Giáo án: Ngữ văn 7 (tăng cường) - Trường thcs Ninh Hiệp

Giáo án: Ngữ văn 7 (tăng cường) - Trường thcs Ninh Hiệp

HS viết bài và trình bày theo yêu cầu của GV

GV gọi học sinh nhận xét Bước 2: Viết bài

Phần mở bài có thể viết: Có thể vào bài trực tiếp.

 Có thể nêu tình huống gợi nhớ người thân, từ một công việc hoặc từ mọi câu thơ, văn.

Phần thân bài: có thể viết:

- Hồi tưởng quá khứ khơi gợi từ một vật dụng nào đó.

- Gợi hình ảnh của người thân, kể về những việc làm, công việc thường ngày, món ăn thường làm.

- Suy nghĩ của bản thân đối với người thân đó.

Bước 3: kiểm tra

 

doc 26 trang Người đăng thu10 Lượt xem 654Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 7 (tăng cường) - Trường thcs Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS viết bài và trình bày theo yêu cầu của GV
GV gọi học sinh nhận xét
Bước 2: Viết bài
Phần mở bài có thể viết: Có thể vào bài trực tiếp.
 Có thể nêu tình huống gợi nhớ người thân, từ một công việc hoặc từ mọi câu thơ, văn.
Phần thân bài: có thể viết:
- Hồi tưởng quá khứ khơi gợi từ một vật dụng nào đó.
- Gợi hình ảnh của người thân, kể về những việc làm, công việc thường ngày, món ăn thường làm...
- Suy nghĩ của bản thân đối với người thân đó.
Bước 3: kiểm tra
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh
 	Xem lại lý thuyết về văn biểu cảm, chuẩn bị cho bài viết số 2.
	Xem lại bài: Từ Hán Việt	
Tiết 21: 	luyện tập giảI nghĩa từ hán việt
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Nắm chắc đơn vị cấu tạo từ Hán Việt, từ ghép Hán Việt, cách sử dụng từ Hán Việt.
- Từ đó biết dùng từ Hán Việt, giải nghĩa từ Hán Việt đúng khi nói và viết
b. tiến trình các hoạt động:
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Từ HV là gì ?
(?) Từ HV được cấu tạo ntn ?
(?) Thế nào là HV đồng âm ?
(?) Sử dụng từ HV tạo sắc thái biểu cảm ntn ?
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS đọc và lên bảng làm BT1
GV nhận xét và chữa
BT2: HS tự phân biệt nghĩa của các yếu tố HV đồng âm.
Công 1: Đông đúc. Công 2: Ngay thẳng, không thiên lệch.
Đồng 1: Cùng chung. Đồng 2: Trẻ con.
Tự 1: Tự cho mình là cao quý. Chỉ theo ý mình, không chịu bó buộc. Tự 2: Chữ.
Tử 1: chết. Tử 2: con.
Bài 3: gọi HS đứng tại chỗ làm bài ( Tạo sắc thái trang trọng, tao nhã).
Hs tự làm bài
I. kiến thức cơ bản
1. Từ Hán Việt: Là những từ mượn tiếng Hán, phát âm theo cách đọc tiếng Hán của người Việt. Trong tiếng Việt có một khối lượng lớn từ Hán Việt.
2. Cấu tạo từ Hán Việt:
- Tiếng để cấu tạo từ HV gọi là yếu tố H-V.
- Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố HV có lúc dùng để tạo ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ HV có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
3. Sử dụng từ HV: Tạo sắc thái biểu cảm cho câu văn
- Sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
Sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội cổ xưa.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng từ HV
ii. luyện tập
Bài 1. Tìm từ HV có yếu tố ghép “nhân” và phân loại các từ ghép đó.
Bài 2: Phân biệt giữa các yếu tố HV đồng âm tong những từ sau:
Công 1: Công chúng, Công đức.
Công 2: Công bằng, Công tâm.
Đồng 1: Đồng bào, Đồng chí.
Đồng 2: Đồng thoại, Đồng nhi.
Tự 1: Tự cao, Tự do.
Tự 2: Văn tự, mẫu tự.
Tư 1: Tử biệt, cảm tử.
Tử 2: Tử tôn, nam tử.
Bài 3: giả thích tại sao người Việt Nam thích dùng từ HV để đặt tên người, địa lý ?
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước thể hiện trong văn bản: “Sông núi nước Nam”. Trong đoạn có sử dụng ít nhất ba từ HV và cho biết các từ ấy được dùng với sắc thái biểu cam nào ?
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn.
 Xem lại lý thuyết về từ HV.
 Xem lại bài các tác phẩm văn học đã học
Tiết 22+23: 	cđtc2: ôn tập văn học
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Hệ thống hoá kiến thức về văn học dân gian và văn học trung đại.
- Thuộc và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã học
- Rèn kỹ năng cảm nhận văn học.
b. tiến trình các hoạt động:
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Ca dao là gì ?
(?) Nêu các chủ đề mà em đã được học ?
GV gọi HS đọc thuộc lòng các bài ca dao đã học.
GV kẻ bảng tổng kết gọi HS lần lượt điền vào bảng
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Tổ chức trò chơi tiếp sức
Bài 2,3: HS tự làm và lên bảng viết.
GV nhận xét và cho điểm
I. kiến thức cần nhớ
a. phần văn học dân gian
1. Khái niệm về ca dao – dân ca: Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và có nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca.
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ cân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
2. Các chủ đề của ca dao đã học:
a. Những câu hát về tình cảm gia đình.
b. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
c. Những câu hát về than thân.
d. Những câu hát châm biếm.
a. phần văn học trung đại: (Bảng tổng kết các tác phẩm văn học trung đại đã học)
STT
TG-TP
STác Năm
TL
ND
NT
1
SNNN L.T Kiệt
1077
Thất ngôn tứ tuyệt
Khẳng định chủ quyền...Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó
Giọng thơ đanh thép hào hùng
2
Phò giá về kinh T.Q Khải
1285
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta. Khát vọng thái bình thịnh trị.
Hàn xúc giọng hào hùng đảo ngược tình tự chiến thắng
3 
Côn Sơn ca
1438
Dịch lục bát
Cảnh trí Côn Sơn đẹp hùng vĩ.
Tâm hồn trong sáng yêu thiên nhiên của tác giả
Giọng thơ nhẹ nhàng, thư thái, điệp ngữ, so sánh và ta cảnh ngụ tình
4
Bánh trôi nước HXH
Thất ngôn tứ tuyệt
Tả bánh trôi nước nói lên vẻ đẹp thân phận của người phụ nữ
Lời thơ đa nghĩa
5
Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú
Cảnh Đèo Ngang vào buổi chiều tà và tâm sự buồn cô đơn nhớ nước thương nhà của tác giả.
Phong cách sang trọng tao nhã sử dụng từ Hán Việt đảo ngữ, tả cảnh ngụ tình
6
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú
Bài thơ dựng lên một tình huống khó sử khi bạn đến chơi nhà. Tình huống ấy là cái cớ để bộc lộ một tình bạn đậm đà thắm thiết.
Giọng thơ hóm hỉnh sâu sắc, ngôn ngữ hình ảnh giản gị, gần gũi với đời sống nhân dân
ii. luyện tập:
Bài 1. Sưu tầm một số câu ca dao băt đầu bằng từ “ Thân em”.
Bài 2. Hãy chọn một bài ca dao trong các bài đã học và nêu cảm nhận của em về bài ca dao ấy.
Bài 3. Nêu cảm nhận của em về một bài thơ Trung đại đã học (Diễn đạt bằng một đoạn văn khoảng 10 câu)
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn.
 Xem lại lý thuyết về từ TV.
 Ôn tập kỹ chuẩn bị kiểm tra
Tiết 24: 	 ôn tập tiếngviệt
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, từ HV, quan hệ từ....
- Rèn kĩ năng làm bài tập nắm chắc kiến thức.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Từ ghép là gì ? Có mấy loại từ ghép?
(?) Từ láy là gì ? Có mấy loại từ láy?
(?) Đại từ là gì ? Có mấy loại đại từ?
(?) Thế nào là từ Hán Việt ?
(?) Quan hệ từ là gì ? Sử dụng QHT như thế nào ?
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS đọc và làm BT1
GV gọi HS chữa. GV nhận xét và cho điểm.
Các từ gạch chân là từ láy.
GV gọi HS đọc và làm BT2.
GV gọi HS chữa. GV nhận xét và cho điểm.
Dựa vào định nghĩa dễ dàng và phân tích đại từ
Gọi HS đọc và làm BT 3
- Hoàng hôn, ngư ông, viễn xứ, mục tử, cô thôn.
Bài tập 4: GV gợi ý.
Qua những bài thơ, đoạn thơ đã học, có thể thấy người phụ nữ trong XH phong kiến có một thân phận đáng thương. Họ là nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ, nạn nhân của chiến tranh.... Dựa vào nội dung trên viết thành một đoạn văn sử dụng QHT và gạch chân QHT đã dùng
I. củng cố kiến thức
1. Từ ghép
2. Từ láy
3. Đại từ
4. Từ Hán Việt
5. Quan hệ từ
ii. luyện tập
Bài 1. Hãy chia các từ sau thành hai cột từ ghép và từ láy.
Tức bực, lung linh, màu mỡ, xám xịt, lầy lội, ăn năn, dạy dỗ, nhảy nhót, trong trắng, xinh xắn, lạnh lùng, chậm chạp, dọn dẹp, sâu sắc.
Bài 2: Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau:
a. Ai ơi có nhớ ai không
 Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
 Nào ai có tiếc ai đâu
 áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.
 (Trần Tế Xương)
b. Chê đâu lấy đấy sao đành
 Chê quả cam sành lấy quả quýt hôi.
 (Ca dao)
c. Đấy vàng đây cũng đồng đen
 Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
 (Ca dao)
Bài 3. Hãy gạch chân các từ Hán Việt có trong đoạn thơ sau và giải thích ý nghĩa của từng từ.
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn xứ
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
 (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua những bài ca dao hoặc bài thơ đã học, Trong đoạn đó có sử dụng QHT và chỉ rõ.
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết lại đoạn văn, làm lại các bài tập.
 Xem lại lý thuyết về từ TV.
 Ôn tập kỹ chuẩn bị kiểm tra
Tiết 25 + 26: 	 cđtc3: ôn tập hệ thống từ loại tiếng việt
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Hệ thống hoá kiến thức về từ loại tiếng Việt đã học.
- Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng, đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng những từ loại đã học.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
Gọi HS lần lượt nhắc lại các kiến thức cơ bản về các từ loại đã học.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
Gọi HS đọc và làm bài tập 1, 2.
GV nhận xét và chữa
I. lý thuyết
1. Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
- Đặc điểm: kết hợp được với từ chỉ số lượng đứng trước và các từ này, kia, nọ, ấy đứng sau tạo thành cụm danh từ.
- Danh từ làm chủ ngữ trong câu, khi làm vị ngữ có từ “Là” đứng trước.
- Phân loại danh từ: 2 loại....
2. Động từ: là những từ chỉ hoạt động trạng thái...
- Động từ kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ, cũng... để tạo thành cụm động từ.
- Động từ thường làm vị ngữ trong câu, khi làm chủ ngữ thì không có phó từ.
Phân loại động từ: động từ tình thái (đòi hỏi động từ khác đi kèm)
 Động từ hành động, trạng thái
3. Tính từ: là những từ chi đặc điểm, trạng thái, tính chất...
- Đặc điểm: kết hợp với phụ từ tạo thành cụm TT
 Làm C-V trong câu.
Phân loại: TT chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
 TT chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ)
4. Số từ: là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của vật. Khi chỉ số lượng đứng trước DT, chi thứ tự đứng sau DT.
5. Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn bộ (toàn bộ, tất cả, hết thảy...). Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (mỗi mọi, từng, những, các...)
6. Chỉ từ: dùng để trỏ vàp sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không  ... 
1. Quan hệ từ là gì ?.
a. Khái niệm: QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
b. Sử dụng QHT.
- Khi nói hoặc viết, có trường hợp không nhất thiết phải dùng QHT; nhưng có trường hợp bắt buộc phải dùng QHT để hiểu đúng câu văn.
- Có những QHT được dùng thành cặp.
2. Các lỗi thường gặp về QHT.
- Thiếu QHT.
- Dùng QHT không thích hợp về nghĩa.
- Thừa QHT.
- Dùng QHT mà không có tác dụng liên kết.
II. Luyện tập
Bài 1. Trong những câu văn sau câu nào sai:
a. Mai gửi quyển sách này bạn Lan.
b. Mai gửi quyển sách này cho bạn Lan.
c. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt âu yếm.
d. Mẹ nhìn tôi như ánh mắt âu yếm.
e. Nhà văn thường viết những người đang sống quanh ông.
g. Nhà văn thường viết về những người đang sống quanh ông.
Bài 2: Trong các câu văn sau sai vì sao:
a. Qua bài thơ “bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu thêm về tình bạn đậm đà, thắm thiết của nhà thơ.
b. Với thân gầy, lá mỏng của tre đã khiến em liên tưởng đến con người Việt Nam lam lũ, tần tảo.
4. Củng cố – dặn dò: Củng cố lí thuyết
Về nhà xem lại bài
 Tiết 37,38 : CNVB: Xa ngắm thác núi Lư
 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Củng cố mở rộng nâng cao kiến thức tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong bài thơ.
- Cảm nhận được tâm hồn tính cách của Lí Bạch.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Gọi học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ.
(?) Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Em có hiểu gì về thể thơ đó ?
(?) Nêu nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ ?
HĐ 2: Luyện tập
GV gọi HS đọc bài tập 1, 2, 3, 4. 
HS làm bài, GV nhận xét và chữa.
Bài
1
2
3
4
Đáp án
A
B
C
D
Bài tập 5: 
GV hướng dẫn viết một đoạn văn theo gợi ý như sau:
- Cảnh vật được miêu tả là thắng cảnh nổi tiếng ịTình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Đặc điểm cảnh vật: Lớn, đẹp, kì diệu, sống động ị Tính cách hào phóng, mạnh mẽ...
Bài tập 6:
HS làm bài tập
GV chữa bài
I. lý thuyết
1. Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư ?.
- Tác giả - tác phẩm.
- Nội dung và nghệ thuật
II. cảm nhận
Bài 1. Điểm nhìn của tác giả với toàn cảnh núi Lư là gì:
a. Ngay dưới chân núi Hương Lô.
b. Trên con thuyền xuôi dòng sông.
c. Trên đỉnh núi Hương Lô.
d. Đứng nhìn từ xa.
Bài 2: Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là gì ?:
a. Hiền hòa, thơ mộng.
b. Tráng lệ, kì ảo.
c. Hùng vĩ, tĩnh lặng
d. Êm đềm, thần tiên
Bài 3: Thể thơ của bài “Tình dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây ?:
a. Qua đèo ngang.
b. Bài ca Côn Sơn
c. Sông núi nước Nam
d. Phò giá về kinh
Bài 4: Chủ đề của bài thơ: “Sông núi nước Nam” là ?
a. Lên núi nhớ bạn
b. Trông trăng nhớ quê nhà.
c. Non nước hữu tình/
d. Trước cảnh sinh tình
Bài 5: Qua đặc điểm được miêu tả trong bài “Xa ngắm thác núi Lư” ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ. ( Diễn đạt bằng đoạn văn khoảng 10 câu ).
Bài 6: Có hai ý kiến như sau: 
- Chỉ đến câu thơ cuối cùng, tình yêu quê hương của Lý Bạch mới được bộc lộ.
- Tình yêu quê hương của Lý Bạch thể hiện ngay từ câu thơ đầu tiên, và đặc biệt qua năm động từ ở những câu thơ còn lại của bài thơ.
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết lại đoạn văn
Tiết 39: Luyện tập các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
Nắm vững vai trò và biết vận dụng yếu tố tự sự trong văn miêu tả.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Yếu tố tự sự và biểu cảm có vai trò ntn trong văn biểu cảm ?
HĐ 2: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài
HS và GV nhận xét.
I. lý thuyết
- Tự sự và miêu tả có vai trò khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện hoặc miêu tả đầy đủ sự việc.
II. luyện tập
Bài : Hãy kể lại nội dung bài : “Nhà tranh bị gió thu phá” bằng văn xuôi biểu cảm.
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết lại đoạn văn
Tiết 40 : CNVB: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hồi hương ngẫu thư
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Củng cố mở rộng nâng cao kiến thức tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của Đỗ Phủ.
- Cảm nhận được tình yêu sâu sắc và hóm hỉnh của Hạ Tri Chương.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Gọi học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ.
(?) Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Em có hiểu gì về thể thơ đó ?
(?) Nêu nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ ?
HĐ 2: Luyện tập
A. Bài tập trắc nghiệm
GV gọi HS đọc bài tập 1, 2, 3, 4. HS làm bài, GV nhận xét và chữa.
Bài
1
2
3
4
Đáp án
A
B
C
D
B. Bài tập tự luận: 
Bài 1: GV gợi ý:
- Bài thơ của Lí Bạch thể hiện tình yêu quê hương của những người đang sống ở xa quê.
- Bài thơ của Hạ Tri Chương nói về tình quê hương ở cảnh ngộ của một người xa quê đã lâu nay mới trở về.
- Cách thể hiện giống nhau cô đọng bộc lộ ngoại cảnh là chính.
Bài 2: Đây là câu hỏi cảm nhận nên tùy vào sự hình dung của HS mà phác ra hình ảnh của nhà thơ nhưng cũng có thể gợi ý vào hai phương diện chính như sau:
- Nhà thơ của những nỗi khổ đau
- Nhà thơ của tấm lòng nhân hậu, nhân ái, cao cả.
I. lý thuyết
1. Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
- Tác giả - tác phẩm.
- Nội dung và nghệ thuật
2. Văn bản: Hồi hương ngẫu thư.
- Tác giả - tác phẩm.
- Nội dung và nghệ thuật
II. cảm nhận
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ý nghĩa nổi bật nhất của chi tiết: “Trẻ con cướp tranh” là ? 
a. Nói rõ nỗi khổ của tác giả.
b. Thể hiện tâm trạng bực tức của tác giả.
c. Cho thấy cả nỗi khổ của những người hàng xóm.
d. Phản ánh những thói xấu của trẻ con trong xóm.
Bài 2: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của bài thơ ?
a. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
b. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ ngèo đều hân hoan.
c. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như bàn thạch
d. Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người.
Bài 3: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
a. Mới rời quê ra đi.
b. Xa nhà xa quê đã lâu
c. Xa quê rất lâu nay mới trở về
d. Sống ở ngay quê nhà
Bài 4: Tâm trạng của tác giả trong bài “Hồi hương ngẫu thư” là ?
a. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
b. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi
c. Vui mừng háo hức khi trở về quê.
d. Đau đớn luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành
B. Bài tập tự luận.
Bài 1: Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương đều viết về tình quê hương. Hãy nêu sắc thái riêng và cách biểu hiện tình cảm ở mỗi bài thơ.
Bài 2: Qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” em hình dung và cảm nghĩ ntn về nhà thơ Đỗ Phủ.
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà viết thành một đoạn văn
Tiết 42: Luyện tập: thành ngữ
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Củng cố mở rộng nâng cao kiến thức về thành ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Thành ngữ là gì ? cho VD ?.
(?) Sử dụng thành ngữ ntn ?
HĐ 2: Luyện tập
A. Bài tập trắc nghiệm
GV gọi HS đọc bài tập 1, 2, 3, 4. HS làm bài, GV nhận xét và chữa.
Bài
1
2
3
Đáp án
B
C
C
B. Bài tập tự luận: 
Gọi Hs nêu yêu cầu của BT.
GV gợi ý- Hs sau đó lên bảng viết. Hs nhận xét và cho điểm
I. Củng cố kiến thức
1. Cấu tạo thành ngữ.
a. Khái niệm: thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, biể thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
b. Nghĩa của thành ngữ: - Nghĩa đen
 - Nghĩa bóng
2. Sử dụng thành ngữ: làm chủ ngữ, làm vị ngữ và làm phụ ngữ trong cụm từ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng; biểu cảm cao.
II. Luyện tập.
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Thành ngữ là ? 
a. Một cụm từ có vần điệu.
b. Một cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
c. Một tổ hợp từ có danh từ, động từ, tính từ làm trung tâm.
d. Một kết cấu C-V và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Bài 2: Trong những dòng sau đây dòng nào không phải là thành ngữ ?
a. Vắt cổ chày ra nước.
b. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
c. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
d. Lanh chanh như hành không muối.
Bài 3: Xác định vai trò ngữ pháp của của thành ngữ trong câu sau: mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con ?
a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ.
c. Bổ ngữ. d. Trạng ngữ.
B. Bài tập tự luận.
Viết một đoạn văn khoảng 7 câu cảm nhận về mẹ có sử dụng thành ngữ.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Ôn lại lý thuyết.
- Về nhà xem lại bài.
Tiết 43 CNVB: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
a. mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Cảm nhận về tâm trạng tác giả và cảnh trong hai bài thơ.
- Cảm nhận được nghệ thuật cổ điển, kết hợp hiện đại.
- Thấy được phong thái ung dung của Bác qua hai bài thơ.
b. tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức lớp: 
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:	Lớp
2. Kiểm tra: tiến hành kiểm tra trong giờ học.
3. Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Củng số kiến thức:
(?) Gọi học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ.
(?) Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Em có hiểu gì về thể thơ đó ?
(?) Nêu nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ?
HĐ 2: Luyện tập
A. Bài tập trắc nghiệm
GV gọi HS đọc bài tập 1, 2, 3, 4. HS làm bài, GV nhận xét và chữa.
I. Củng cố kiến thức
1. Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm: Cảnh khuya ( 1947 ).
 Rằm tháng giêng
3. Nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
a. Nội dung: HAi bài thơ miêu tả cảnh trăng tuyệt đẹp ở Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
b. Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt, với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, bình dị tự nhiên, vừa hiện đại vừa cổ điển.
II. cảm nhận
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? 
a. Trước CMT8 Bác Hồ mới về nước.
b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tang cuong van 7.doc