Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 36

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 36

Tuần 36

Tiết 133, 134

TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.

- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.

- Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.

- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn giáo án.

- Học sinh: Soạn bài

III. Tiến trình:

A. ổn định tổ chức.

B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36
Ngày soạn: 6/5/09
Tiết 133, 134
Tổng kết phần văn và Tập làm văn
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Soạn giáo án.
- Học sinh:
Soạn bài
III. Tiến trình:
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
C. Bài mới:
A. Phần văn:
- GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau
- HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, tổng kết.
(yêu cầu nêu tên bài và tên tác giả, tên thể loại văn bản chính xác, cụ thể)
- HS xem lại chú thích
- HS trình bày, nhận xét
TT
Văn bản
1
Con Rồng, cháu Tiên
2
Bánh chưng, bánh giầy.
3
Thánh Gióng
4
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
5
Sự tích Hồ Gươm
6
Sọ Dừa
7
Thạch Sanh
8
Em bé thông minh
9
Cây bút thần
10
Ông lão đánh cá và
con cá vàng
11
ếch ngồi đáy giếng.
12
Thầy bói xem voi
13
Đeo nhạc cho mèo
14
Chân, Tay, Tai,
Mắt, Miệng
15
Treo biển
16
Lợn cưới, áo mới
17
Con hổ có nghĩa
18
Mẹ hiền dạy con
19
Thầy thuốc giỏi
cốt nhất ở tấm lòng
20
Dế Mèn phiêu lưu kí.
21
Bức tranh của em
gái tôi
22
Buổi học cuối cùng
- HS trình bày suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học.
- Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự.
a. Tự sự:
- Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
- Tự sự trung đại:
- Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình:
b. Văn bản miêu tả:
c. Văn bản biểu cảm - chính luận (bút kí).
d. Văn bản nhật dụng. (thư, bút kí, bài báo)
2. Nêu khái niệm.
3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính trong các văn bản tự sự (truyện văn xuôi).
Nhân vật chính
Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính
Lạc Long Quân
Âu Cơ
Mạnh mẽ, xinh đẹp
Cha mẹ đầu tiên của người Việt
Lang Liêu
Trung hiếu, nhân hậu, khéo léo.
Người làm ra hai thứ bánh quý.
Gióng
Người anh hùng đánh thắng giặc Ân, cứu nước
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
- Tài giỏi, đắp đê ngăn nước, cứu dân.
- Anh hùng nhưng ghen tuông, hại nước, hại dân.
Lê Lợi
Anh hùng dân tộc, đánh thắng giặc Minh, cứu dân, cứu nước.
Sọ Dừa
Nghèo khổ, thông minh, trung hậu.
Thạch Sanh
Nghèo khổ, thật thà, trung thực, dũng cảm.
Em bé
Nghèo khổ, rất thông minh, dũng cảm, khôn khéo.
Mã Lương
Nghèo khổ, thông minh, vẽ giỏi, dũng cảm
Ông lão
Mụ vợ
Cá vàng
- Hiền lành, tốt bụng, nhu nhược
- Tham lam vô lối, ác mà ngu
- Đền ơn, đáp nghĩa tận tình.
ếch
Bảo thủ, chủ quan, ngu xuẩn, lố bịch.
Các thầy bói
Bảo thủ, chủ quan, lố bịch
Chuột cống
Chuột nhắt
Chuột chù
- Sáng kiến viển vông, sự mèo, du trách nhiệm cho kẻ khác
Chân, Tay, Tai,
Mắt, Miệng
Ghen tức vô lối, không hiểu chân lí đơn giản, hối hận, sửa lỗi kịp thời.
Anh treo biển
Không can lập trường riêng
Hai chàng trai
Cùng thích khoe khoang lố bịch
Hai con hổ
Nhận ơn, hết lòng hết sức để trả ơn, đáp nghĩa
Bà mẹ
Hiền minh, nhân hậu, nghiêm khắc, công bằng trong cách dạy con.
Lương y Phạm Bân
Lương y như từ mẫu, giỏi nghề, thương người bệnh như thương thân, cương trực.
Dế Mèn
Hung hăng, hống hách láo, ân hận, ăn năn thì đã muộn.
Anh trai
Ghen tức, đố kị, mặc cảm, ân hận, sửa lỗi kịp thời
Thầy Ha-men
Yêu nước, yêu tiếng Pháp, căm giận quân Đức xâm lược
4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao?
5. Giữa các loại truyện dân gian, trung đại, hiện đại can điểm giống nhau về phương thức biểu đạt: Tự sự (có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả)
6. Những văn bản thể hiện:
a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Lượn, Cây tre Việt Nam, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lính da đỏ, Động Phong Nha.
b. Tinh thần nhân ái: Con rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Thạch Sanh, Cây bút thần; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Đêm nay Bác không ngủ; Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Lao xao.
Tiết 2:
- HS trình bày và nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung.
Lưu ý: Một số văn bản can thể xếp vào 2 loại VB khác nhau vì trong đó can sự đan xen giữa 2 loại phương thưc biểu đạt
? hãy xác định và ghi ra vở phương thữ biểu đạt chính trong các văn bản sau.
- HS trình bày.
? Trong Sgk ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo phương thức nào ? Thống kê theo bảng.
- GV hướng dẫn học sinh so sánh sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại văn bản: Tự sự, miêu tả, đơn từ.
- HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
B. Tập làm văn
1. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt
TT
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các văn bản đã học
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Em bé thông minh; Ông lão đánh cá và con cá vàng; ếch ngồi đáy giếng; Thạch Sanh; Cây bút thần; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Đêm nay Bác không ngủ; Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm
2
Miêu tả
Sông nước Cà Mau,; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha.
3
Biểu cảm
Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
4
Nghị luận
Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
5
Nhật dụng (Thuyết minh giới thiệu)
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử;
Bức thư của thủ lính da đỏ, Động Phong Nha.
6
Hành chính-công vụ
Đơn từ (theo mẫu và không theo mẫu)
2. Xác định phương thức biểu đạt:
TT
Tên văn bản
Phương thưc biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự dân gian; truyện cổ tích
2
Lượm
Tự sự - trữ tình (biểu cảm)
3
Mưa
Miêu tả- biểu cảm- thơ hiện đại
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự hiện đại: truyện đồng thoại
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả- biểu cảm-giới thiệu- thuyết minh; Bút kí- thuyết minh phim tài liệu
3.
TT
Phương thưc biểu đạt
 Đã tập làm
1
Tự sự
 +
2
Miêu tả
 +
3
Biểu cảm
 +
4
Nghị luận
 +
4. So sánh sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại văn bản: Tự sự, miêu tả, đơn từ.
a. Về mục đích: 
- Tự sự: kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện hoặc sự việc.
- Miêu tả: tái hiện cụ thể, sống động như thật cảnh vật hoặc chân dung người
- Đơn từ: giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người đã viết. 
b. Về nội dung:
- Tự sự: hệ thống, chuỗi các chi tiết, hành động, sự việc diẽn biến theo một cốt truyện nhất định.
- Miêu tả: hệ thống, chuỗi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét. Sự vật, người, thiên nhiên hiện ra rõ như trước mắt, tận tai ng]ời đọc.
- Đơn từ: trình bày lí do, yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng để người (cơ quan, tổ chức) can trách nhiệm giải quyết.
c. Hình thức trình bày: 
- Tự sự: văn xuôi (truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, đồng thoại, truyện dân gian, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn...), văn vần (thơ, vè...)
- Miêu tả: văn xuôi (bút kí, các thể truyện), văn vần (thơ, ca dao)
- Đơn từ: theo mẫu, không theo mẫu.
5. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề:
- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.
- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.
6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
- Chân dung và ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
7. Thứ tự và ngôi kể:
a. Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
b. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
D. Củng cố: GV khái quát lại bài
E. Hướng dẫn: Học bài; Soạn bài: Tổng kết phần Tiêng Việt
 IV. Kinh nghiệm: .........................................................................
Ngày soạn: 7/5/09
Tiết 135 
Tổng kết phần tiếng Việt
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Củng cố và hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt học ở lớp 6.
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
Luyện kĩ năng: so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Soạn giáo án.
- Học sinh:
Soạn bài
III. Các bước lên lớp:
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của HS
C. Bài mới
- Từ là gí? Cho VD?
- Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho VD?
- Từ ghép khác từ láy ở điểm nào? VD?
I. Từ và cấu trạo từ:
- Từ là đơn vị tạo nên câu.
 Ăn/ uống/ ở/
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Từ phức và từ láy: đều thuộc loại từ phức, nghĩa là chúng đều gồm ít nhất hai tiếng trở lên.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhauthì được gọi là từ ghép.
+ Từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ lặp âm với nhau thì được gọi là từ láy.
? HS nhắc lại các từ loại đã học và cho VD?
II. Từ loại và cụm từ:
1. Từ loại: DT, ĐT, TT, ST, LT, chỉ từ, phó từ.
2. Cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT
III. Nghĩa của từ: 
- Nghĩa của từ có mấy loại? Đó là những loại nào?
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Xuân1: mùa xuân, mùa đầu của 1 năm.
Xuân2: chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
- Trong tiếng Việt, ngoài từ thuần Việt chúng ta còn vay mượn ngôn ngữ của nước nào?
- Nhắc lại các lỗi thường gặp
- Nhắc lại các phép tu từ đã học? Tác dụng?
- Nêu các loại câu đã học?
IV. Nguồn gốc của từ:
- Chúng ta vay mượn tiếng Hán và ngôn ngữ ấn âu
V. Lỗi dùng từ.
- Lặp từ
- lần lộn từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa,
VI. Các phép tu từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
VII. Câu:
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu: CN-VN.
D. Củng cố: GV khái quát lịa bài
E. Hướng dẫn: Về nhà học bài, chuẩn bị Ôn tập về dấu câu. 
 IV. Kinh nghiệm: .........................................................................
Ngày soạn: 7/5/09
Tiết 136
Ôn tập tổng hợp cuối năm
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Củng cố lại toàn bộ kiến thứuc ngữ văn đã học.
- Nắm vững các yêu cầu cần đạt của ba phần:
 + Đọc - hiểu văn bản.
 + Phần Tiếng Việt.
 + Phần tập làm văn.
- Luyện kĩ năng khái quát hoá, hệ thống hoá, ghi nhớ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Soạn bài
- Học sinh:
Ôn bài
III. Các bước lên lớp:
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Bài mới:
- GV khái quát trọng tâm chương trình.
? Chương trình văn học 6 đã học những loại văn bản nào?
- Em hãy kể tên một số văn bản và cho biết nội dung của các văn bản ấy?
I. Phần đọc hiểu văn bản :
1. Trọng tâm chương trình:
- Học kì I:
+ Truyện dân gian:
+ Truyện trung đại
- Học kì II:
+ Truyện - kí - thơ tự sự - trữ tình hiện đại.
+ Văn bản nhật dụng.
2. Những nội dung cụ thể cần nắm vững qua từng văn bản đã học:
- Cốt truyện, nhan vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện: Thứ tự kể, tả, ngoi kể...
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập, đối xứng, trùng điệp...
- Chủ đề và ý nghĩa của văn bản.
- Các văn bản nhật dụng:
+ Nội dung, ý nghĩa, chủ đề của từng văn bản.
+ đặc sắc nghệ thuật thể loại, ngôn ngữ, hình tượng...
+ Tính thời sự của từng văn bản.
II. Phần tiếng Việt:
- GV hỏi các khái niệm và cho HS lấy VD.
1. Trọng tâm chương trình:
* Học kì I:
- Từ mượn, nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Danh từ và cụm danh từ.
- Động từ và cụm động từ.
- Tính từ và cụm tính từ.
- Số từ và lượng từ, chỉ từ.
* Học kì II: 
- Các vấn đề về câu:
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trền thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ:
+ So sánh.
+ Nhân hoá.
+ ẩn dụ.
+ Hoán dụ.
III. Tập làm văn:
- Cho HS nắm nhắc lại đặc điểm của thể loại văn tự sự.
- Cho HS nắm nhắc lại đặc điểm của thể loại văn tự sự.
- Cho HS nắm nhắc lại đặc điểm của thể loại văn tự sự.
1. Văn tự sự:
- Cách làm dàn bài, xác định các phần mở bài, thân bài.
- Xác định và lựa chọn nhân vật chính, phụ.
- Xác định ngôi kể phù hợp.
- Cách triển khai từ dàn bài thành bài viết.
- Cách sửa chữa bài, hoàn chỉnh bài viết.
2. Văn miêu tả:
- Vai trò của quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn miêu tả.
- Miêu tả và kể chuyện. Từ miêu tả và kể chuyện. Trong kể chuyện thường xen miêu tả.
- Các biện pháp và thao tác làm một bài.
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả đồ vật.
- Tả con vật.
- Tả chân dung người.
- Tả cảnh sinh hoạt.
- Dàn bài của bài văn miêu tả.
- Xác định trình tự miêu tả.
- Lựa chọn và xác định ngôi của người tả
- Sự khác biệt và liên quan giãư một bài miêu tả và một bài miêu tả tưởng tượng, sáng tạo.
- Viết và sửa chữa bài văn miêu tả.
3. Đơn từ:
- Cách làm đơn theo mẫu.
- Cách làm đơn không theo mâu.
- Nắm vững các loại lỗi hay gặp và cách ảư chữa chúng khi viết đơn.
- GV hướng dẫn HS làm đề trong SGK.
IV. Luyện tập:
Đáp án:
Phần I: Tắc nghiệm:
 1B, 2D, 3C, 4D, 5C, 6A, 7C, 8C, 9B.
Phần II: Tự luận: Dàn ý:
1. Mở bài:
- Lí do kể chuyện ?
- Cảnh bữa cơm chiều ấy ở gia đình em ?
2. Thân bài:
- Lầm lỗi của em ?
- Thái độ và cảm xúc của em khi ấy ?
- Thái độ và hành động của từng người trong gia đình, trong bữa ăn ? (nét mặt, ánh mắt, lời nói của bố mẹ)
3. Kết bài: Bài học em rút ra cho bản thân.
D. Củng cố: GV khái quát lại bài
E. Hướng dẫn: Về nhà học bài, chuẩn bị Kiểm tả học kì II. 
 IV. Kinh nghiệm: .........................................................................
Ngày tháng 5 năm 2009
Ký duyệt
Phạm Quốc Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 Tuan 36.doc