- Giáo viên khái quát nội dung.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- HS quan sát
- HS trình bày
- HS nhận xét.
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Khái quát kiến thức.
- Trả lời.
- Đọc ghi nhớ.
- Làm bài theo yêu cầu.
II. Đặc trưng của văn nghị luận so với các thể loại khác 
a. Liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự, trữ tình và văn nghị luận.
* Tự sự: Cốt truyện, nhân vật ( Dế mèn..., Buổi học cuối cùng, Cây tre Việt nam).
* Trữ tình: Vần, nhịp tâm trạng, cảm xúc.
* Nghị luận: Luận điểm, luận cứ.
b. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự , trữ tình.
* Tự sự: Chủ yếu dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại con người, câu chuyện.
* Trữ tình: Chủ yếu dùng tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh, nhịp đệu, vần.
* Nghị luận: Chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng.
-> Đây đều là những văn bản nghị luận đặc biệt vì mỗi câu tục ngữ là một luận điểm khách quan chưa được tường minh.
- Lập luận, luận cứ và lập luận.
- Chứng minh và giải thích.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
* Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng câu trả lời đúng.
+ Một bài thơ trữ tình:
A- Không có cốt truyện và nhân vật.
B- Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật.
C- Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D- Có thể biểu hiện trực tiếp, cũng có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.
+ Trong văn bản nghị luận:
a, Không có cốt truyện và 
nhân vật.
b, Không có yếu tố miêu tả, tự sự.
c, Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
d, Không sử dung phương thức biểu cảm.
Hoạt động 4:
Hướng dẫn học ở nhà: Học ghi nhớ
 Soạn bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 101.doc