A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận.
- Tình cảm anh em ruột thịt chân thành, đẹp đẽ.
- Mái ấm gia đình là hạnh phúc của tuổi thơ, mọi người hãy biết giữ gìn và bảo vệ nó.
- Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất chân thật và cảm động.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc – tham khảo SGV.
Học sinh: Đọc và soạn bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).
? Qua câu chuyện “ Mẹ tôi” em rút ra bài học gì cho bản thân.
- Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là thiêng liêng hơn cả.
- Con cái không có quyền hư đốn, hỗn láo với cha mẹ.
? Đọc thuộc lòng 1 câu ca dao nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút).
- GV giới thiệu tình hình thực tế ngày nay trong xã hội không ít gia đình rơi vào tình trạng ly hôn, khiến cho trẻ em bị tổn thất về tình cảm .
* Hoạt động 3: Bài mới (36 phút).
Ngày soạn: 10/9/2006 Ngày giảng: 14/9/2006. Bài: Cuộc chia tay của những con búp bê. - Khánh Hoài - Tiết 5 + 6: Đọc – hiểu văn bản A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận. - Tình cảm anh em ruột thịt chân thành, đẹp đẽ. - Mái ấm gia đình là hạnh phúc của tuổi thơ, mọi người hãy biết giữ gìn và bảo vệ nó. - Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất chân thật và cảm động. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Đọc – tham khảo SGV. Học sinh: Đọc và soạn bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút). ? Qua câu chuyện “ Mẹ tôi” em rút ra bài học gì cho bản thân. - Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. - Con cái không có quyền hư đốn, hỗn láo với cha mẹ. ? Đọc thuộc lòng 1 câu ca dao nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút). - GV giới thiệu tình hình thực tế ngày nay trong xã hội không ít gia đình rơi vào tình trạng ly hôn, khiến cho trẻ em bị tổn thất về tình cảm ... * Hoạt động 3: Bài mới (36 phút). Hoạt động của thầy - Gọi h/s đọc chú thích 1 (SGK – Tr26) - GV nhấn mạnh thêm điều lưu ý SGK – Tr22. - Yêu cầu: đọc to, rõ ràng, thay đổi giọng điệu phù hợp với từng nhân vật. - GV đọc mẫu 1 đoạn – gọi h/s đọc. ? Đọc các chú thích 2, 3, 4, 5, 6 (SGK – Tr26) ? Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được viết theo phương thức nào mà em đã học. ? Truyện kể về sự việc gì. ? Em hãy xác định nhân vật chính trong văn bản, vì sao em lại xác định như vậy. ? Vậy văn bản này có thể chia thành mấy đoạn ? nội dung của từng đoạn. - GV cho h/s quan sát 2 bức tranh (SGK). ? Hai bức tranh trong SGK minh hoạ cho những sự việc nào trong truyện. ? Em hãy đặt tên cho mỗi bức tranh đó. ? Hai con búp bê có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của 2 anh em Thành và Thuỷ. ? Vì sao hai anh em Thành và Thuỷ lại phải chia búp bê. ? Khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thành và Thuỷ có những phản ứng ra sao. ? Các chi tiết trên cho thấy 2 anh em Thành và Thuỷ đang trong tâm trạng như thế nào. - GV: Mặc dù vô cùng đau xót và buồn khổ, nhưng hai anh em Thành và Thuỷ cuối cùng cũng phải làm theo lệnh của mẹ. ? Vậy cuộc chia búp bê diễn ra như thế nào. ? Vì sao Thuỷ đang giận dữ rồi lại vui vẻ. ? Hành động đó của Thuỷ chứng tỏ điều gì. ? Hình ảnh 2 con búp bê luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng gì. GV: khái quát lại nội dung phần 1. ? Cuộc chia búp bê của 2 anh em Thành và Thuỷ diễn ra trong tâm trạng như thế nào. ? Taị sao 2 anh em Thành và Thuỷ lại có tâm trạng như vậy. Hoạt động của H/s h/s đọc chú thích 1 2 h/s đọc 1 h/s đọc Phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu h/s quan sát Phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Nội dung I/ Đọc – tiếp xúc văn bản. * Tác giả - tác phẩm: * Đọc * Từ khó: * Cấu trúc văn bản - Phương thức tự sự. - Kể về: cuộc chia tay của hai anh em ruột khi bố mẹ bỏ nhau. - Nhân vật chính: Hai anh em Thành và Thuỷ. - Vì mọi việc đều có sự tham gia của cả hai. - Văn bản chia làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu hiếu thảo như vậy: Hai anh em chia tay búp bê. + Phần 2: Tiếp trùm lên cảnh vật: Cuộc chia tay với lớp học. + Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay của 2 anh em. - Hai bức tranh minh hoạ cho việc chia tay của 2 anh em và 2 anh em chia búp bê. III/ Đọc tìm hiểu văn bản: 1- Cuộc chia búp bê: - Là đồ chơi thân thiết. - Gắn liền với tuổi thơ của 2 anh em. - Con vệ sĩ và con em nhỏ luôn ở bên nhau chẳng khác 2 anh em Thành và Thuỷ. - Vì bố mẹ ly hôn, 2 anh em phải xa nhau. - Thuỷ: + Run lên bần bật. + Cặp mắt tuyệt vọng. + Hai bờ mi sưng mọng vì khóc nhiều. - Thành: + Cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc. + Nước mắt cứ tuôn như suối ... Khi chia búp bê, Thành và Thuỷ buồn khổ, bất lực. - Thành: lấy 2 con búp bê từ trong tủ đặt ra 2 phía. - Thuỷ: Tru tréo, giận dữ “ Sao anh ác thế”...! - Thành: Đặt con vệ sĩ vào cạnh con em nhỏ. - Thuỷ: Bỗng vui vẻ và nói “Anh xem chúng đang cười kìa” - Giận dữ vì không chấp nhận chia búp bê. - Vui vẻ khi búp bê lại được ở bên nhau. -Thuỷ không muốn chia búp bê, cũng như không muốn chia tay với anh. Tình anh em bền chặt không thể chia rẽ. Tiết 2: - Gọi h/s đọc đoạn: “ Hay anh dẫn em” “trùm lên cảnh vật.” ? Sau khi cuộc chia búp bê không thành, 2 anh em Thành và Thuỷ đã làm gì. ? Hai anh em Thành và Thuỷ đến trường để làm gì ? Khi bước vào trường Thuỷ đã có thái độ ra sao ? ? Tại sao khi bước vào trường Thuỷ lại khóc. ? Khi Thuỷ bước vào lớp, cô giáo và các bạn đã có những cử chỉ và lời nói như thế nào ? ? Vậy chuyện mà cô giáo biết là chuyện gì ? ? Trước lời thông báo của cô, các bạn trong lớp có thái độ gì ? ? Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về tình cảm thầy trò. ? Trong cuộc chia tay này, điều gì khiến các bạn và cô giáo “ Bàng hoàng”. ? Khi biết được điều đó, cô giáo và các bạn có thái độ ra sao ? ? Theo em, các chi tiết trên có ý nghĩa gì ? ? Sau khi dắt em ra khỏi cổng trường, Thành có cảm nhận như thế nào ? ? Tại sao Thành lại có cảm nhận như vậy ? GV: tổ chức h/s thảo luận nhóm - GV:Thành ngạc nhiên vì: trong khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc đời vẫn bình yên, thế mà Thành và Thuỷ lại phải chịu sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. ? Theo em ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào. - GV: Đây là một diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xác, cách miêu tả này làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái bơ vơ, thất vọng của nhân vật trong truyện. ? Qua cuộc chia tay với lớp học, em thấy điều mất mát lớn nhất của các em bé trong 1 gia đình tan vỡ là gì. Như vậy: vấn đề ly hôn đang trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của toàn xã hội mỗi gia đình cần phải biết chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của chính mình. ? Theo em, trong câu chuyện này tác giả Khánh Hoài đang muốn đề cập đến một trong những quyền cơ bản nào của trẻ em. - GV: chuyển ý sang phần 3. Gọi h/s đọc đoạn cuối truyện. ? Sau khi từ trường học trở về, điều gì đã xảy ra khiến Thành và Thuỷ cảm thấy đột ngột. ? Mặc dù biết trước sự việc sẽ xảy ra như vậy, nhưng tại sao lúc này cả 2 anh em vẫn cảm thấy đột ngột. ? Khi đồ đạc đã được chuyển lên xe, Thuỷ đã có những thái độ và việc làm như thế nào. ? Qua những chi tiết trên, cho ta hiểu Thuỷ là một đứa trẻ như thế nào. ? Trước khi chia tay với anh, Thuỷ đã nhắn nhủ anh điều gì. ? Lời nhắn nhủ đó có ý nghĩa gì ? Em có cảm nhận như thế nào về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ. ? Qua câu chuyện, em học tập được gì từ cách kể chuyện của tác giả. ? Từ câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ mọi người điều gì. GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ là gì: a- Xa người anh thân thiết. b- Xa ngôi nhà tuổi thơ. c- Không được tiếp tục đến trường. d- Gồm tất cả những ý trên. 1 h/s đọc Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu. -Thảo luận nhóm (3 phút) - Đại diện nhóm trả lời. - Nhận xét. Phát biểu Phát biểu Phát biểu 1 h/s đọc Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu. - H/s đọc 2- Cuộc chia tay với lớp học: - Hai anh em Thành và Thuỷ đến trường học. - Hai anh em đến để chia tay với cô giáo và bạn bè. - Thuỷ bật khóc. - Vì: + Trường học là nơi ghi lại những niềm vui, kỷ niệm của em với bạn bè, thầy cô ... + Thuỷ sắp phải chia xa mãi mãi với nơi này. + Thuỷ không còn được đi học. - Cô giáo: ôm chặt Thuỷ và nói: cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm. - Bố mẹ Thuỷ bỏ nhau, em phải theo mẹ về quê ngoại. - Các bạn: ồ lên kinh ngạc, sững sờ, khóc thút thít ... Tình thầy trò ấm áp, trong sáng, đồng cảm, xót thương. - Thuỷ cho biết: em sẽ không được đi học nữa, vì nhà bà ngoại ở xa trường và em phải đi bán hoa quả ở chợ ... - Cô giáo: tái mặt, sửng sốt, nước mắt giàn giụa. - Lũ trẻ: khóc to hơn. - Diễn tả sự ngạc nhiên, niềm thương xót, có cả sự oán giận cảnh gia đình chia lìa. - Thành thấy: “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường ...” - Thành có cảm nhận được sự bất hạnh và cô đơn của 2 anh em. - Phương thức miêu tả. - Cha mẹ ly hôn trẻ em mất quyền cơ bản là được nuôi nấng, chăm sóc và học tập. - Trẻ em phải được nuôi nấng, chăm sóc và học tập tốt. 3- Cuộc chia tay của 2 anh em: - Mẹ chuẩn bị đồ đạc về bà ngoại. - Mặc dù đã biết trước sự việc như vậy nhưng cả 2 em vẫn không muốn tin đó là sự thật - Thuỷ: + mặt tái xanh như tàu lá. + Chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê. + Khóc nức lên, nắm tay anh dặn dò. + Đặt con em nhỏ quàng tay vào con vệ sĩ. - Là đứa trẻ trong sáng, nhạy cảm, thắm thiết nghĩa tình với anh trai ... - “Anh hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau” - Lời nhắn nhủ đó nhắc anh không được quên mình (em). - Nhắc nhở mỗi gia đình và xã hội hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ. Cuộc chia tay xúc động không đáng có. IV/Tổng kết: - Nghệ thuật: Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, chân thật cảm động. Các sự việc kể theo trình tự thời gian, phù hợp với tâm lý trẻ em. - Nội dung: Tổ ấm gia đình là quý giá, quan trọng, mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên làm tổn hại đến tình cảm quý giá đó. * (Ghi nhớ: SGK – Tr27) IV/ Luyện tập: * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài. ? Theo em, văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu. ? Tác giả sử dụng ngôi kể nào ? tác dụng của nó ? ? Văn bản mang thông điệp gì cho người đọc. - Không đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh. - Người lớn và XH hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc cho trẻ em. - Về nhà tóm tắt văn bản ngắn gọn, theo đúng trình tự. - Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.
Tài liệu đính kèm: