LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN.
A. Mục tiêu cần đạt: Tạo cơ hội cho HS:
-Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng một cách chân thật.
-Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng.
B. Chuẩn bị: GV: Ra trước các đề cho HS chuẩn bị. GV mở rộng kiến thức.
HS: Lập dàn bài tùy chọn trong bài tập GV giao cho.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ. Nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên hằng ngày bất cứ ai cũng cần thực hiện trong đời sống. Vật tập kể bằng nói ntn cho sinh động, hấp dẫn. Hôm nay.
( GV ghi tên bài lên bảng).
Tuần 8 Ngày soạn: 22/10/2005 Tiết 29 Ngày dạy: 25/10/2005 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN. A. Mục tiêu cần đạt: Tạo cơ hội cho HS: -Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng một cách chân thật. -Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng. B. Chuẩn bị: GV: Ra trước các đề cho HS chuẩn bị. GV mở rộng kiến thức. HS: Lập dàn bài tùy chọn trong bài tập GV giao cho. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỹ số. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ. Nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên hằng ngày bất cứ ai cũng cần thực hiện trong đời sống. Vật tập kể bằng nói ntn cho sinh động, hấp dẫn. Hôm nay... ( GV ghi tên bài lên bảng). Hoạt động của thầy và trò HĐ1: (15’) GV chia các nhóm. Dựa vào dàn ý tự luyện nói trong tổ 7’. Yêu cầu: kể “chân thật”là kể những việc có thể tin được không nhất thiết phải thật 100%nên lựa chọn những việc có thể kể được. - Tổ trưởng điều khiển cho tổ viên luyện nói trước tổ.GV theo dõi. - Chọn 3 em HS khá, nói trước lớp (7’) - GV nhận xét bổ sung cho các em.Chú ý ngữ điệu,âm thanh, biểu đạt , nét mặt. Giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe. GV nhận xet cho điểm. HĐ2:(15’) - Cách làm & trình tự như phần 1. - Khi kể về người trong GĐ nên chọn đặc điểm tiêu biểu nhất không nên kể vun vạt rời rạc. HĐ3:(10’) Trình tự và ph pháp như phần 1. Kể h động nên dùng nhiều động từ làm nổi bật công việc của người thân. ND ghi bảng: 1. Tự giới thiệu về người thân: 2. Kể về gia đình mình: 3. Kể về một ngày họat động của mình: 4.Củng cố: (H).Khi kể (nói)những yếu tố nào là quan trọng? (Ngôn ngữ, lời nói, âm thanh, nét mặt, biểu cảm...). 5.Hướng dẫn về nhà: Tập kể trước gương về đề: Giới thiệu người bạn mà em yêu quý. Đọc thêm “Trò chơi tập nói”và vận dụng hằng ngày trò chơi ấy. Đọc, nghiên cứu các bài tập trong “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”. Soạn bài “Cây bút thần”. Tuần 8 Ngày soạn: 22/10/2005 Tiết 30&31 Ngày dạy: 25/10/2005 (Dạy tốt) Văn bản: CÂY BÚT THẦN. -Truyện cổ tích TQ- Tiết 30&31: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A. Mục tiêu: Giúp HS: Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây but thân” và một số nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. Kể lại được truyện. B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. Mở rộng KT, định hướng thích hợp. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩ bị mới. 3. Bài mới: GT bài. Giới thiệu truyện cổ tích Việt Nam đến truyện cổ tích TQ... . GV ghi tên bài lên bảng. Hoạt động của thầy và trò HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích, phân bố cục. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn HS đọc.1HS đọc. GV nhận xét. HS1: Đọc từ đầu ... “thấy làm lạ” HS2: Đọc tiếp ... “em vẽ cho thùng” HS3: Đọc tiếp ... “như bay” HS4: Đọc tiếp ... “hung dữ” HS5: Còn lại. (H). Bố cục của văn bản chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Đặt tên cho tường phần? GV dùng bảng phụ 1: (Bố cục làm 4 phần: 1. Từ đầu ... “làm lạ”: ML học vẽ và được cây bút thần. 2.Tiếp ... “cho thùng”: ML cho những người ngh/ khổ. 3. Tiếp ... “hung dữ”: ML dùng cây bút thần chống lại kẻ tham, lam độc ác. 4. Còn lại: Những truyền tụng vế ML và cây bút thần.) HĐ2: Tìm hiểu văn bản. (H). ML là em bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (Mồ côi, nghèo, ham học nhưng không có tiền). (H). Mã Lương vẽ rất giỏi? Vì sao? (H). Chi tiết nào thể hiện sự say mê, cần cù, chăm chỉ của ML? (Học vẽ mọi nơi mọi lúc: Vẽ xuống đá khi đi suối, vẽ lên tường nhà, vẽ xuống đất khi kiếm củi). (H). Sự say mê của ML có thành công hay không? Kết quả ấy như thế nào? (Em vẽ chim, cá giống hệt. Người ta cứ tưởng sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội). (H). Bên cạnh sự say mê, cần cù, chăm chỉ ML vẽ được vật thật nhờ vào cái gì? (H). Chi tiết này có ý nghĩa gì? ND ghi bảng: I/ Đọc và tìm hiểu bố cục: II/Tìm hiểu văn bản: 1. Mã lương học vẽ và có được cây bút thần: -Mồ côi, nghèo, ham học nhưng không có tiền. -Say mê, cần cù, chăm chỉ. +Sự thông minh và tài năng sãn có. - Thần cho cây bút bằng vàng vẽ được vật thật. => Thần kỳ hóa tài của Mã Lương. => Phần thưởng cho người tài có tâm, có chí. GV củng cố 1 tiết: ML nghèo, mồ côi, tội nghiệp nhưng có năng khiếu bẩm sinh, có lòng kiên trì, hiểu được giá trị của việc học nên quyết tâm học phần thưởng. Ngày soạn: 22/10/2005 Ngày dạy: 26/10/2005 Tiết 31: Nhắc lại nội dung đã học. Hoạt động của thầy và trò (H). Có cây bút thần trong tay ML sử dụng ntn? (H). Tại sao ML không vẽ cho dân làng thóc, gạo, nhà của, vàng bạc. GV: ML không vẽ của cải sẵn để hưởng thụ. (H).Bên việc bên cạnh việc giúp cho ND-ML còn dùng cây bút thần để làm gì? (H).Vì sao ML lại ghét địa chủ & nhà vua? (H).Tác giả dân gian đã kể cho nhân vật vượt qua thử thách nào? (Thấp đến cao; phức tạp đến khó khăn. Không vẽ đếnVẽ chủ động để diệt ác). GV bình: ML như được tao sứ mệnh, vung bút thần lênđể diệt kẻ ác. Thực hành công lý cần TM, mưu trí, dũng cảm. (H).Truyện này xảy đến trong truyện rất phong phú và độc đáo. Theo em - Chi tiết nào lý thú và gợi cảm hơn cả?Vì sao? -HS thảo luận nhóm. GV kiểm tra. HS nhận xét . GV nhận xét. ( + Là phần thưởng xứng đáng cho ML + Có khả năng kì diệu Bảng + Chỉ ở trong tay ML phụ 2 + Thực hiện công lý ND ) (H). Truyện có ý nghĩa gì? HS thảo luận: Trả lời: HĐ3:HS lần lượt đọc ghi nhớ. HĐ4: (H).Qua các truyện cổ tích đã được học em hãy CM làm nổi bật đặc điểm của truyện cổ tích. -GV treo bảng phụ. HS làm bài tập. ND ghi bảng: 2. ML dùng cây cây bút thần: cày cuốc Vẽ cho người nghèo đèn thùng =>giúp những phương tiện cần thiết. Của cải do con người làm ra. -Trừng trị tên địa chủ và nhà vua. =>Thực hiện công lý. 3.Ý nghĩa của truyện: -Thể hiện về công lý của ND. -Khẳng định tài năng phải phục vụ ND phục vụ chính nghĩa. -Khẳng định NT chân chính thuộc ND, người tốt. NT ấy có khả năng kì diệu. -Thể hiện ước mơ về khả năng khì diệu của con người. III/Tổng kết: Ghi nhớ: (SGK) IV/Luyện tập: nối kiểu nhân vật với nhân vật. Dũng sỹ Sọ Dừa Tài lạ Thạch Sanh Xấu xí Em bé TM Thông minh Mã Lương 4. Hướng dẫn về nhà: Học bài, kể chuyện cho các em nhỏ nghe. Ôn về chuyện cổ tích. Chuẩn bị “Ông lão đánh cá và con cá vàng” “Ngôi kể và lời kể về văn tự sự”. Tuần 8 Ngày soạn: 22/10/2005 Tiết 32 Ngày dạy: 26/10/2005 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học: Giúp HS : -Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. -Hiểu ND ý nghĩa của một số nghệ thuật đặc sắc của các truỵên “ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo”. -Biết liên hệ các truyện trên với những hoàn cảnh, tình huống thực tế phù hợp. B.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, dự kiến tích hợp. HS: Soạn bài, đọc và nghiên cứu bài. C.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỹ số HS. 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3.Bài mới: GV giới thiệu bài: Cùng với truyền thuyết, cổ tích... mọi người ưa thích không chỉ vì ND, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà còn về giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó... . (GV ghi bài lên bảng) Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng HĐ1: HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. GV giới thiệu: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà ng/ kể sử dụng khi kể chuỵên (xưng tôi- ngôi thứ nhất; Người kể dấu mình, người ta kể rằng, hắn, nó... ngôi thứ ba). HS đọc hai đoạn văn(SGK). (H).Đoạn1 kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết ra điều đó? (H).Đoạn2 kể theo ngôi nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? (H).Trong 2 ngôi kể trên, ngôi nào cố thể kể tự do, không bị hạn chế? (H).Hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn2 thành ngôi kể thứ3? Thay “tôi” bằng “Dế Mèn” lúc này ta có đoạn văn ntn? (H).Có thể đổi ngôi thứ 3 trong đoạn1 thành ngôi thứ nhất xưng tôi có được không? Vì sao? GV: Người kể tự xưng mình là tôi và chỉ kể trong phạm vi mình biết và cảm thấy những điều mà người ngoài có thể không để ý và không thể biết được. HĐ2:GV rút ra kiến thức ghi nhớ. HS đọc GV nhấn mạnh các ý trong ghi nhớ. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. HS kể trước lớp. (H).Thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn? (H).Khi viết thư em dùng ngôi nào? (H).Truyện “Cây bút thần”kể theo ngôi nào? Vì sao em biết? I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể: Đoạn1: ngôi kể thứ3. =>Người kể dấu mình. Đoạn2: Kể theo ngôi thứ nhất. => người kể xưng tôi. -Kể ngôi thứ3 tự do hơn. -Kể ngoi thứ nhất chỉ kể được những gì mà tôi biết. -Thay ngôi thứ3 vào đoạn 2 không thay đổi nhưng chỉ làm cho người kể dấu mình. -Đoạn1: Ngôi thứ3 khó có thể tìm ra một người có mặt mội nơi như vậy. */ Ghi nhớ: SGK-89. II. Luyện tập: Bài tập1: Thay đổi ngôi kể: “Tôi”- “Dế Mèn”. Kể ngôi thứ3. Sắc thái khách quan. Bài tập2: Thay “tôi” vào “Thanh”, “chàng”. Ngôi kể “Tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. 4.Củng cố: GV nhắc lại: cách sử dụng ngôi kể, lời kể cho phù hợp nội dung đã học. 5.Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập 4,6 ( SGK ) Chuẩn bị bài “Danh từ”, “Thứ tự kể trong văn kể chuyện”.
Tài liệu đính kèm: